4 phi tần nào chịu kết cục bi thảm nhất nhà Thanh?

Đằng sau vẻ ngoài hoa lệ, Tử Cấm Thành chứa đựng rất nhiều câu chuyện thương tâm. Trong đó có cả những vị phi tần phải chịu kết cục bi thảm nhất. Người chết trong oan khuất, người an táng không thụy hiệu.

Đại phi A Ba Hợi: Bị ép tự vẫn để tuẫn táng
Đại phi Ô Lạp Na Lạp A Ba Hợi (1590 - 1626) là sinh mẫu của Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn dưới thời Thuận Trị đế. Khi còn là thiếu nữ, nàng nổi tiếng với nhan sắc rạng ngời, đến mức hoa nhường nguyệt thẹn. Vào năm 1601, Ô La A Ba Hợi trở thành phi tần của Hậu Kim Đại Hãn Nỗ Nhĩ Cáp Xích 43 tuổi và được sủng ái vô cùng, lúc đó nàng mới 12 tuổi. Thế nhưng tiếc nay, đó lại cũng chính là nguyên nhân khiến nàng phải bỏ mạng oan khuất.
4 phi tan nao chiu ket cuc bi tham nhat nha Thanh?
 
Vào năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đột ngột lâm bệnh nặng, trong di ngôn, ông muốn Đại phi A Ba Hợi phải tuẫn táng cùng. Vì vậy, Ô La A Ba Hợi đã bị chính những người con của chồng mình bức tử. Khi ấy, nàng mới chỉ 37 tuổi.
Đức phi Ô Nhã thị: Nghi án bị con trai ruột bức tử
Đức phi Ô Nhã thị (1660 – 1723) là phi tần của Khang Hy và là thân mẫu của Ung Chính. Lịch sử đánh giá bà là vị Thái hậu yểu mệnh nhất với cái chết mang nhiều nghi vấn. Bà xuất thân không danh giá, chỉ là một cung nữ bưng trà rót nước. Bằng tài năng của mình, bà đã bước lên vị trí chủ tử của Vĩnh Hòa cung. Vậy nhưng, mối quan hệ của Đức Phi và Ung Chính không được tốt. Sau khi Ung Chính kế vị, Ô Nhã thị từng thẳng thắn tuyên bố đây không phải là điều bà mong muốn.
Sau khi Ung Chính đăng cơ được vài tháng, Đức Phi đột ngột qua đời. Nhiều người đặt ra nghi vấn bà bị chính con ruột của mình là Ung Chính bức tử.
Kế hậu Ô Lạp Na Lạp thị (phi tử của Càn Long): Chết trong ghẻ lạnh
Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị (1718-1766) là vị Hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long. Ngày Càn Long vừa đăng cơ, bà được tấn phong làm Nhàn phi, sau đó là Nhàn Quý phi. Khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, bà tiếp tục được tấn phong làm Hoàng Quý phi, chẳng bao lâu sau được chính thức sắc phong làm Hoàng hậu.
Ô Lạp Na Lạp thị được Càn Long sủng ái vô cùng. Thế nhưng vào tháng giêng năm Càn Long thứ 30, bà nảy sinh mâu thuẫn với trong chuyến đi nam tuần. Vì quá phẫn uất, bà đã cắt đi mái tóc của mình trước mặt Càn Long - 1 hành hành động đại bất kính đối với Hoàng đế. Sau đó, bà bị tước hết thụy hiệu, bị giam vào lãnh cung, chết trong ghét lạnh, và được tuẫn táng sơ sài.
Trân Phi: Bị Từ Hi Thái hậu ra tay sát hại dã man
Trân Phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ tương đối thấp kém thời nhà Thanh. Sinh thời, Trân Phi có tư tưởng rất phóng khoáng, thích chụp ảnh và giả trai. Vào năm Quang Tự thứ 14 (1888), bà trở thành Trân Tần của Hoàng đế Quang Tự. Ban đầu, Từ Hy Thái Hậu rất quý Trân Tần. Nhưng từ khi Trân Tần được đắc sủng, Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu - cháu gái của bà bị vua ghẻ lạnh, hắt hủi, Từ Hy vắt đầu sinh ác cảm.
Vào năm Quang Tự thứ 20 (1894), nhân dịp đại thọ 60 tuổi của Từ Hi Thái hậu, vua Quang Tự quyết định phong Trân tần lên làm Phi. Thế nhưng, nghi lễ chưa kịp diễn ra, Trân Phi đã bị Từ Hy giáng làm QUý nhân vì tội can thiệp triều chính. Thậm chí, còn sai người lột áo, đánh đập Trân Phi vô cùng dã man và đày bà vào lãnh cung. Chưa dừng lại ở đó, Từ Hy còn sai người giết hại Trân Phi dã man, ném bà xuống giếng, và ném theo vài khối đá to xuống để lấp xác.

Người bị tuẫn táng có thể cầm cự bao lâu sau khi bị chôn?

Trong 1 không gian thiếu hụt tất cả mọi thứ cần thiết cho sự sống, những nạn nhân bất hạnh phải tuẫn táng theo người chết và trải qua những điều đáng sợ.

TUẪN TÁNG – HỦ TỤC GHÊ RỢN THỜI PHONG KIẾN

Vào thời phong kiến, Trung Quốc từng tồn tại 1 hủ tục cực kì ghê rợn: Tuẫn táng người sống theo người chết (chôn sống). Ngoài việc cảm thấy sợ hãi tột cùng hủ tục này, rất nhiều người cũng thắc mắc rằng: Liệu những nạn nhân bị tuẫn táng ấy có thể sống bao lâu dưới lòng đất lạnh lẽo? Những ghi chép về 1 vụ tuẫn táng quy mô lớn diễn ra vào thời nhà Liêu sẽ giải đáp được câu hỏi này của hậu thế.

Bí mật phòng the 2 chấm đỏ trên khóe miệng phi tần Trung Quốc

Dưới thời nhà Đường, các phi tần Trung Quốc thường trang điểm 2 chấm đỏ trên khóe miệng. Đó không chỉ là cách làm đẹp mà còn là bí mật phòng the.

Bi mat phong the 2 cham do tren khoe mieng phi tan Trung Quoc
Các phi tần Trung Quốc dưới thời nhà Đường gây chú ý với phong cách trang điểm ấn tượng là 2 chấm đỏ trên khóe miệng. Người xưa gọi kiểu trang điểm này là "diện áp". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới