5 cách chế biến thịt lợn không tốt cho sức khỏe

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, được chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, thịt lợn kỵ với một số loại thực phẩm nên người dân cần lưu ý khi sử dụng.

5 cách chế biến thịt lợn không tốt cho sức khỏe

5 cach che bien thit lon khong tot cho suc khoe

Thịt lợn nấu với tôm, ốc có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ảnh: Cookingtimes.

Ở Việt Nam, nhiều người có thể nhìn là phân biệt được đâu là thịt thủ (phần đầu), thịt vai, sườn, sườn non, thịt mông, thịt đùi, thịt ba rọi, thịt thăn, nạc thăn, chân giò.

Thịt ngon nhất là phần giữa cổ và vai tức là ở gáy và phần chân giò, không bị ngấy. Thịt thăn là thịt nạc nên dễ khô nếu không nấu khéo. Ngoài ra, thịt ba chỉ (ba rọi) là khúc thịt được ưa chuộng.

Thịt lợn có chứa nhiều vitamin nhóm B như thiamine, riboflavin, niacin, một số khoáng chất như calci, kali, và sắt ở dạng dễ hấp thụ. Trung bình, một miếng thịt thăn 60g cung cấp khoảng 185 calo, 8 gram mỡ, 92 mg cholesterol, 0,7 mg sắt...Thịt lợn chứa có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa nên thường được khuyên dùng cho trẻ em, người cao tuổi, người mới ốm dậy…

Đông y khuyến cáo không nên nấu chung thịt lợn với một số thực phẩm khác. Đây là sự kiêng kỵ theo nguyên lý ngũ hành, gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

Thịt lợn nấu cùng thịt bò: Thịt lợn và thịt bò là hai loại thực phẩm phổ biến nhưng hai loại thịt này lại khác nhau về tính vị. Theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính. Vì vậy, chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Thịt lợn với tôm, ốc: Nhiều người có thói quen nấu chung các món này. Tuy nhiên, các khuyến cáo từ Đông y chúng ta không nên nấu chung thịt lợn với một số loại thực phẩm khác.

Cụ thể, trong sách "Nam dược thần hiệu" của lương y Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Thịt lợn với lá mơ: Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Thịt lợn và đậu tương: Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho.

Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn càng nạc. Thịt lợn kết hợp với đậu tương cũng sẽ làm giảm dinh dưỡng.

Thịt lợn với gừng: Một số người có thói quen cho gừng vào thịt lợn khi nấu để khử mùi tanh nhưng điều này hoàn toàn là sai lầm. Vì thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp.

Lưu ý, kinh nghiệm để chọn thịt lợn ngon, an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn kỹ những sản phẩm có một số đặc điểm sau:

- Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

- Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

- Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Bí quyết làm bò khô mềm thơm ngon, an toàn cho ngày Tết

Bạn hoàn toàn có thể tự làm bò khô tại nhà, đảm bảo sạch, thơm, ngon, không chất bảo quản, phẩm màu, chất phụ gia.

Bí quyết làm bò khô mềm thơm ngon, an toàn cho ngày Tết

Bò khô là một trong những món ăn nhiều người ưa thích, đặc biệt nhiều gia đình chọn món này để đãi khách và nhâm nhi vào dịp Tết. Tuy nhiên khi mua hàng làm sẵn sợ độc hại, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: bò giả, bò chết, phẩm màu...

Bi quyet lam bo kho mem thom ngon, an toan cho ngay Tet

5 điều kiêng kỵ trong tháng 12 để năm mới thuận buồm xuôi gió

Người xưa rất coi trọng tháng 12 âm lịch, vì vậy bạn phải hết sức lưu ý những điều kiêng kỵ trongthời gian này. Đặc biệt là 5 điều kiêng kỵ dưới đây để năm 2023 thuận buồm xuôi gió.

 5 điều kiêng kỵ trong tháng 12 để năm mới thuận buồm xuôi gió

Không thích hợp cho việc di chuyển

Nhiều người trẻ tuổi muốn chuyển đến ở một ngôi nhà mới trước Tết Nguyên đán, trên thực tế, chuyển nhà vào tháng 12 âm lịch là không thích hợp. Theo phong tục cổ truyền, tháng 12 âm lịch là ngày ông Táo tổng kết công việc, nhiều nơi có thói quen cúng ông Táo trong tháng 12 âm lịch, chuyển nhà vào tháng 12 âm lịch đồng nghĩa với việc chuyển vị trí của ông Táo , đó là một hành vi rất không may mắn. Theo lời của người xưa, việc bất kính với ông Táo sẽ rước tai họa vào thân, vì vậy để cầu tài lộc trong năm 2023, bạn đừng chuyển nhà vào tháng 12 âm lịch.

Nên mặc màu gì trong ngày mùng 1 Tết để cả năm may mắn?

Trong ngày đầu tiên của năm mới - mùng 1 Tết, mọi người đều quan niệm làm việc gì cũng phải cẩn thận thì mới có thể đón được những điều tốt lành, tránh điều xui xẻo.

Nên mặc màu gì trong ngày mùng 1 Tết để cả năm may mắn?

Yếu tố màu sắc được đánh giá rất cao vì nó liên quan đến phong thủy, ngũ hành trong bản mệnh của từng người. Cho nên, vào dịp Tết âm lịch đầu năm, nhiều người rất chú trọng đến việc lựa chọn màu sắc trang phục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.