40 phát minh vĩ đại nhất lịch sử loài người: Bất ngờ số 10!

40 phát minh vĩ đại nhất lịch sử loài người: Bất ngờ số 10!

Củng điểm qua những phát minh đóng vai trò nền tảng cho những đổi mới mang tính chất đột phá trong lịch sử loài người.

 1. Lửa (khoảng năm 400.000 TCN): Phương pháp tạo ra lửa được con người thực hành vào buổi đầu của thời kỳ Đồ đá đã đưa lịch sử nhân loại sang trang. Nhờ phát minh này, con người không còn phải sợ bóng tối nữa.
1. Lửa (khoảng năm 400.000 TCN): Phương pháp tạo ra lửa được con người thực hành vào buổi đầu của thời kỳ Đồ đá đã đưa lịch sử nhân loại sang trang. Nhờ phát minh này, con người không còn phải sợ bóng tối nữa.
 2. Ngôn ngữ (khoảng năm 100.000 TCN): Ngôn ngữ đúng ngữ nghĩa, ngữ âm của con người hình thành vào khoảng năm 100.000 TCN. Điều này khiến khả năng giao tiếp và lưu truyền kiến thức qua các thể hệ dễ dàng hơn, thúc đẩy các bước tiến trong xã hội loài người.
2. Ngôn ngữ (khoảng năm 100.000 TCN): Ngôn ngữ đúng ngữ nghĩa, ngữ âm của con người hình thành vào khoảng năm 100.000 TCN. Điều này khiến khả năng giao tiếp và lưu truyền kiến thức qua các thể hệ dễ dàng hơn, thúc đẩy các bước tiến trong xã hội loài người.
 3. Thương mại và chuyên môn hóa (khoảng 17.000 TCN): Hoạt động giao thương xa xưa nhất được ghi nhận ở New Guinea vào khoảng năm 17.000 TCN. Những thiên niên kỷ sau đó, các tuyến đường thương mại hình thành, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa ở nhiều khu vực trên thế giới.
3. Thương mại và chuyên môn hóa (khoảng 17.000 TCN): Hoạt động giao thương xa xưa nhất được ghi nhận ở New Guinea vào khoảng năm 17.000 TCN. Những thiên niên kỷ sau đó, các tuyến đường thương mại hình thành, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa ở nhiều khu vực trên thế giới.
 4. Nông nghiệp (khoảng 15.000 TCN): Khoảng năm 15.000 TCN, quá trình thuần hóa động vật bắt đầu diễn ra và sau đó là quá trình cải tạo giống các loài thực vật phục vụ mục đích trồng trọt. Quá trình này đóng vai trò cốt lõi cho sự tiến bộ của loài người.
4. Nông nghiệp (khoảng 15.000 TCN): Khoảng năm 15.000 TCN, quá trình thuần hóa động vật bắt đầu diễn ra và sau đó là quá trình cải tạo giống các loài thực vật phục vụ mục đích trồng trọt. Quá trình này đóng vai trò cốt lõi cho sự tiến bộ của loài người.
 5. Tàu thuyền (khoảng 4.000 TCN): Khoảng năm 4.000 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết làm những chiếc thuyền buồm bằng gỗ. Sau đó, người Phoenician và Hy Lạp đã làm được những chiếc thuyền lớn hơn. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc đi lại, tạo cơ sở cho hoạt động thương mại quốc tế.
5. Tàu thuyền (khoảng 4.000 TCN): Khoảng năm 4.000 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết làm những chiếc thuyền buồm bằng gỗ. Sau đó, người Phoenician và Hy Lạp đã làm được những chiếc thuyền lớn hơn. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc đi lại, tạo cơ sở cho hoạt động thương mại quốc tế.
6 . Bánh xe (khoảng 3.400 TCN): Có nguồn gốc từ những con lăn đặt bên dưới vật nặng để di chuyển chúng, bánh xe đúng nghĩa đã ra đời vào khoảng năm 3.400 TCN ở khu vực Lưỡng Hà. Phát minh này đã tạo ra cuộc cách mạng trong hoạt động vận chuyển trên đường bộ.
6 . Bánh xe (khoảng 3.400 TCN): Có nguồn gốc từ những con lăn đặt bên dưới vật nặng để di chuyển chúng, bánh xe đúng nghĩa đã ra đời vào khoảng năm 3.400 TCN ở khu vực Lưỡng Hà. Phát minh này đã tạo ra cuộc cách mạng trong hoạt động vận chuyển trên đường bộ.
 7. Tiền (khoảng 3.000 TCN): Vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer ở Lưỡng Hà đã bắt đầu sử dụng tiền, đầu tiên là vàng và bạc dưới dạng thỏi, sau đó là các đồng xu, trong tất cả các giao dịch quan trọng, thay thế cho hình thức đối chác truyền thống. Hệ thống thanh toán này đã đơn giản hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy giao thương phát triển mạnh.
7. Tiền (khoảng 3.000 TCN): Vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer ở Lưỡng Hà đã bắt đầu sử dụng tiền, đầu tiên là vàng và bạc dưới dạng thỏi, sau đó là các đồng xu, trong tất cả các giao dịch quan trọng, thay thế cho hình thức đối chác truyền thống. Hệ thống thanh toán này đã đơn giản hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy giao thương phát triển mạnh.
 8. Sắt (khoảng 3.000 TCN): Khoảng năm 3.000 TCN, con người đã tìm ra sắt, một kim loại có nhiều điểm ưu việt so với đồng. Và điều này đã góp phần đưa lịch sử loài người bước sang một thời đại mới: Thời đại Đồ sắt.
8. Sắt (khoảng 3.000 TCN): Khoảng năm 3.000 TCN, con người đã tìm ra sắt, một kim loại có nhiều điểm ưu việt so với đồng. Và điều này đã góp phần đưa lịch sử loài người bước sang một thời đại mới: Thời đại Đồ sắt.
 9. Chữ viết (2.900 TCN): Một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên trong lịch sử là chữ hình nêm được người Sumer sử dụng vào khoảng năm 2.900 TCN. Nhờ có chữ viết, tri thức về vạn vật đã có thể được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau bằng văn bản.
9. Chữ viết (2.900 TCN): Một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên trong lịch sử là chữ hình nêm được người Sumer sử dụng vào khoảng năm 2.900 TCN. Nhờ có chữ viết, tri thức về vạn vật đã có thể được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau bằng văn bản.
 10. Hệ thống luật pháp (1.780 TCN): Vào năm 1.780 TCN, Hammurabi – vị vua thứ 6 của Babylon đã ban hành một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Nhờ có luật pháp, các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội được giám sát và điều chỉnh hiệu quả.
10. Hệ thống luật pháp (1.780 TCN): Vào năm 1.780 TCN, Hammurabi – vị vua thứ 6 của Babylon đã ban hành một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Nhờ có luật pháp, các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội được giám sát và điều chỉnh hiệu quả.
 11. Bảng chữ cái Alphabet (1.050 TCN): Người Phoenician là những người đầu tiên thực sự phát triển thành công bảng chữ cái alphabet (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm). Về sau, rất nhiều hệ thống bảng chữ cái hiện đại được cải tiến dựa trên cơ sở của bảng chữ cái này.
11. Bảng chữ cái Alphabet (1.050 TCN): Người Phoenician là những người đầu tiên thực sự phát triển thành công bảng chữ cái alphabet (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm). Về sau, rất nhiều hệ thống bảng chữ cái hiện đại được cải tiến dựa trên cơ sở của bảng chữ cái này.
 12. Thép (650 TCN): Thép là một loại hợp kim được tạo thành từ phản ứng giữa sắt và carbon, có rất nhiều ứng dụng nhờ độ cứng siêu việt của mình. Thành bang Sparta của Hy Lạp đã sử dụng thép rộng rãi trong khoảng năm 650 TCN, tiếp sau đó là người Trung Quốc và người La Mã.
12. Thép (650 TCN): Thép là một loại hợp kim được tạo thành từ phản ứng giữa sắt và carbon, có rất nhiều ứng dụng nhờ độ cứng siêu việt của mình. Thành bang Sparta của Hy Lạp đã sử dụng thép rộng rãi trong khoảng năm 650 TCN, tiếp sau đó là người Trung Quốc và người La Mã.
 13. Thủy lực (200 TCN): Thủy lực lần đầu tiên được người dân ở khu vực Trung Đông sử dụng vào năm 200 TCN. Họ đã áp dụng các nguyên lý cơ bản để tạo ra các máy móc dùng sức nước, thuyền buồm, kênh tưới và hệ thống cấp nước…
13. Thủy lực (200 TCN): Thủy lực lần đầu tiên được người dân ở khu vực Trung Đông sử dụng vào năm 200 TCN. Họ đã áp dụng các nguyên lý cơ bản để tạo ra các máy móc dùng sức nước, thuyền buồm, kênh tưới và hệ thống cấp nước…
 14. Giấy (105): Người đầu tiên làm ra giấy là Thái Luân, nhà sáng chế người Trung Hoa cổ đại. Vào năm 105, ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. Sau này để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào.
14. Giấy (105): Người đầu tiên làm ra giấy là Thái Luân, nhà sáng chế người Trung Hoa cổ đại. Vào năm 105, ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. Sau này để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào.
 15. Hệ thống chữ in rời (1040): Người Trung Hoa được cho là cộng đồng đầu tiên dùng hệ thống chữ in rời để in các trang văn bản ra giấy. Phương pháp là bước tiến lớn so với kiểu in trước đó: Khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg đã phát triển hệ thống này ở châu Âu, khai sinh ra ngành in hiện đại.
15. Hệ thống chữ in rời (1040): Người Trung Hoa được cho là cộng đồng đầu tiên dùng hệ thống chữ in rời để in các trang văn bản ra giấy. Phương pháp là bước tiến lớn so với kiểu in trước đó: Khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg đã phát triển hệ thống này ở châu Âu, khai sinh ra ngành in hiện đại.
 16. Kính hiển vi (1592): Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey, Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai.Nhờ thiết bị này, thế giới bé nhỏ mà trước đó con người không biết đến đã lộ diện.
16. Kính hiển vi (1592): Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey, Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai.Nhờ thiết bị này, thế giới bé nhỏ mà trước đó con người không biết đến đã lộ diện.
 17. Điện (1600): Người Hy Lạp cổ từng biết rằng xát mạnh miếng hổ phách thì miếng này sẽ hút được các vụn gỗ. Dựa trên tri thức này, vào năm 1600, Sir William Gilbert khảo cứu về điện học và từ học qua việc xát mạnh các vật chất khác nhau để tạo ra sức hút. Ông đặt tên cho sức hút bí ẩn này là điện (électricité), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Elektra là hổ phách.
17. Điện (1600): Người Hy Lạp cổ từng biết rằng xát mạnh miếng hổ phách thì miếng này sẽ hút được các vụn gỗ. Dựa trên tri thức này, vào năm 1600, Sir William Gilbert khảo cứu về điện học và từ học qua việc xát mạnh các vật chất khác nhau để tạo ra sức hút. Ông đặt tên cho sức hút bí ẩn này là điện (électricité), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Elektra là hổ phách.
 18. Kính thiên văn (1608): Hans Lippershey, một nhà chế tạo kính mắt người Hà Lan tình cờ phát hiện ra nguyên lý phóng đại khi kết hợp các thấu kính, ông đã chế tạo ra ống kính nhìn xa tiền thân của kính thiên văn quang học.
18. Kính thiên văn (1608): Hans Lippershey, một nhà chế tạo kính mắt người Hà Lan tình cờ phát hiện ra nguyên lý phóng đại khi kết hợp các thấu kính, ông đã chế tạo ra ống kính nhìn xa tiền thân của kính thiên văn quang học.
 19. Động cơ hơi nước (1712): Thomas Newcomen, một thợ rèn tại Darthmouth, Anh đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Phát minh của ông bắt đầu từ mong muốn bơm nước ra khỏi các hầm mỏ khai thác than thời bấy giờ do càng đào xuống sâu trong lòng đất thì nước tràn vào các hầm mỏ càng nhiều.
19. Động cơ hơi nước (1712): Thomas Newcomen, một thợ rèn tại Darthmouth, Anh đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Phát minh của ông bắt đầu từ mong muốn bơm nước ra khỏi các hầm mỏ khai thác than thời bấy giờ do càng đào xuống sâu trong lòng đất thì nước tràn vào các hầm mỏ càng nhiều.
 20. Đèn điện (1802): Thí nghiệm năm 1802 của nhà khoa học người Anh Humphry Davy có thể coi là khởi đầu cho những phát minh về bóng đèn sợi đốt sau này. Davy cho một dòng điện chạy qua một sợi Platin (Pt) rất mảnh, sợi Platin trở nên rất nóng và phát sáng. (* Mời quý độc giả đón đọc phần 2).
20. Đèn điện (1802): Thí nghiệm năm 1802 của nhà khoa học người Anh Humphry Davy có thể coi là khởi đầu cho những phát minh về bóng đèn sợi đốt sau này. Davy cho một dòng điện chạy qua một sợi Platin (Pt) rất mảnh, sợi Platin trở nên rất nóng và phát sáng. (* Mời quý độc giả đón đọc phần 2).
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT