5 loại “trùng” được nhắc tới trong Tây Du Ký là gì?

Thời cổ đại, "trùng" là từ ngữ được sử dụng để chỉ toàn bộ các động vật sống trong tự nhiên bao gồm cả con người.

5 loại “trùng” được nhắc tới trong Tây Du Ký là gì?

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm mang nhiều nội dung phản ánh tư tưởng lý luận của người xưa về tự nhiên. Trong đó, một khái niệm nổi bật được nhắn đến là 5 loại "trùng".

5 loai

Tây Du Ký đã nhắc tới khái niệm về 5 loại "trùng" được dùng ở thời cổ xưa.

Được biết, từ thời cổ đại, từ "trùng" được sử dụng để chỉ toàn bộ các động vật sống trong tự nhiên bao gồm cả con người. Theo người xưa, mọi động vật mắt thường nhìn thấy đều nằm trong 5 loại trùng này, mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật và dễ dàng phân biệt với các loài khác. Dưới đây là 5 lại trùng được nhắc tới trong Tây Du Ký:

Trùng luy

Trùng luy hay còn có tên gọi khác là giun, chỉ những động vật có lớp da hoàn toàn được lộ ra bên ngoài. Ví dụ: giun đất, ếch, cóc, nhái, thằn lằn...

Trùng lân

Trùng lân là tên gọi chung của những động vật có vảy, chủ yếu sinh sống dưới nước, chẳng hạn như cá, rắn, cá sấu... Ngoài ra, lớp trùng có cánh cũng được xếp vào nhóm "trùng có vảy", ví dụ "trùng long" (rồng).

Trùng mao

Trùng mao dùng để chỉ những động vật có lớp lông bao. Chúng chủ yếu là động vật có vú sống trên cạn, chẳng hạn như hổ, sư tử, ngựa, bò, cừu, lợn, mèo...

Theo quan niệm của người xưa về động vật tự nhiên, con người cũng được xếp vào nhóm này. Tuy nhiên loài vật đại diện cho họ "trùng mao" là kỳ lân chứ không phải con người.

Trùng vũ

Ngoài đặc điểm có một lớp lông bao phủ như "trùng mao" thì "trùng vũ" còn có cánh. "Trùng vũ" chủ yếu bao gồm các loài chim, bao gồm đại bàng, ngỗng trời, én, sếu, gà, vịt, ngỗng,…

Côn trùng

Côn trùng bao gồm những loài vật có toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi một lớp mai, chẳng hạn như trai, ba ba, cua, tôm... Con vật tiêu biểu đại diện cho họ côn trùng là rùa.

Bởi vậy, khi những bộ phim thời cổ đại đề cập đến các loại trùng có thể không nhất thiết là "côn trùng" như chúng ta hiểu hiện nay.

Kiếp nạn duy nhất của Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư giúp

Trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi đi khắp nơi tìm người có thể cứu cây nhân sâm không được, Tôn ngộ không đã phải tìm về tìm sư phụ là Bồ Đề Tổ Sư.

Kiếp nạn duy nhất của Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư giúp

 Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ đá thác sinh do Trời – Đất, được thiên địa hoá dục mà thành, vốn sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời.

Bẩm sinh căn cơ tốt phi thường, sớm ngộ lẽ vô thường, tầm sư học Đạo. Lênh đênh trên biển lớn, cuối cùng Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Sau đó Ngộ Không học được truyền 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ tam giới nếu không có Phật Tổ Như Lai can thiệp suýt nữa Tôn Ngộ Không đã phá nát Thiên Cung.

Theo diễn biến truyện Tây du ký, sau khi Ngô Không bị giam 500 năm đã được Đường Tăng giải cứu và cùng ông sang Tây Trúc thỉnh kinh, trải qua 81 kiếp nạn Ngộ Không đã trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Tôn Ngộ Không là nhân vật được yêu thích nhất Tây du ký.

Trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi tức giận vì bị tiểu đồng của Trấn Nguyên đại tiên xúc phạm, nổi máu tam bành, Tôn Ngộ Không liền đạp đổ cây nhân sâm vạn năm quý báu của vị địa tiên Trấn Nguyên đại tiên.

Trong đêm hôm ấy, 4 thầy trò Đường Tăng chạy trốn khỏi Ngũ Trang quán. Phát hiện 4 thầy trò Đường Tăng trốn sau khi đánh đổ cây nhân sâm quý, Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được 100 dặm, Trấn Nguyên Tử lại phải đi vòng lại 9.000 dặm, đáp mây xuống bắt giữ 4 thầy trò đến 2 lần liền.

Trấn Nguyên đại tiên quyết định chiên dầu Tôn Ngộ Không, nhưng Ngộ Không lại dùng thần thông đem sư tử đá ngoài cổng biến thành hình dạng của mình, quẳng vào trong vạc dầu, khiến cho cái vạc bị đập thủng. Trấn Nguyên Tử thấy không bắt được Tôn Ngộ Không, lại đổi sang một vạc dầu khác, ra lệnh luộc Đường Tăng.

Ngộ Không thấy sư phụ sắp bị luộc, vội vàng cầu xin Trấn Nguyên đại tiên, nói bản thân mình đã sai, hứa sẽ đi bù đắp, chỉ xin đừng làm khó Đường Tăng nữa.

Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên.

Trước khi đi, Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên giao ước: "Ta biết chuyện của ngươi, biết bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta sẽ xin kết nghĩa làm anh em".

Ngộ Không lém lỉnh: "Có gì mà khó. Ông hứa rồi đấy nhé!".

Bởi vì nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, cho nên khi đạp đổ cây, Ngộ Không đã phải vất vả đi khắp bốn phương trời để tìm thuốc giúp cây sống lại.

Lần thứ nhất, Tôn Ngộ Không đến Bồng Lai tiên cảnh, gặp ba vị tiên ông là Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh. Ba vị nói rằng, họ tuy là thần tiên nhưng về thứ bậc thì vẫn còn kém xa:

“Trấn Nguyên tiên là tổ địa tiên, còn chúng tôi là tôn phái thần tiên (…) Nếu như đánh giết những con muông chạy chim bay, giống có vây có vỏ thì chỉ dùng viên đan lúa mạch của chúng tôi cũng có thể cứu sống được. Còn như cây nhân sâm ấy là giống cây tiên, chữa thế nào được? Không có thuốc, không có thuốc đâu!”.

Điều đó nói nên nguồn gốc cao quý của Trấn Nguyên đại tiên và cây Nhân sâm là thứ linh thiêng của đất trời, so về tầng thứ thì còn cao hơn cả Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh.

Lần thứ hai, Tôn Ngộ Không đến gặp Đế Quân, nhưng chỉ nhận được câu trả lời:

“Tôi có một viên ‘cửu chuyển Thái Ất linh đơn’, nhưng chỉ chữa được bệnh người, chứ không chữa được cây. Cây là linh tính thổ mộc, được trời nhuần thấm. Nếu là cây thường thì còn chữa được, chứ Vạn Thọ sơn là đất phúc của Trời, Ngũ Trang quán là động trời của Hạ Châu. Cây nhân sâm là cây thiêng từ thiên địa mới khai tịch, chữa thế nào được? Không có phương!”.

Cứ như thế, cho đến lần thứ ba, Ngộ Không đến Doanh Châu hải đảo gặp cửu tiên cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Như vậy, muốn cứu cây Nhân sâm thì phải tìm được thứ thần dược vượt trên cả tầng thứ của các bậc thần tiên.

Sau khi cứu được cây nhân sâm, Trấn Nguyên Tử đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không.

Trong phim Tây du ký 1986, cuối cùng Tôn Ngộ Không do chán nản nên đã tìm về Linh Đài Phương Thốn tìm gặp Bồ Đề Tổ Sư, tuy nhiên sau hơn 500 năm nơi đây chỉ còn lại một đạo quán bỏ hoang, không còn có bóng dáng một ai, trong lúc tuyệt vọng nhất thì Tôn Ngộ Không lại nghe thấy tiếng của sư phụ, Bồ Đề Tổ Sư sau khi biết học trò của mình đã thật sự ăn năm nên đã chỉ cho Ngộ Không tới nơi có phương thuốc cứu được cây nhân sâm đó chính là nơi ở của Quan Âm Bồ Tát.

Quả đúng như vậy, khi Ngộ Không đến nơi, Quan Thế âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên".

Sau khi cây nhân sâm được cứu sống, theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.

2 yêu quái nào trong Tây Du Ký khao khát sang Tây Trúc thỉnh kinh

Đó chính là Hoàng Mi Lão Phật và Lục Nhĩ Mỹ Hầu, hai đại yêu quái này chỉ mong muốn được sang Tây Trúc thỉnh kinh.

2 yêu quái nào trong Tây Du Ký khao khát sang Tây Trúc thỉnh kinh
2 yeu quai nao trong Tay Du Ky khao khat sang Tay Truc thinh kinh
Hoàng Mi Lão Phật hay Hoàng Mi Lão Quái, Hoàng Mi Đại Vương vốn là một tiểu đồng (đứa trẻ) lông mày vàng giữ khánh cho Phật Di Lặc. Nhân lúc Di Lặc dự hội, tên này lấy cắp bảo bối xuống trần lập ra Lôi Âm (Tiểu Lôi Âm) tự giả, tự xưng là Hoàng Mi Lão Phật.

Bất ngờ với nhan sắc của Hằng Nga "Tây Du Ký" ở tuổi 64

Nữ nghệ sĩ thủ vai Hằng Nga trong Tây Du Ký phiên bản kinh điển năm 1986 khiến nhiều người ngỡ ngàng vì vẫn trẻ đẹp ở tuổi 64.

Bất ngờ với nhan sắc của Hằng Nga "Tây Du Ký" ở tuổi 64

Bộ phim Tây Du Ký gắn liền với nhiều thế hệ khán giả bởi bao năm qua tác phẩm vẫn được phát sóng đều đặn. Dù có nhiều phiên bản ra đời sau này, nhưng tác phẩm Tây Du Ký năm 1986 vẫn được xem là kinh diển và để lại nhiều ấn tượng nhất với khán giả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới