4 trường hợp bổ sung thuốc bổ cho bé khi vào thu

(Kiến Thức) - Dùng thuốc bổ để bổ sung dưỡng chất giúp con phát triển tốt cũng cần phải có kiến thức và hiểu biết.

4 trường hợp bổ sung thuốc bổ cho bé khi vào thu

Xét một cách toàn diện, nếu trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ và không có dấu hiệu về suy dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ hoàn toàn không cần cho con dùng thuốc để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu có bất cứ nghi ngờ về chế độ ăn thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng này.

Mùa hè, thời tiết nóng và oi bức khiến trẻ thường có cảm giác chán ăn, bởi vậy mà tốc độ phát triển của trẻ vào mùa hè thường chậm hơn so với các mùa khác. Tuy nhiên, khi đến mùa thu, cảm giác ngon miệng của trẻ được phục hồi. Chính vì thế mà đây là giai đoạn phù hợp để bạn bắt đầu cho bé sử dụng các loại thuốc bổ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Lý do mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho con sử dụng thuốc bổ khi vào thu chính là vì ở thời điểm này nhiệt độ tương đối thấp, sự trao đổi chất của cơ thể không cao, sự thèm ăn của trẻ bắt đầu được phục hồi và dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn so với các mùa khác.

Tuy nhiên, khi bổ sung các loại thuốc bổ cho con, các bậc phụ huynh nên tránh tâm lý lo lắng mà chọn lựa thuốc bổ cho con một cách mù quáng. Điều này không những không mang lại kết quả như mong muốn mà còn để lại tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hiện nay, trên thị trường, thuốc bổ dành cho trẻ em thường được phân ra làm hai loại, một loại là sản phẩm từ thiên nhiên như sữa ong chúa, phấn hoa…Loại khác là các sản phẩm đã được chế biến như viên vitamin tổng hợp…Tất cả các loại sản phẩm này đều có tác dụng là làm tăng cảm giác thèm ăn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Những biểu hiện cho thấy có thể cho trẻ dùng thêm thuốc bổ:

1. Mặt hốc hác, da vàng, ăn không ngon, đầy hơi, táo bón, khó tiêu.

2. Suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm, viêm phổi, viêm phế quản.

3. Chứng hen suyễn tái phát vào mùa đông.

4. Cơ thể chậm phát triển về thể chất.

Thực tế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như trên thì các bậc cha mẹ cũng nên đưa con đi khám và lắng nghe sự tư vấn của các bác sĩ. Tránh việc nghe truyền miệng rồi tự ý mua thuốc cho con sử dụng. Mỗi trẻ em có thể chất và cơ địa hoàn toàn khác nhau, bởi vậy mà nguyên tắc và phương pháp dùng thuốc ở mỗi trẻ cũng không giống nhau. Việc tự ý cho con uống thuốc bổ có thể sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Vậy nhưng, có một lưu ý cho các bậc cha mẹ khi quyết định cho con mình dùng thuốc bổ, đó chính là việc sử dụng thuốc bổ không đúng cách có thể gây ra những tác dụng ngoài mong muốn như làm tăng lượng hormone ở trẻ dẫn đến dậy thì sớm, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số khác sẽ bị chảy máu cam, khô họng, đau họng, thậm chí béo phì, tăng huyết áp… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi dùng thuốc bổ, cần chú ý những điều sau:

- Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, thuốc bổ đã đủ dưỡng chất và có thể thay thế được thức ăn, bởi vậy mà họ không quan tâm đến việc cho trẻ ăn uống đầy đủ. Hậu quả là trẻ dùng rất nhiều thuốc rồi nhưng cơ thể vẫn bị suy dinh dưỡng. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ nên chú ý cho con ăn uống theo chế độ thật khoa học, đầy đủ các nhóm thực phẩm.

- Khi cho trẻ dùng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng sai liều lượng. Nên mua sản phẩm dạng lỏng vì vừa giúp trẻ dễ uống và cơ thể cũng dễ hấp thu.

- Nếu cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng kèm theo chế độ ăn khoa học mà một thời gian vẫn không thấy bé có tiến triển thì nên đưa trẻ đi khám để được biết nguyên nhân và cách điều trị.

5 loại thực phẩm không tốt cho bé

(Kiến Thức) -Trong thực đơn cho bé hàng ngày có nhiều loại thực phẩm các mẹ lựa chọn sẽ không tốt cho bé.Vậy đó là những thực phẩm nào?

5 loại thực phẩm không tốt cho bé

1. Lòng trắng trứng

Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn lòng trắng trứng vì lòng trắng trứng có lượng protein quá cao có thể khiến cho trẻ bị dị ứng.

9 sai lầm thường gặp về dinh dưỡng cho trẻ

(Kiến Thức) - Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời ở trẻ nhỏ, nếu cho trẻ ăn không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

9 sai lầm thường gặp về dinh dưỡng cho trẻ
1. Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh ít rau và trái cây, nhiều ngọt, nhiều béo nên trẻ có nguy cơ béo phì nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.

1. Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh ít rau và trái cây, nhiều ngọt, nhiều béo nên trẻ có nguy cơ béo phì nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.

2. Cho mắm, muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi: Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không nên cho mắm muối vào thức ăn vì chức năng thận của trẻ còn rất non yếu chỉ đào thải được 1 gam muối/ngày. Các mẹ khi cho con ăn bột kể cả nấu với thịt, cá, tôm cũng không cần cho muối và mắm.

2. Cho mắm, muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi: Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không nên cho mắm muối vào thức ăn vì chức năng thận của trẻ còn rất non yếu chỉ đào thải được 1 gam muối/ngày. Các mẹ khi cho con ăn bột kể cả nấu với thịt, cá, tôm cũng không cần cho muối và mắm.

Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ lớp 1 thông minh hơn

(Kiến Thức) - Khi trẻ vào lớp 1 với dinh dưỡng hợp lý sẽ tốt cho sự phát triển của cơ thể và khả năng học tập của các em.

Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ lớp 1 thông minh hơn
Trẻ vào lớp 1 có chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ mà còn đáp ứng được các hoạt động thể lực đa dạng và khả năng học tập của các em.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Không ăn hoa quả sau khi uống sữa

Không ăn hoa quả sau khi uống sữa

(Kiến Thức) - Một thí nghiệm nhỏ đưa ra cho thấy, nếu vắt nước chua trong hoa quả như chanh, cam vào cốc sữa sẽ thấy hiện tượng kết tủa lởn vởn.