5 câu nói của Tư Mã Ý có thể giúp cuộc sống tốt đẹp hơn

5 câu nói nổi tiếng này của Tư Mã Ý chắc chắn sẽ khiến bạn thọ ích được rất nhiều.

Chớ có đem đá chọi đá, phải biết cách cúi đầu trước đứa ngu
Tào Sảng không thèm để ý tới Tư Mã Ý, ép Quách Thái Hậu rời cung, từ đó khống chế Hoàng đế nhỏ tuổi. Tư Mã Chiêu nóng giận nói với cha rằng, Tào Sảng thật quá đáng, đây chính là sỉ nhục nhà Tư Mã chúng ta, khi không thể nhẫn nhịn được nữa thì không nhẫn nữa.
Tư Mã Ý nghe vậy bình tĩnh đáp: “Tào Sảng đem so với Gia Cát Lượng thì thế nào?”
Tư Mã Chiêu đáp: “Như con kiến”
5 cau noi cua Tu Ma Y co the giup cuoc song tot dep hon
Ảnh minh họa. 
Tư Mã Ý bèn nói: “Đem đá chọi đá với đứa ngu thì đầu chỉ có chảy máu, chả phải quá ngu sao? Con người sống trên đời khó tránh được việc ngồi chung chiếu với kẻ ngu, mình phải học cách cúi đầu trước chúng”.
Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình
Sau khi Tào Duệ chết, Tào Sảng ngày càng hoành hành, độc đoán chuyên quyền, một tay thao túng, thăng chức cho Tư Mã Ý làm Thái phó, kỳ thực là muốn khống chế quyền lực của ông trong triều đình.
Đối mặt với hàng loạt các sự việc ép bức người, học trò của Tư Mã Thứ là Trọng Hội đã khuyên ông: “Thưa thầy, thầy chịu ngồi cái vị trí Thái phó mà bàn luận đạo lý hay sao?”.
Lời khuyên của Trọng Hội phản ánh nội tâm vọng động của bản thân, muốn Tư Mã Ý làm điều gì đó để đối chọi với Tào Sảng, tranh giành lại địa vị trong triều đình.
Nhưng, Tư Mã Thứ lại không làm gì cả, ông đem sự việc của Dương Tu ra cảnh tỉnh Trọng Hội: “Con người ta, không được hèn nhát, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình”.
Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua
Sau khi thất bại trước trận đánh với Khổng Minh, hai người con của Tư Mã Ý đứng ngồi không yên, nôn nóng muốn báo thù rửa hận.
Ông bèn nói rằng: “Các người là đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người, những kẻ một lòng muốn thắng liệu có thắng cuối cùng hay không? Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng”.
Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy
Trong cuộc đời của Tư Mã Ý có 2 đối thủ lớn nhất.
Khi còn phò giúp cho Tào Phi thì đối thủ lớn nhất là Dương Tu, khi Dương Tu bị Tào Tháo xử tử, Tư Mã Ý chủ động xin Tào Tháo cho phép gặp Dương Tu.
Tào Tháo hỏi nguyên nhân, Tư Mã Ý bèn nói rằng: “Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy”. Câu nói của ông đã làm động lòng Tào Tháo.
Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý. Ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình như Gia Cát Lượng, Dương Tu, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ “Hòa”.
Sau khi Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông sẽ quỳ xuống mà tế lạy.
Ông tế Khổng Minh rằng: “Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy. Tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên sinh!”.
Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tai tôi nằm trong tay phu nhân
Trong phim có thể thấy Tư Mã Ý là người đàn ông “sợ vợ nhất”. Thậm chí ông còn phát huy tình cảm đó tới mức muốn suốt đời bị vợ véo tai.
Mỗi lần véo tai, đều khiến người ta hồi tưởng lại những thời khắc ân ái mặn nồng, khiến người ta phải cảm động.
Khi Tư Mã Ý phò giúp Tào Phi, khi mọi người thiết yến trong phủ Tào Phi để uống rượu vui thú, Tư Mã Ý lại xuống bếp nấu cơm với Trương Xuân Hoa.
Khi thấy Trương Xuân Hoa làm nũng, ông an ủi nói rằng “tiệc bên ngoài có lớn đến mấy suy cho cùng thì cơm ăn vẫn không ngon, chung quy cơm nhà vẫn là ngon nhất”. Một lời cũng đủ khiến Trương Xuân Hoa cảm thấy ấm áp.
Bạn thấy những câu nói trên của Tư Mã Ý xứng đáng để học tập chứ?

Tài kém Gia Cát Lượng nhưng tại sao Tư Mã Ý vẫn thắng?

Cùng với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý là một nhân vật nổi tiếng đa mưu, túc trí trong lịch sử thời Tam Quốc.

Gia Cát Lượng thắng lớn ở Kiếm Các, giết được đại tướng Trương Hợp của quân Nguỵ ở Mộc Môn và suýt chút nữa thì đã lấy mạng được bố con Tư Mã Ý nhờ đòn hoả công huyền thoại của mình, nếu không nhờ trời giúp. Thật đúng là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, Tư Mã Ý may mắn thoát chết, lập tức bỏ chạy về bờ Nam sông vị Thuỷ hạ trại cố thủ không ra. Lúc này Khổng Minh nói: “Ta hôm nay đi săn, định bắt một con ngựa (ý chỉ Tư Mã Ý) lại bắn nhầm phải con nai (chỉ Trương Hợp).“
Tai kem Gia Cat Luong nhung tai sao Tu Ma Y van thang?
(Ảnh minh hoạ: Internet) 
Tháng 4 năm 234, quân Thục hành quân đến huyện My. Lúc này Tư Mã Ý thống lĩnh đã đến bờ Nam sông Vị Thủy. Trong chiến dịch lần này, chỉ huy quân Ngụy là Tư Mã Ý một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục chính là tiếp lương, và ra lệnh cho Tư Mã Chiêu giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Tư Mã Ý khai thác thế yếu của quân Thục là mới hành quân từ xa đến, vận chuyển lương thực khó khăn, quyết định thủ để công, nhờ yếu tố thời gian làm cho quân Thục phải tan rã. Tư Mã Ý vẫn sử dụng chiến thuật cố thủ không ra đánh.
Khổng Minh dẫn một toán quân đóng ở gò Ngũ Trượng đã nhiều lần sai người ra khiêu chiến, quân Ngụy nhất định không ra. Tư Mã Ý áp dụng kế sách đóng cổng thành không chịu ra giao chiến, mặc cho quân Thục khiêu khích. Tư Mã Ý biết rằng quân Thục hành quân từ xa đến, thì việc tiếp tế chi viện sẽ hết sức khó khăn, chỉ cần giữ vững thế trận không ra giao chiến trong một thời gian dài, thì binh lực của quân Thục sẽ dần dần bị hao tổn, khi đó quân Ngụy sẽ chớp thời cơ thuận lợi đánh một trận, giành thắng lợi quyết định.
Tai kem Gia Cat Luong nhung tai sao Tu Ma Y van thang?-Hinh-2
Quân Nguỵ án binh bất động, chờ thời phản công. (Ảnh minh hoạ: Internet) 
Đây gọi là lấy ‘tĩnh chế động’, không đánh khi kẻ địch đang có lợi thế, chỉ đánh khi quân mình có lợi thế. Đợi thời cơ đến sẽ có thể ‘chuyển bại thành thắng’, tuyệt đối không manh động làm hỏng đại sự, đó chính là cái tài của người dùng binh vậy.
Gia Cát Lượng biết rõ tác dụng lợi hại của chiến thuật phòng thủ trường kỳ đó, liền cử quân sĩ đến dưới chân thành mắng nhiếc quân Ngụy rất thậm tệ, nhằm chọc tức Tư Mã Ý, hi vọng ông ta xuất quân ra đánh nhau với quân Thục, nhưng quân Ngụy giả vờ như không nghe thấy, tiếp tục án binh bất động dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân tấn công.
Đến lúc này Khổng Minh mới nghĩ ra một kế, bèn lấy một cái khăn, cái yếm và đồ trắng của đàn bà, đựng vào một cái hòm, rồi viết thư, sai người đưa đến trại Ngụy.
Các tướng không dám giấu giếm, dẫn người đưa thư vào ra mắt Tư Mã Ý. Ý sai mở hòm ra xem, thấy có yếm áo đàn bà và một phong thư. Trong thư nói rằng:
“Trọng Đạt đã làm đại tướng, thống lĩnh quân Trung Nguyên, không dám mặc giáp cầm gươm, để quyết sống mái mà chịu ngồi núp ở trong tối trong hang, để lánh lưỡi đao mũi tên, thế thì khác gì đàn bà? Nay sai người đưa khăn yếm quần áo trắng của đàn bà đến, nếu không dám ra đánh, thì phải lạy hai lạy mà nhận lấy; nếu còn biết xấu hổ, có chí khí người con trai, thì phải phê vào giấy này, y hẹn ra giao chiến“.
Tư Mã Ý xem xong, trong bụng đầy căm giận, nhưng cũng gượng cười nói rằng: “Khổng Minh coi ta như đàn bà ru?” Nhưng rồi, ông phát hiện ra đây chính là kế khích tướng, chấp nhận nhịn nhục để không trúng kế Khổng Minh. Liền chịu nhận đồ ấy, mở ra mặc trước ba quân và rất lấy làm thích thú, rồi nhờ gửi lời cám ơn đến sự quan tâm của Thừa tướng.
Các viên tướng Ngụy tức điên, vì xưa nay người xưa có câu: “Sĩ khả sát, bất khả nhục” (Kẻ sĩ thà bị chết chứ không chịu nhục). Rõ ràng bức thư đầy những lời lăng mạ đó đã khiến cho Tư Mã Ý tức giận, rồi khi mặc chiếc áo “sặc sỡ” sắc màu của đàn bà kia đã là quá bị vũ nhục lần nữa rồi, nhưng ông lại có thể nhanh chóng vượt qua khảo nghiệm trọng đại này, điềm nhiên vui cười khiến cho sứ giả Thục quốc chết lặng một lúc, vì thế mà ông có thể làm được việc lớn về sau, đặt nền móng vững chắc từng bước cho hai con xây dựng nhà Tây Tấn.
Trong “Thượng thư”, Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại.” (Tạm dịch: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới có thể nâng cao lên). Khổng Tử nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Tạm dịch: Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hỏng chuyện đại sự), “quân tử vô sở tranh” (Tạm dịch: Người quân tử không tranh gì cả)…
Nhẫn không chỉ là thể hiện ở sự nhượng bộ, mà còn thể hiện ở chỗ khi bị lăng nhục vẫn có thể chịu nhận mà không động tâm. Chỉ riêng chữ Nhẫn (忍) đã biểu đạt được điều này. Bên trên của Nhẫn (忍) là chữ đao (刀) và còn thêm một điểm để biểu thị sự sắc bén của vết đao, bên dưới của Nhẫn (忍) lã chữ Tâm (心).
Ý tứ ở đây chỉ việc dùng một đao sắc bén đâm vào trái tim thì đương nhiên là đau. Người bình thường bị như vậy phải đau đớn quằn quại lăn qua lăn lại trên mặt đất. Nhưng chữ Tâm ở bên dưới chữ Nhẫn kia vẫn đứng vững yên tĩnh. Biểu hiện không động tâm này chính là hình ảnh lột tả được nội hàm của Nhẫn.
Trong lịch sử cũng có vài nhân vật vì nhẫn được mà hoàn thành đại nghiệp như điển cố nổi tiếng: Hàn Tín chịu nhục chui háng, qua đó lấy được một nửa giang sơn cho nhà Hán, lưu tiếng thơm muôn thuở. Còn Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai trong suốt 10 năm, chịu bao tủi nhục cay đắng mới có ngày phục quốc…
Qua đây có thể thấy được trình độ và cảnh giới tư tưởng vô cùng khác biệt của Tư Mã Ý với các tướng cấp dưới, những vị tướng “Sĩ khả sát, bất khả nhục“, còn Ý thì có tâm Đại Nhẫn thật quảng đại.
Tư Mã Ý trọng đãi sứ thần của quân Thục, không bàn luận các vấn đề quân sự với vị sứ giả được cử đến để làm nhiệm vụ này, thay vào đó lại hỏi han về những công việc của Gia Cát Lượng, thăm dò tin tức, lợi dụng mọi cơ hội để có thể khai thác thông tin từ đối phương.
Khi biết rằng Gia Cát Lượng đang lo nghĩ về chuyện thiếu lương thực, Tư Mã Ý liền phán đoán rằng Gia Cát Lượng chẳng còn có thể sống được bao lâu nữa, càng củng cố quyết tâm giữ vững, không ra đánh, coi đó là sách lược để diệt Thục. Và cũng qua câu nói với sứ giả đó, muốn dùng đòn tâm lý để gửi đến Gia Cát Lượng rằng: “Ngày ông chết không còn xa nữa đâu, tôi sẽ chờ cho tới tận lúc đó, ông có hiểu không hả Lượng?”
Sứ giả từ về, đến gò Ngũ Trượng ra mắt Khổng Minh, thuật lại việc Tư Mã Ý chịu nhận khăn áo đàn bà, và các lời hỏi han. Khổng Minh than rằng: “Ý thực là biết ta!” Đây đúng là một cặp đôi tri kỷ, rất hiểu ý nhau, qua nhiều lần đối trận, càng đánh càng chứng tỏ: không ai hiểu Ý bằng Gia Cát Lượng, và ngược lại, không ai hiểu Lượng bằng Tư Mã Ý.
Các tướng Ngụy thấy Khổng Minh đưa khăn áo đàn bà cho Tư Mã Ý. Ý chịu nhận, không dám ra đánh. Các tướng cùng vỗ bụng căm tức, vào trướng bẩm rằng: “Chúng tôi cùng là danh tướng nước Ngụy, chịu sao được người Thục sỉ nhục thế này? Vậy xin ra đánh để quyết một trận sống mái.”
Ý nói: “Ta có phải muốn chịu nhục đâu, bởi vì thiên tử giáng chiếu, sai giữ vững không cho ra đánh, nếu ta khinh động, thì trái quân mệnh mất.” Các tướng bực dọc không bằng lòng.
Ý nói: “Các ngươi nếu muốn đánh, đợi ta tâu với thiên tử, rồi sẽ đồng lực ra đánh giặc, được chăng?” Chúng tôi xin vâng lời. Ý sai sứ mang biểu đến Hợp Phì tâu với Ngụy chủ. Biểu rằng:
“Thần tài nhỏ trách nhiệm to, cúi đột chiếu chỉ sai thần giữ vững không đánh, để đợi quân Thục tự nhiên phải tan. Nhưng nay Gia Cát Lượng sai người đưa khăn yếm, coi thần như đàn bà, thần lấy làm sỉ nhục lắm. Thần kính tâu trước vời bệ hạ, sớm tối xin liều một trận đại chiến để báo ơn triều đình, mà rửa cái xấu hổ cho ba quân. Thần cảm kích không biết ngần nào“.
Tào Tuấn xem xong, hỏi các tướng rằng: “Tư Mã Ý trước xin giữ vững không đánh, nay lại dâng biểu xin đánh là cớ làm sao?” Vệ uý là Tân Tỷ tâu rằng: “Tư Mã Ý vốn không có bụng muốn đánh, đây là Gia Cát Lượng sỉ nhục, các tướng căm tức, cho nên dâng biểu lên, là có ý muốn cầu chiếu chỉ để trấn bụng các tướng đấy thôi.”
Tuấn lấy làm phải, sai Tân Tỷ cầm cờ tiết đến trại Vị Bắc, truyền lời dụ không được ra đánh. Nếu ai dám nói đến sự đánh, thì ghép vào tội trái chiếu chỉ nhà vua. Các tướng đều phải tuân theo. Ý bảo với Tân Tỷ rằng: “Ông thực là biết bụng tôi lắm!”
Bởi thế, trong quân nói truyền đi, ai ai cũng biết. Các tướng Thục nghe tin ấy, vào bẩm với Khổng Minh. Khổng Minh cười rằng: “Đó là Tư Mã Ý trấn bụng ba quân đó.”
Khương Duy hỏi: “Thừa tướng sao lại biết là thế?” Khổng Minh nói: “Ý vốn không dám đánh, xin đánh là thị oai với chúng đó thôi. Có câu rằng: “Tướng ở ngoài, dù vua sai có điều không nghe cũng được”. Lẽ đâu cách xa nghìn dặm, mà phải xin lệnh đánh bao giờ? Đây vì Tư Mã Ý nhân các tướng tức giận, cho nên mượn ý Tào Tuấn để trấn bụng chúng và truyền lời ấy ra, để quân ta sinh trễ nải đó thôi.”
Đây là kế “mượn gió để bẻ măng”, không trực tiếp ra tay mà mượn tay người khác (vua) để trấn an binh sĩ, từ đó vẫn vừa được lòng quân, mà lại giữ cho chiến tuyến tiếp tục ổn định để chờ thời thế thay đổi.
Tai kem Gia Cat Luong nhung tai sao Tu Ma Y van thang?-Hinh-3
Gia Cát Lượng qua đời trong doanh trại, đây là thông tin cơ mật trong quân Thục. 

Phong thủy kỳ bí sau cái chết của Gia Cát Lượng

Ngay cả với cái chết của vị quân sư Gia Cát Lượng người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…

Phong thuy ky bi sau cai chet cua Gia Cat Luong
Tranh minh họa chân dung Gia Cát Lượng. 
Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai.
Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
“Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý
Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm sau thì làm tới chức thừa tướng nước Thục, 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn. Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.
Phong thuy ky bi sau cai chet cua Gia Cat Luong-Hinh-2
Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim. 
Con trai Lưu Bị là Lưu Thiện nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiện lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiện sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”.
Người đời sau vẫn gọi Gia Cát Lượng là “Gia Cát Vũ hầu” cũng là từ tước hàm này mà có. Sách chép, trước khi chết, Gia Cát Lượng biết rằng sau khi mình nằm xuống, quân Thục không thể là đối thủ của quân đội Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý. Vì vậy, mặc dù trong tình trạng bệnh tình nguy kịch vẫn cố gắng họp mặt các tướng lĩnh dưới quyền để bố trí thật chu đáo cho việc rút quân.
Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.
Tư Mã Ý biết chuyện quân Thục đang rút chạy, lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.
Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.
Phong thuy ky bi sau cai chet cua Gia Cat Luong-Hinh-3
Tạo hình Tư Mã Ý trong phim. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới