5 đề xuất của Tòa Tối cao về Tòa TP Thủ Đức

Sẽ có Tòa Kinh tế thuộc TAND TP Thủ Đức.
 
 

 Chiều 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM, trong đó có việc thành lập TAND, VKSND TP Thủ Đức.
5 de xuat cua Toa Toi cao ve Toa TP Thu Duc
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đ.MINH 
“Em của tòa cấp tỉnh, anh của tòa cấp huyện”
Trình bày tờ trình về việc thành lập TAND TP Thủ Đức, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu năm đề xuất.
Cụ thể, về thẩm quyền theo lãnh thổ, TAND TP Thủ Đức có thẩm quyền của ba tòa án cũ (TAND quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức).
Về tổ chức bộ máy, ngoài bốn tòa chuyên trách (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính) và bộ máy giúp việc, TAND Tối cao đề nghị thành lập thêm Tòa Kinh tế. Ông lý giải: Thống kê cho thấy các vụ, việc về kinh tế của ba tòa án phải giải quyết là gần 1.100 vụ, việc/năm, tương lai còn tiếp tục gia tăng.
Về biên chế, số lượng thẩm phán và chế độ, chính sách, ông cho biết: Từ thống kê năm năm qua cho thấy sau khi hợp nhất, TAND TP Thủ Đức sẽ phải giải quyết trung bình là 6.300 vụ, việc/năm. “Đây là quy mô của tòa án cấp tỉnh. Chúng tôi có rất nhiều tỉnh có quy mô 5.000-6.000 vụ, việc/năm” - ông Bình nói và tổng biên chế được giao cho ba tòa án nói trên là 128 người, trong đó có 67 thẩm phán và đội ngũ này đang quá tải.
Ông ví von: Tính chất của TAND TP Thủ Đức là “em của tòa cấp tỉnh, anh của cấp huyện nhưng quy mô bằng tòa cấp tỉnh”. Do vậy, về biên chế, TAND Tối cao đề xuất Ủy ban Thường vụ QH giao bổ sung cho TAND TP Thủ Đức 180 biên chế (nằm ngoài tổng số biên chế đã giao cho TAND từ năm 2012), trong đó có 85 thẩm phán.
Về chế độ, chính sách, ông nói: Nếu bố trí tương đương cấp huyện cho các chức danh ở đây thì khó cho anh em. Đây là đặc thù, không có trong luật. Thẩm quyền của chánh án chỉ có thể quyết được chính sách hoặc theo huyện hoặc theo tỉnh nên đề nghị chính sách cao hơn cấp huyện một chút.
Về cơ sở vật chất, ông đề nghị Ủy ban Thường vụ QH chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp đất sạch, có vị trí tại Trung tâm hành chính của TP Thủ Đức và bố trí đủ ngân sách để kịp thời khởi công xây dựng trụ sở TAND TP Thủ Đức với quy mô tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ… Đồng thời, đề nghị UBND TP.HCM bố trí ngân sách tương ứng để hỗ trợ TAND Tối cao xây dựng TAND TP Thủ Đức.

Đề xuất giảm giá điện: Người dân được hưởng mức tính tiền/KWh thế nào?

(Kiến Thức) - Theo đề xuất của Bộ Công Thương, các khách hàng sinh hoạt dưới 300 kWh/tháng sẽ được hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng. Vậy theo đề xuất trên, người dân được hưởng mức tính tiền/KWh thế nào?

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có văn bản trình Chính phủ đề xuất giảm giá bán điện với mức 10% trong 3 tháng nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đề xuất của Bộ này, tổng số tiền điện hỗ trợ cho các khách hàng sử dụng điện khoảng gần 11.000 tỷ đồng, trong đó số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khoảng 6.104 tỷ đồng; các cơ sở lưu trú du lịch là 1.840 tỷ đồng; các hộ sinh hoạt được hỗ trợ khoảng 2.930 tỷ; các cơ sở phục vụ chống dịch COVID-19 khoảng 100 tỷ đồng.

Đề xuất “phố đèn đỏ”: “Nhập khẩu” gái dịch vụ nước ngoài, tại sao không!

(Kiến Thức) - Mới đây, ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam (Vitours) đề xuất tạo cơ chế mở “phố đèn đỏ” tại Đà Nẵng, và "nhập khẩu" gái dịch vụ nước ngoài chứ không cho người Việt làm. Đề xuất này đang khiến dư luận xôn xao.

Mở phố đèn đỏ, “nhập khẩu” gái dịch vụ nước ngoài

Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng, nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ tình dục rất lớn, và thực tế hiện nay có nhiều thành phố có "phố đèn đỏ" nhưng hoạt động lén lút, trái phép dẫn đến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn, nhiều hệ lụy xã hội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.