Những lợi ích từ việc ăn bưởi
Chứa nhiều thành phần bổ dưỡng
Bưởi chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loạivi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Ảnh minh họa. |
Tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do thời tiết, hãy thử ăn một quả bưởi, cảm giác được bù nước và sảng khoái là điều mà bạn nhận được sau đó mà không cần phải lo dư thừa hay quá tải calo. Thêm vào đó, vitamin C mà bạn hấp thu được từ bưởi giúp duy trì hệ miễn dịch cơ thể bạn khoẻ mạnh. Các nhà dinh dưỡng học khẳng định quả bưởi cung cấp khoảng 600% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Lượng vitamin C này có thể giúp bạn tránh được cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng và các chứng bệnh khác.
Tốt cho tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ cao, bưởi rất tuyệt vời đối với nhu động ruột. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ăn bưởi sẽ giúp bạn khắc phụcđiều này.
Điều hòa huyết áp
Bưởi có chứa một lượng kali cao giúp thư giãn các mạch máu và thúc đẩy sự lưu thông máu dễ dàng. Kali là một tác nhân tuyệt vời để giảm căng thẳng trong hệ tuần hoàn của bạn giúpmáu và tim hoạt động tối ưu, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Củng cố xương cốt
Một điều khác nên biết vềkali đó là nó giúp xương chắc khoẻ. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh loãng xương trong tương lai, ăn nhiều bưởi để làmgiàu kali sẽ giúp ích cho bạn.
Sai lầm “chết người” khi ăn bưởi
Ăn bưởi khi đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Những người này thường có ý niệm ăn bưởi khi đói sẽ tăng tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, việc giảm cân thì có lợi nhưng lại gây hại nghiêm trọng đến dạ dày.
Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày,…
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi.
Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450).
Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
Ăn bưởi khi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi uống thuốc
Cấc chuyên gia về sức khỏe cho rằng những người đang sử dụng thuốc, nhất là người già và trẻ nhỏ thì không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi.
Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Người dùng thuốc dị ứng ăn bưởi hay uống nước bưởi cùng 1 thời điểm sẽ gây chứng đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí với những người cơ địa yếu có thể dẫn đến đột tử mà không hề biết.
Bên cạnh đó những thành phần không nên kết hợp với bưởi như: Chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride, dung dịch Cyclosporine,…
Nếu ăn bưởi và uống nước ép bưởi cùng với các loại thuốc có thành phần như trên trong vòng 24h sẽ gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, khi sử dụng thuốc bạn nên xem kỹ thành phần của thuốc hay hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp của chúng.