45 phút giành sự sống cho bệnh nhân tim ngừng đập

(Kiến Thức) - Mỗi người đều có một quả tim đập trong lồng ngực. Quả tim làm việc không mệt mỏi kể cả khi chúng ta ngủ nhưng vì lý do nào đó, quả tim bị bệnh thì con người cũng nhanh chóng giã từ cuộc sống. Cứu chữa bệnh cho quả tim không hề đơn giản. 

Cứu sống bệnh nhân hẹp 90% thân chung
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng BS Trần Thị Thanh Hà, Phó khoa Hồi sức cấp cứu nội, Bệnh viện Tim Hà Nội vẫn nhớ như in về một bệnh nhân đặc biệt: Tự dưng đau ngực dữ dội, tim ngừng đập, phải sốc tim tới 45 phút để giành sự sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân tên là Hoàng Văn Thông (64 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) không có tiền sử gì đặc biệt. Vào một ngày đầu năm 2013 bỗng lên cơn đau ngực, gia đình chuyển vào Bệnh viện Xanh Pôn, khi chụp động mạch vành mới phát hiện bị hẹp 90% thân chung nên chuyển sang Bệnh viện Tim Hà Nội.
Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân thở máy, đồng thời dùng thuốc an thần, thuốc trợ tim liều cao, sốc tim, can thiệp cấp cứu. PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội là người trực tiếp thực hiện can thiệp nong phần hẹp và đặt stent cho bệnh nhân. Trong khi thực hiện, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn đã yêu cầu các bác sĩ hồi sức cấp cứu đứng xung quanh để "lỡ có gì" còn cấp cứu kịp.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn bơm bóng để nong phần hẹp, chỉ nong ngắn rồi xả bóng ra, dừng một lúc rồi lại nong (bởi hẹp nhiều nên nếu cho bóng vào nong lâu thì sẽ bị tắc phần thân chung). Sau khi nong thành công, bệnh nhân được đặt stent vào chỗ hẹp, tiếp đó là công đoạn của các bác sĩ hồi sức.
Trong khi nằm hồi sức, bệnh nhân bị rung thất (tức là quả tim chỉ rung chứ không đập), các bác sĩ đã phải ép tim bằng tay, rồi chuyển qua bằng máy, nhưng ép mãi mà vẫn không ăn thua. 30 phút trôi qua... đã có bác sĩ được cử ra để thông báo với người nhà diễn tiến sự việc, chuẩn bị tình huống xấu nhất... Trong lúc đó, máy vẫn được dùng để ép tim (mục đích của ép tim là để máu đi toàn bộ cơ thể). Thật may, 15 phút sau, quả tim bệnh nhân đã đập trở lại.
Kể về chuyện đã qua nửa năm nhưng BS Trần Thị Thanh Hà vẫn thấy hồi hộp, căng thẳng như sự việc mới diễn ra hôm qua. Hơn 100 ống Adrenaline (thuốc chống sốc phản vệ, dùng trong trường hợp cấp cứu khi tim ngừng đập) đã được sử dụng trong 45 phút giành sự sống cho bệnh nhân.
BS Trần Thị Thanh Hà đang thăm khám cho bệnh nhân.
BS Trần Thị Thanh Hà đang thăm khám cho bệnh nhân. 
"Đã nghe ông bà ông vải gọi"!
Bệnh nhân Thông may mắn đã được cứu sống trong sự thở phào của cả gia đình lẫn êkip bác sĩ. Bản thân bệnh nhân khi qua cơn hiểm nghèo cũng bất ngờ khi biết mình bị nhồi máu cơ tim, bởi bản thân không có bệnh, chỉ thấy tự dưng đau ngực (sau khi vào viện được tầm soát mới biết mình bị cao huyết áp). Khi tỉnh dậy, được hỏi về cảm giác trước đó, bệnh nhân còn đùa: "Tôi đã nghe thấy ông bà ông vải gọi rồi...!".
Trước đây, những ca như bệnh nhân Thông thường được mổ cấp cứu. Nhưng nay, nhờ can thiệp tim mạch, bệnh nhân có thể được cứu sống mà không cần mổ. Thực tế, nếu mổ, bệnh nhân phải được chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể; sau mổ, quả tim sẽ bị "đờ" một thời gian, chức năng tim bị giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, can thiệp cũng có cái khó là bệnh nhân có nguy cơ tử vong trên bàn. 
BS Trần Thị Thanh Hà cho biết, nhồi máu cơ tim thường rất bất ngờ. Cách phòng nhồi máu cơ tim hữu hiệu là đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để tầm soát bệnh tim mạch, huyết áp, tránh những rủi ro "bất đắc kỳ tử".
Quả tim có 2 nhánh chính: Nhánh phải và trái. Trong đó, nhánh trái lại chia làm 2 nhánh nữa để cung cấp máu cho 2/3 quả tim phía bên trái. Phần bị hẹp của bệnh nhân là ở chỗ trước khi chia tách ở nhánh trái, gọi là "thân chung". Khi bị hẹp thân chung, bệnh nhân bị thiếu máu ở 2/3 quả tim phía trái. Can thiệp thân chung, lại trong bệnh cảnh hẹp tới 90% là ca bệnh rất khó.

Ăn mặn có thể mắc bệnh tim mạch, ung thư ...

Huyết áp thấp có dễ bị bệnh tim?

Hỏi: Năm nay tôi 33 tuổi. Trước đây, huyết áp của tôi rất tốt, thường 120/80 nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, tôi bị huyết áp thấp, chỉ 85/64. Xin hỏi, huyết áp thấp có nguy cơ gì đến bệnh tim mạch không? Tôi nên làm gì để cải thiện việc huyết áp thấp? - Bích Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình).

 
GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam trả lời: Nếu trước đây huyết áp của bạn thường 120/80 và bây giờ chỉ 85/64 thì có thể bạn ở trong tình trạng huyết áp thấp. Theo kinh nghiệm của các nhà lâm sàng, nên đo huyết áp khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút, rồi lấy trung bình cộng cho các đại lượng tâm thu và tâm trương, và huyết áp kế điện tử loại buộc băng cuốn ở cánh tay ít sai số hơn là loại buộc vòng qua cổ tay.

Nếu huyết áp thấp nhưng bạn hoàn toàn không cảm thấy khó chịu như hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi dậy, hoặc từ ngồi sang đứng thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu có cảm giác đó thì bạn nên đi khám sức khoẻ.

Có nhiều nguyên nhân làm huyết áp bị hạ gồm: Có thai vào những tháng cuối thai kỳ, máu dồn về bụng, về thai nhi nhiều, mắc một bệnh phải nằm lâu. Người trung niên, người cao tuổi, tổn thương động mạch vành cũng có thể làm hạ huyết áp. Trong bệnh tiêu chảy khiến mất nhiều nước, nôn nhiều, huyết áp có thể hạ. Và một số bệnh nội tiết như lao tuyến thượng thận, huyết áp cũng thường thấp. Người bị huyết áp thấp da thường sạm đen, người mỏi mệt.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.