5 loại xét nghiệm có thể bỏ qua

5 loại xét nghiệm có thể bỏ qua

(Kiến Thức) - Nghiên cứu cho thấy, không phải loại xét nghiệm đắt tiền nào cũng mang lại lợi ích cho bạn, vì thế, có một số xét nghiệm mà các bác sĩ ít yêu cầu.

1. Kiểm tra mật độ xương. Trừ người có nguy cơ cao bị yếu xương thì phụ nữ nên đợi đến tuổi 65 mới cần đo mật độ xương. Những phụ nữ trẻ hơn ít có nguy cơ loãng xương hoàn toàn. Ngay cả khi bạn bị phát hiện mất xương nhẹ thì nguy cơ gãy cũng là thấp và các loại thuốc được kê trong tình trạng này có thể gây ra tác dụng phụ, và còn được chứng minh là chẳng có mấy tác dụng.
1. Kiểm tra mật độ xương. Trừ người có nguy cơ cao bị yếu xương thì phụ nữ nên đợi đến tuổi 65 mới cần đo mật độ xương. Những phụ nữ trẻ hơn ít có nguy cơ loãng xương hoàn toàn. Ngay cả khi bạn bị phát hiện mất xương nhẹ thì nguy cơ gãy cũng là thấp và các loại thuốc được kê trong tình trạng này có thể gây ra tác dụng phụ, và còn được chứng minh là chẳng có mấy tác dụng.
2. Chụp CT hoặc MRI khi đau đầu. Hầu hết trường hợp đau đầu chỉ cần xem tiền sử bệnh kỹ càng và kiểm tra thần kinh (ví dụ đo phản xạ) là có thể chẩn đoán ra vấn đề. Chưa hết, việc chụp CT còn khiến bạn hứng một lượng phóng xạ lớn.
2. Chụp CT hoặc MRI khi đau đầu. Hầu hết trường hợp đau đầu chỉ cần xem tiền sử bệnh kỹ càng và kiểm tra thần kinh (ví dụ đo phản xạ) là có thể chẩn đoán ra vấn đề. Chưa hết, việc chụp CT còn khiến bạn hứng một lượng phóng xạ lớn.
3. Điện tâm đồ hoặc kiểm tra stress quá mức. Việc kiểm tra điện tâm đồ hoặc kiểm tra sự căng thẳng quá mức có thể có ích nếu bạn có triệu chứng bệnh tim hoặc có nguy cơ cao. Tuy nhiên, những người có nguy cơ thấp chỉ muốn kiểm tra để yên tâm lại có thể nhận được kết quả thiếu chính xác, dẫn tới việc phải kiểm tra sâu hơn hoặc bị điều trị quá mức cần thiết.
3. Điện tâm đồ hoặc kiểm tra stress quá mức. Việc kiểm tra điện tâm đồ hoặc kiểm tra sự căng thẳng quá mức có thể có ích nếu bạn có triệu chứng bệnh tim hoặc có nguy cơ cao. Tuy nhiên, những người có nguy cơ thấp chỉ muốn kiểm tra để yên tâm lại có thể nhận được kết quả thiếu chính xác, dẫn tới việc phải kiểm tra sâu hơn hoặc bị điều trị quá mức cần thiết.
4. Chụp đau vùng dưới lưng. Bạn không nên bỏ qua việc chụp X quang, chụp CT hoặc MRI nếu có dấu hiệu nghiêm trọng (tiền sử ung thư, sốt hoặc đau kéo dài quá vài tuần). Tuy nhiên,việc bị đau vùng dưới lưng thường sẽ tự hồi phục trong khoảng một tháng.
4. Chụp đau vùng dưới lưng. Bạn không nên bỏ qua việc chụp X quang, chụp CT hoặc MRI nếu có dấu hiệu nghiêm trọng (tiền sử ung thư, sốt hoặc đau kéo dài quá vài tuần). Tuy nhiên,việc bị đau vùng dưới lưng thường sẽ tự hồi phục trong khoảng một tháng.
5. Chụp PET/CT để kiểm tra ung thư ở người khỏe mạnh. Khả năng phát hiện ung thư ở người lớn khỏe mạnh thông qua việc kiểm tra tổng thể này là cực thấp, theo Hiệp Hội Chụp ảnh Phân tử và Y học hạt nhân (Mỹ).
5. Chụp PET/CT để kiểm tra ung thư ở người khỏe mạnh. Khả năng phát hiện ung thư ở người lớn khỏe mạnh thông qua việc kiểm tra tổng thể này là cực thấp, theo Hiệp Hội Chụp ảnh Phân tử và Y học hạt nhân (Mỹ).

GALLERY MỚI NHẤT