5 danh tướng Tam Quốc tài ba như "cá gặp nước" sau khi đổi chủ

Các danh tướng thời Tam Quốc luôn cần một chủ công anh minh để phát huy được tài năng xuất chúng của họ.

5 danh tướng Tam Quốc tài ba như "cá gặp nước" sau khi đổi chủ
5 danh tuong Tam Quoc tai ba nhu
 
Khương Duy
Khương Duy ban đầu là một tướng Ngụy. Năm 228, nghe tin Gia Cát Lượng xuất quân bắc phạt, ra Kỳ Sơn lần thứ nhất, hướng tới quận Thiên Thuỷ do các tướng Ngụy Mã Tuân, Lương Tự, Doãn Thưởng, Lương Kiều, Khương Duy và thứ sử Ung châu là Quách Hoài trấn thủ.
Nghe tin quân Thục đến Kỳ Sơn, Quách Hoài trở về Thượng Khuê phòng bị. Mã Tuân một mình ở lại Ký huyện xa xôi phía tây, thế cô, có ý lo sợ. Khương Duy khuyên Tuân về phòng thủ Ký huyện nhưng Tuân không nghe và có ý nghi ngờ Khương Duy.
Thế rồi, Mã Tuân nhân đêm tối bỏ chạy về Thượng Khuê với Quách Hoài. Khương Duy sau mới phát hiện ra, bèn chạy theo nhưng đến nơi thì thành Thượng Khuê đóng cửa, không cho ông vào. Khương Duy quay trở về Ký huyện thì Ký huyện cũng đóng cửa ngăn ông. Cuối cùng, Khương Duy bèn chạy sang đầu hàng Gia Cát Lượng.
Sau khi nhập Thục, Khương Duy là nhân tài giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch phạt Bắc và cũng là người kế thừa di sản của Gia Cát Lượng thành công nhất.
Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy kế thừa ý chí, tiếp tục phạt Bắc 11 năm, là một nhân vật hiếm có thời Tam Quốc, được người đời xưng là Ấu Lân. Cho dù Lưu Thiện quá vô năng, sớm đã hàng Tào nhưng Khương Duy vẫn nuôi mộng khôi phục nhà Thục, chỉ đáng tiếc, mình ông là không đủ để rồi bị giết giữa loạn quân.
Hoàng Trung
Đệ nhất tiến pháp Hoàng Trung, một vị tướng dưới trướng của Lưu Biểu. Khi đó ông chỉ được coi là một viên tướng tốt nhưng chưa có chiến tích gì quá xuất sắc. Đến khi quy thuận Lưu Bị, Hoàng Trung lúc đó đã là một lão tướng quá tuổi trung niên, có thể nói cả đời chinh chiến vẫn chỉ là một tướng lĩnh tầm thường.
Thế nhưng, kể từ sau khi đi theo Lưu Bị, Hoàng Trung góp công vào vô số chiến thắng của nhà Thục. Tại Định Quân Sơn, Hoàng Trung một đao chém chết phúc tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên, danh tiếng vang xa, được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng, đúng như câu nói "gừng càng già càng cay".
Ngụy Diên
Cũng giống như Hoàng Trung, Ngụy Diên ban đầu cũng là tướng lĩnh của Lưu Biểu, sau đầu hàng Lưu Bị. Ngụy Diên được Lưu Bị rất tín nhiệm giao cho trấn thủ Hán Trung, hơn 10 năm không bị xâm phạm.
Sau khi Lưu Bị mất, Ngụy Diện tiếp tục theo Gia Cát Lượng xuất binh phạt Bắc, là một trong những số ít danh tướng nhà Thục Hán lúc đó. Cuối cùng Ngụy Diện bị khép vào tội "có ý đồ mưu phản" mà bị chu di tam tộc. Tuy nhiên cho đến nay, án "Ngụy Diên mưu phản" được xem là một ẩn án lớn thời Tam Quốc, các sử gia nhìn nhận là có nguyên nhân nhưng không có chứng cứ.
Trương Cáp
Trương Cáp ban đầu tướng lĩnh dưới trướng của Hàn Phức, cùng tham gia vào cuộc trấn áp loạn Khăn Vàng. Sau khi Hàn Phức thất bại và đánh mất Kinh Châu vào tay Viên Thiệu, Trương Cáp dẫn binh quy hàng quân Viên.
Trong đại chiến Quan Độ, Viên Thiệu do dự, thiếu quyết đoán, tin lời mưu sĩ Quách Đồ mà không nghe theo lời khuyên của Trương Cáp, dẫn đến thất bại ở trận Ô Sào. Trương Cáp bị Quách Đồ gièm pha, Viên Thiệu lại tin lời Đồ có ý hại Cáp, vì vậy mà Trương Cáp bỏ sang hàng Tào Tháo.
Tào Tháo vốn đánh ra rất cao Trương Cáp. Khi nghe tin Trương Cáp sang hàng, Tào Tháo rất vui mừng và đích thân chạy ra nghênh đón. Trương Cáp không khiến Tào Tháo thất vọng khi trở thành đại tướng lập được vô số chiến công, đặc biệt là trong các cuộc đối đầu với nhà Thục Hán của Lưu Bị.
Khi Gia Cát Lượng phát động chiến dịch phạt Bắc, Trương Cáp nhiều lần dẫn quân đi ngăn cản. Cáp giỏi bày binh, thạo địa hình, thông mưu kế, khiến Gia Cát Lượng phải kiêng sợ.
Theo ghi chép trong Ngụy lược, trong một lần Gia Cát Lượng lui quân về giữ Kỳ Sơn, Tư Mã Ý sai Trương Cáp đuổi theo nhưng ông nói: "Quân pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo". Tuy nhiên Tư Mã Ý không nghe, Trương Cáp bất đắc dĩ phải tuân lệnh đuổi theo, cuối cùng rơi vào mai phục của Gia Cát Lượng và tử trận.
Trương Liêu
Trương Liêu trước phục vụ cho rất nhiều chủ soái, lần lượt là Đinh Nguyên, Hà Tiến, Đổng Trác và Lữ Bố nhưng tất cả bọn họ đều suy vong quá nhanh. Cuối cùng, Trương Liêu đi theo Tào Tháo và cũng tìm được "bệ phóng" thích hợp cho mình.
Rình rập bên ngoài nhà dân để kiếm ăn, chó sói hoảng sợ chạy bán sống bán chết vì tiếng nói vọng ra từ trong nhà
Trương Liêu cùng Tào Tháo chinh chiến tứ phương, chiếm Hà Bắc, bình định Kinh Châu, diệt họ Viên... góp công lớn trong việc thống nhất phương Bắc của chính quyền Tào Ngụy.
Chấn động nhất là trận chiến tại Hợp Phì, Trương Liêu tuyển chọn lấy 800 quân cảm tử xông vào loạn sát giữa lòng 10 vạn quân Đông Ngô. Sau đó, Trương Liêu với 7.000 quân đã kiên cường trấn thủ thành công trước các cuộc công đánh của của đại quân Đông Ngô do Tôn Quyền thống lĩnh. Để rồi khi Tôn Quyền nhụt chí rút lui, Trương Liêu dẫn 2.000 quân xuất thành truy kích, chút nữa đã đoạt mạng được người lãnh đạo Đông Ngô.
Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu làm kinh động người Đông Ngô. Cả vùng Giang Đông khi đó còn lan truyền câu nói: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc".

Hai cao thủ Tam Quốc "ẩn tàng" một văn một võ, cả đời không xuất sơn

Thời kỳ Tam Quốc vẫn còn hai bậc thầy một văn một võ, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại loạn thế anh hùng.

Hai cao thủ Tam Quốc "ẩn tàng" một văn một võ, cả đời không xuất sơn
Cuộc đấu tranh giữa ba nước Ngụy - Thục - Ngô vào thời kỳ Tam Quốc có thể nói theo một cách khác là cuộc so tài giữa các mưu thần võ tướng.

Tào Ngụy dựa vào mưa trí của Tuân Úc, Quách Gia, Cổ Hử cùng với hàng ngàn võ tướng như Hạ Hầu Uyên, Trương Liêu, Trương Hợp để đối đầu với Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân của Thục Hán, đồng thời còn có tài trí của Chu Du, Lỗ Túc, Lục Tốn chỉ huy những mãnh tướng Lăng Thống, Cam Ninh, Chu Hằng của Đông Ngô.

Thời kỳ Tam Quốc vẫn còn hai bậc thầy một văn một võ, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại loạn thế anh hùng.

Hai cao thu Tam Quoc
 Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy.

Người đầu tiên đó là Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy, một kỳ tài thời Đông Hán Hoàn Đế. Ông từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế ngày đêm hoan lạc tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt lợi, vì vậy Thủy Kính tiên sinh mới từ bỏ ý niệm làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. . Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

Ngoài Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, lứa học trò kiệt xuất của ông còn rất nhiều cái tên nổi tiếng khác như Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên.

Hai cao thu Tam Quoc
Phượng Sồ Bàng Thống và Ngọa Long Gia Cát Lượng là hai đệ tử xuất sắc nhất của Thủy Kinh tiên sinh. 

Từ Thứ chính là người khiến Lưu Bị hiểu được tầm quan trọng của một quân sư trong quân đội, là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp. Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung chết yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương, chính vì sự tồn tài của Từ Thứ mà tộc Hung Nô và tộc Khương không dám vượt biên.

Cùng với Từ Thứ, Thôi Châu Bình và Thạch Quảng Nguyên là những người bạn thân từ nhỏ của Gia Cát Lượng. Thôi Châu Bình không tham gia vào thế sự nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị đánh giá thấp. Ông thích ngao du tự tại, kết giao và cùng đàm đạo với các anh hùng trong thiên hạ. Khi Lưu Bị "Tam cố thảo lư" đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bính, ông cũng đã có ý thăm dò Lưu Bị nhưng chỉ tiếc Lưu Bị lúc đó một lòng hướng về Gia Cát Lượng.

Còn Thạch Quảng Nguyên thì sớm đã ra sức giúp Tào Tháo, tài năng của ông sớm được trọng dụng và thăng tiến đến chức Thứ sử Thanh Châu. Thiết nghĩ có thể đào tạo ra một thế hệ toàn những văn thần mưu sĩ quái kiệt như vậy, đủ để chứng minh sự uyên bác của Thủy Kính tiên sinh như thế nào. Chỉ tiếc ông một đời an phận giảng đạo, sau cũng ung dung nhắm mắt tại chính giảng đường của mình.

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đổng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần Đổng Uyên đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng.

Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đoạt mạng từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Võ nghệ cao cường lại gan dạ trung nghĩa, Trương Tú được tướng lĩnh cao cấp quân Tây Lương là Trương Tế nhận làm nghĩa tử. Sau khi Trương Tế chết, Trương Tú kế thừa quân đội, từng chém chết con trưởng Tào Ngang và ái tướng Điển Vị của Tào Tháo tại Uyển Thành, Tào Tháo suýt chút nữa cũng bỏ mạng tại đây.

Đệ tử thứ hai của Đổng Uyên là Trương Nhậm, được coi là đệ nhất đại tướng Xuyên Thục, sau khi xuất sư thì được Lưu Chương chiêu mộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được vị trí cấp cao trong quân đội. Khi Lưu Bị công đánh Thành Đô đã gặp không ít khó khăn với Trương Nhậm, đến Phượng Sồ Bàng Thống cũng mất mạng tại trận chiến này. Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Trương Nhậm cũng tự vẫn để làm chọn chữ "nghĩa".

Đệ tử thứ 3 của Đổng Uyên là một nhân vật rất quen thuộc, Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Sự tích về Triệu Vân có lẽ không cần phải giới thiệu vì quá nổi tiếng. Sau khi Triệu Vân xuất sư không lâu thì Đổng Uyên cũng qua đời ở trên núi.

Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Dịch giả Trần Đình Hiến sẽ có những mổ xẻ hết sức thú vị về những "bịa đặt chết người" dưới góc độ lịch sử trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Tam quốc diễn nghĩa".

Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"
Trở thành một dịch giả nổi tiếng về Văn học Trung Quốc (người dịch rất thành công các tác phẩm của Mạc Ngôn; và mới đây là Totem Sói), Trần Đình Hiến đã có những tìm hiểu sâu rộng về lịch sử, văn hóa Trung Hoa và trải qua nhiều năm trực tiếp sống, làm việc tại Trung Quốc.

Cận vệ bí ẩn được Lưu Bị tuyệt đối tín nhiệm là ai?

Bên cạnh Lưu Bị, ngoài Triệu Vân vẫn còn một vị cận vệ bí ẩn khác mà nhiều người nói đó chính là “cái bóng“ của Thường Sơn tướng quân.

Cận vệ bí ẩn được Lưu Bị tuyệt đối tín nhiệm là ai?
Can ve bi an duoc Luu Bi tuyet doi tin nhiem la ai?

Đọc nhiều nhất

Tin mới