Khoảng thời gian trước đây, một số dân tộc trên thế giới phải chịu cảnh "thấp bé". Tuy nhiên, hiện tại con số này thực sự đã gia tăng ở nhiều quốc gia cùng với những phát triển về khoa học dinh dưỡng. Ngày nay, chúng ta có thể hiểu rằng: Yếu tố di truyền chỉ chiếm 1/5 sức ảnh hưởng lên sự "thấp bé" của trẻ, còn 4/5 yếu tố khác cha mẹ có thể thay đổi và thực sự làm bé cao hơn với những giải pháp hợp lý.
4 yếu tố có thể thay đổi chiều cao cho trẻ
Theo báo cáo của TS. Riversa A.J . et al, Viện Dinh Dưỡng Mexico, đã cho thấy: Có 1 số vitamin - khoáng quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao. Nếu thiếu hụt sẽ liên quan đến sự thấp bé ở trẻ. Những vitamin - khoáng quan trọng này là: Vitamin A, Vitamin D, Vitamin nhóm B (B1, B2 và niacine) và Kẽm.
Trẻ thiếu hụt Vitamin A, Vitamin D, Vitamin nhóm B và Kẽm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao. Ảnh minh họa |
Sự thiếu hụt không nên xảy ra ít nhất là trước 3 tuổi vì trước 3 tuổi sẽ có 1 đợt tăng chiều cao tối đa ở giai đoạn thơ ấu. Thiếu hụt đồng nghĩa là bé sẽ mất cơ hội này và trẻ thấp còi.
Tại sao thiếu hụt vitamin - khoáng dễ xảy ra ở trẻ nhỏ?
Do trước 3 tuổi, bé chỉ mới bắt đầu làm quen với thực phẩm, nên tính đa dạng có thể bị hạn chế để lấy đủ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bé dễ xảy ra sự biếng ăn hoặc ăn lệch 1 món ăn. Biếng ăn sẽ làm bé giảm cơ hội lấy đủ các vitamin - khoáng này.
Giải pháp
Nếu trẻ biếng ăn, bạn nên làm 3 điều sau để đảm bảo trẻ vẫn nhận đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao:
1. Hãy gia tăng thêm 1-2 bữa phụ có những thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và vitamin nhóm B.
2. Theo hướng dẫn của BYT Anh (2012), việc biếng ăn ở trẻ nhỏ quá thường xuyên hoặc uống không đủ 500mL sữa/ngày có thể gia tăng nguy cơ không đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng.
Cha mẹ có thể tư vấn chuyên gia bổ sung thêm vitamin - khoáng quan trọng ở liều dự phòng trong giai đoạn biếng ăn và kết hợp phân bố và đa dạng bữa ăn để khuyến khích bé ăn trở lại. Khi bé ăn đa dạng trở lại, bé có thể tự lấy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, thiếu hụt 1 số vitamin - khoáng cũng góp phần làm giảm sự thèm ăn ở trẻ nhỏ, do đó, nếu bé lấy đủ lại bé sẽ lấy lại sự thèm ăn.
3. Song song với 2 điều trên, cha mẹ cũng tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ là gì? Có phải sai cấu trúc thức ăn theo độ tuổi? Có phải ép bé ăn quá nhiều? Có phải vừa ăn vừa xem TV? Có phải giới thiệu chất ngọt/nước trái cây quá nhiều trong ngày? Có phải bé uống quá nhiều sữa sau 1 tuổi (>500mL nhiều - nghĩa là trên 10-20% của lượng 500mL/ngày)? Đó là những câu hỏi bạn nên tự đặt và tìm hướng giải quyết. Bạn có thể tham khảo các bài viết trước của tôi về biếng ăn. Càng sớm giải quyết nguyên nhân, bé càng sớm ăn tốt trở lại.
Vận động đúng và vui chơi hợp lý
Vận động sẽ kích thích sự phát triển của hệ khung xương. Ảnh minh họa |
Trẻ con sẽ học hỏi thông qua những vận động, vui chơi đúng và hợp lí. Cường độ là vừa phải và không nên để bé chơi quá mệt trước khi bước vào bữa ăn vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé.
Vui chơi bao gồm cả trong nhà và ngoài trời (ở công viên, nhà sách) để trẻ có nhiều cơ hội vận động và giao tiếp với xã hội.
Ngủ đủ
Sớm thiết lập 1 quy trình ngủ và thức dậy hợp lý cho bé ngay khi bé bước sang 1 tuổi là được khuyên. Như thế nào là 1 quy trình ngủ - thức dậy hợp lý? Nó bao gồm:
1. Bắt đầu tạo cơ hội cho giấc ngủ xuất hiện, điều này sẽ giúp trẻ điều hòa những hormone tăng trưởng khi ngủ tốt hơn. Không nên ép bé vào ngủ liền, bạn nên dành 30 phút để tham gia 1 số hoạt động trước khi ngủ cùng bé như đọc sách cho bé trên giường hoặc nằm trên giường cùng bé và nói về giấc ngủ.
2. Hãy cho não bộ bé biết "đã đến lúc con đi ngủ". TS. Gulliford, BV GUYS, London cho biết: Giấc ngủ sẽ thực sự bắt đầu khi bạn cho bé đủ sự yêu thương và quan tâm. Hãy hôn bé và chúc con ngủ ngon trước khi bước ra khỏi phòng, dù là bé đã chợp mắt hành động này vẫn nguyên lợi ích cho việc thông báo cho não bộ về giấc ngủ an lành.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp thúc đẩy chiều cao tối đa cho trẻ. Ảnh minh họa |
3. Hãy giúp bé thức dậy thoải mái như quy trình vào giấc ngủ. Mọi đứa trẻ dưới 5, cảm giác bé đi vào giấc ngủ sẽ khó khăn, nhưng khi thức dậy bé rất hứng thú vì bắt đầu 1 ngày mới có nhiều niềm vui. Tuy nhiên, giây phút thức dậy mà không thấy bạn bé sẽ hơi hoảng sợ và sẽ chạy đi tìm bạn. Điều này là bình thường.
Bạn hãy để bé thức dậy với cảm giác thanh bình bằng cách biết khi nào bé thức và bạn nên vào phòng bé, mở cửa số/đèn (nếu có) và làm 1 vài việc như dọn dẹp trên bàn để tạo 1 vài tiếng động nhẹ. Bé thức dậy thấy bạn ở đó và sau nhiều lần bé quen rằng: Mẹ cũng chỉ ở đâu đó bên mình và bé không còn cảm giác sợ đó nữa. Hơn nữa, bạn cũng hãy tận dụng cơ hội này mà xin chào bé về 1 ngày mới: "Chào con, tối qua con ngủ ngon không?" thay vì dùng câu "Mau dậy, trễ giờ rồi, đến giờ đi học! nhanh!" Khoa học cho thấy: Lời nói tích cực mỗi sáng sẽ làm bé biểu hiện tốt hơn trong ngày.
Chiều cao ngày nay thực sự là có thể thay đổi. Dinh dưỡng, giấc ngủ và vui chơi là những yếu tố có thể làm nên sự thay đổi đáng kể về chiều cao của bé. Hãy bắt đầu sớm nhất có thể trước khi bé bước qua những giai đoạn quan trọng. Sau giai đoạn thơ ấu, bé sẽ đến giai đoạn tiền và trong dậy thì.