4 thảm họa chết chóc không thể quên trong lịch sử

“Sương mù chết chóc“, “ngày đen tối“... là những thảm họa đáng sợ được ghi nhận trong lịch sử loài người...

Lịch sử đã chứng kiến nhiều thảm họa do tự nhiên và cả lỗi của con người gây nên. Những thảm họa này đã gây ra cho con người biết bao thiệt hại, hàng nghìn, hàng vạn người phải bỏ mạng...

Cùng điểm lại vài thảm họa chết chóc không thể nào quên trong lịch sử loài người qua tổng hợp của trang ATII dưới đây.

1. “Ngày đen tối” ở New England

Ngày 19/5/1780, bầu trời các bang thuộc vùng New England (Mỹ) và nhiều khu vực ở Canada bỗng nhiên đen kịt một cách bất thường. Dân chúng cực kỳ hoảng loạn. Người dân phải đi lại bằng ánh nến vào buổi trưa. Vài ngày trước đó, người dân đã ghi nhận rằng màu sắc của Mặt trời và Mặt trăng trở nên đỏ rực. Giếng và các con sông chứa đầy bồ hóng.

Vào thời kỳ này, khi khoa học chưa phát triển, nhiều người giải thích hiện tượng này theo yếu tố tâm linh. Một số tiểu bang trong khu vực đã giải thích bóng tối như một điềm báo, nhiều nơi khác lại cho rằng, đó là cuộc thử nghiệm của phù thủy Salem.

Tuy nhiên, hơn 200 năm sau, cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được lý do gì khiến "Ngày đen tối" xảy ra. Đó là kết quả của một vụ cháy rừng hết sức dữ dội bùng lên từ Canada. Những cột khói lớn đã cuồn cuộn bốc lên tầng cao khí quyển, kèm với đó là sương mù và mây dày đặc che phủ đã gây nên hiện tượng bầu trời đen kịt tại New England.

2. Siêu thảm họa núi lửa ở Indonesia

Thập kỷ 1810 - 1819 được coi là một trong những khoảng thời gian mà khí hậu trở nên lạnh nhất trong lịch sử Trái đất. Một điều không ngờ tới, chính trong lúc điều kiện như vậy mà ngọn núi lửa Tambora ở Indonesia lại thức giấc và hoạt động mạnh mẽ. Hậu quả của cuộc núi lửa phun trào này khiến cả thế giới nao núng trong gần một năm trời.

Những cột khói. tro bụi của Tambora lọt vào bầu khí quyển, tăng sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ Trái đất, khiến nhiều nơi không nhận đủ nhiệt, càng trở nên lạnh thêm.

Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”.

Không khí đậm đặc lưu huỳnh bao phủ hàng tháng trời ở các thành phố trên thế giới làm nhiều người dân bị mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng phổi. Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người. Đây được coi là sự kiện núi lửa phun trào lớn nhất mà lịch sử ghi nhận được cho tới bây giờ.

3. Động đất Messina ở Ý

Vào sáng sớm ngày 28/12/1908, một trận động đất 7,5 độ Richter đã xảy ra ở dải Messina, ngăn cách Sicily và Calabria nước Ý. Mặt đất rung động khoảng 40 giây trước khi làm sụp đổ hoàn toàn các công trình xây dựng trong vòng bán kính 300km quanh đó.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, một cơn sóng thần cao 12m với sức tàn phá mạnh mẽ tiếp tục đổ bộ vào các thành phố này chỉ ít phút sau trận động đất. Kết quả là, 91% cấu trúc ở Messina đã bị phá hủy và khoảng 70.000 cư dân đã bị chết.

Xác chết của các nạn nhân của trận động đất ở Messina

Trận động đất đặc biệt gây ra nhiều thiệt hại nặng nề bởi toàn bộ người dân thành phố không hề có sự chuẩn bị nào để bảo vệ mình trước thảm họa. Những mái nhà nặng nề cùng nền đất yếu đã chôn sống nhiều gia đình dưới đống đổ nát.

Cư dân Messina may mắn sống sót ở tạm trong túp lều

Họ nằm kẹt dưới đống đổ nát nhiều ngày liền trước khi chờ được đội cứu nạn đến giải thoát. Những cư dân Messina may mắn sống sót cũng phải chuyển tới định cư ở các thành phố khác.

4. "Sương mù chết" ở Donora

Vào năm 1948, một màn “sương mù chết chóc” đã xuất hiện, bao phủ cả thị trấn nhỏ Donora, Pennsylvania. Theo nghiên cứu, "làn sương mù" này bắt nguồn từ một nhà máy luyện kim và luồng khí thải ô nhiễm thoát ra từ nhà máy cứ thế lan rộng, bao quanh thị trấn.

Cùng với thời tiết lạnh, tình trạng ô nhiễm càng nặng nề bởi không khí ô nhiễm khô đặc lại chứ không thoát đi được. Nhiều cư dân ví von, thị trấn Donora trở thành một phòng tắm hơi với nhiều loại khí ăn da độc hại. Tình trạng này kéo dài 5 ngày cho đến khi một cơn mưa xuất hiện và làm sạch không khí.

Làn sương mù đã khiến 20 người chết vì ngạt thở trong 5 ngày đầu tiên, và 30 người khác chết trong tuần vì mắc biến chứng. Hàng trăm động vật hoang dã thiệt mạng và hơn một nửa dân số 14.000 của Donora được chẩn đoán tổn thương phổi vĩnh viễn.

Nhận thức về mối nguy hiểm này, nhiều điều luật về ô nhiễm không khí được thông qua và các cơ quan bảo vệ môi trường ra đời.

Những thảm họa kinh hoàng làm chao đảo cả thế giới năm 2018

Dưới đây là những thảm họa kinh hoàng gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của trên thế giới trong năm 2018.

Nhung tham hoa kinh hoang lam chao dao ca the gioi nam 2018
 Núi lửa phun trào ở Guatemala: Ít nhất 110 người thiệt mạng cùng với ngôi làng San Miguel Los Lotes, ở sườn phía Nam của núi lửa Fuego gần như bị vùi lấp hoàn toàn sau khi núi lửa này hoạt động trở lại dữ dội nhất trong 40 năm qua vào đầu tháng 6/2018. Ảnh: AP 

Nhìn lại 5 thảm họa kỹ thuật tồi tệ nhất thế giới

Nhân loại không chỉ đón nhận những công trình kỹ thuật ngoạn mục, tuyệt vời mà cũng từng gặp phải những thảm họa kỹ thuật tồi tệ, làm nhiều người chết, gây chấn động.

Nhin lai 5 tham hoa ky thuat toi te nhat the gioi
 1. Cầu Tacoma Washington bị sập: Cầu Tacoma Washington là cặp cầu treo dài 853m ban đầu có tên Galloping Gertie, khánh thành vào năm 1940. Cầu bị sập do gió mạnh, làm một người đàn ông tử vong. Đây là một trong những thảm họa kỹ thuật tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.