4 nữ điệp viên nổi tiếng trong nội chiến Mỹ

(Kiến Thức) - Rose Greenhow, Harriet Tubman, Belle Boyd... là những điệp viên xinh đẹp, quyến rũ và tài năng bậc nhất trong lịch sử nội chiến Mỹ.

4 nữ điệp viên nổi tiếng trong nội chiến Mỹ
1. Rose Greenhow
 
Khi còn nhỏ Rose O'Neal Greenhow được mọi người gọi là "Wild Rose”. Khi trưởng thành, cô là người có địa vị trong xã hội ở Washington, DC sau khi lấy một bác sĩ giàu có và nổi tiếng. Cuộc sống hạnh phúc và giàu sang của Greenhow đã sụp đổ vào những năm 1850. Khi đó, chồng và 5 trong số 8 người con của cô lần lượt qua đời. Trong những tháng trước khi cuộc nội chiến Mỹ nổ ra, Greenhow là một trong những người ủng hộ lực lương miền Nam. Bà nhanh chóng trở thành người đứng đầu trong đội ngũ gián điệp chống lại lực lượng miền Bắc. Nổi tiếng là một nữ tiếp viên duyên dáng, xinh đẹp và hấp dẫn, cô đã thu thập được thông tin tình báo quan trọng từ các chính trị gia và nhà ngoại giao. Đặc biệt, cô lấy được những tin tình báo tuyệt mật, giúp chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam P.G.T. Beauregard giành thắng lợi đầu tiên trong trận Bull Run cũng như nhiều điệp vụ khác.
Trong tháng 7/1861, Greenhow lấy được thông tin quan trọng về kế hoạch tấn công Manassas, Virginia của quân đội Liên minh miền Bắc. Cô đã giấu những tin nhắn quan trọng trong bộ tóc giả của mình và đi qua đoạn đường dài 20 dặm thuộc quyền kiểm soát của lực lượng miền Bắc. Cuối cùng, cô đã đưa tin tình báo có được cho người truyền tin của tổ chức Bettie Duvall (16 tuổi). Sau đó, Chủ tịch liên minh miền Nam Jefferson Davis đã vinh danh Greenhow vì những thông tin tình báo của cô đã giúp họ giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Bull Run.
Đến ngày 23/8/1861, người đứng đầu sở mật vụ mới được thành lập của liên bang Allan Pinkerton đã thu thập đủ bằng chứng để khám xét nhà của điệp viên Greenhow. Sau đó, cô và người con gái út là Little Rose bị quản thúc tại nhà và cuối cùng bị đưa đến nhà tù. Mặc dù bị giam giữ nhưng Greenhow vẫn tiếp tục thu thập thông tin tình báo và gửi cho lãnh đạo lực lượng miền Nam.
Sau khi được thả tự do vào năm 1862, Chủ tịch Davis đã giao cho cô một sứ mệnh ngoại giao châu Âu. Tại đây, nữ điệp viên tài ba này đã có cơ hội gặp vua Napoleon III và Nữ hoàng Victoria. Cũng tại nơi này, cô đã đính hôn với một nhà quý tộc Anh và xuất bản cuốn hồi ký của mình.
Năm 1864, trên đường trở về Mỹ, con tàu chở Greenhow gặp nạn ở ngoài khơi bờ biển North Carolina sau khi gặp phải lực lượng miền Nam. Không nghe theo lời khuyên của thuyền trưởng, Greenhow đã cùng hai hành khách khác bỏ trốn trên một chiếc thuyền nhỏ cùng với số vàng bạc châu báu dùng để mang về lấp đầy kho bạc miền Nam. Tuy nhiên, con thuyền đó bị lật úp và Greenhow đã chết tại đó cùng với số kho báu trên.
2. Harriet Tubman
Là một trong những nữ anh hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Harriet Tubman có lẽ là cựu nô lệ da đen nổi tiếng nhất ở Nam Carolina khi chỉ dẫn và giúp hơn 300 người (trong đó có cả cha mẹ mình) đến với tự do bằng các con đường bí mật được gọi là “đường sắt ngầm” trong những năm 1850.
Tubman vô cùng dũng cảm khi đã vùng lên, trốn thoát khỏi chế độ nô lệ vào năm 1849 và thành lập một mạng lưới gián điệp rộng lớn cho lực lượng liên minh miền Bắc trong suốt thời gian diễn ra cuộc nội chiến.
Vào đầu năm 1862, với sự hỗ trợ lực lượng miền Bắc, Tubman đã đến Nam Carolina làm điệp viên. Tại đây, cô làm y tá và giáo viên cho hàng trăm nô lệ trong các doanh trại của lực lượng miền Bắc. Sau đó, cô nhanh chóng thuyết phục và đưa một nhóm những người đàn ông da đen ở đây vào mạng lưới tình báo. Tubman đã đưa những công chức và nô lệ vào mạng lưới của mình để thu thập thông tin tình báo quân sự. Cô cũng đứng ra tổ chức nhiệm vụ nguy hiểm như giúp lực lượng liên minh miền Bắc tiêu diệt các đồn điền và giải phóng nô lệ phải làm việc trên tàu chiến.
Đặc biệt, tháng 6/1863, Tubman đã dẫn đầu một nhóm vũ trang tiến hành đột kích làm gián đoạn đường cung cấp lương thực, đạn dược của lực lượng miền Nam và giải phóng hơn 700 nô lệ ở khu đồn điền gạo dọc sông Combahee, Nam Carolina.
Sau cuộc nội chiến, Tubman chỉ được trao thưởng 200 USD trong ba năm làm điệp viên cho lực lượng miền Bắc cũng như bị chính quyền từ chối cấp tiền trợ cấp với những đóng góp trong cuộc nội chiến. Với số tiền ít ỏi đó, cô buộc phải bán bánh nướng, bánh gừng và nước trái cây để sinh tồn. Sau đó, Tubman trở thành một nhân vật chủ chốt trong phong trào đòi quyền bỏ phiếu bầu cử.
3. Belle Boyd
Sinh ra trong một gia đình ở Virginia với lòng trung thành cao độ với lực lượng miền Nam, Isabelle "Belle" Boyd đã trở thành một trong những điệp viên nổi tiếng nhất trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến. Trong sự nghiệp điệp viên hoành tráng, khi mới 17 tuổi, cô đã giết một người miền Bắc vào tháng 7/1861. Cụ thể, người lính đó đã đột nhập vào ngôi nhà của cô, xé cờ của lực lượng miền Nam và nhục mạ mẹ cô. Thấy vậy, Boyd đã dùng súng bắn người lính đó. Mặc dù được tuyên bố trắng án nhưng lực lượng miền Bắc vẫn theo dõi chặt chẽ cô. Sau đó, Boyd đã lừa được kẻ thù và truyền những tin tình báo quân sự bí mật cho chỉ huy lực lượng miền Nam.
Tháng 5/1862, Boyd ở Pháo đài Hoàng gia ở Virginia và đã nghe trộm các cuộc họp của lực lượng miền Bắc thông qua một khe nhỏ ở cánh cửa. Sau đó, cô đã truyền tin tức nghe được cho chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam Stonewall Jackson. Những thông tin này đã hỗ trợ vị tướng trên giành chiến thắng trong chiến dịch thung lũng Shenandoah năm 1862.
Đến tháng 7/1862, cô bị lực lượng miền Bắc bắt giữ và tống vào tù ở Washington. Sau đó 1 tháng, Boyd được trả tự do. Một năm sau đó, cô lại bị tống vào tù.
Sau khi được trả tự do, Boyd đã đi tàu sang Anh vào tháng 5/1864 để đưa tin tình báo. Tuy nhiên, cô lại bị lực lượng miền Bắc bắt giữ. Một trong số những binh sĩ miền Bắc có tên Samuel Hardinge đã đem lòng yêu cô và giúp cô trốn thoát tới London, Anh. Tại đây, hai người đã tổ chức kết hôn. Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của hai người không kéo dài được bao lâu khi Hardinge đột ngột qua đời. Boyd trở thành góa phụ và làm mẹ khi mới 20 tuổi. Trong thời gian ở Anh, cô đã viết cuốn hồi ký và bắt đầu sự nghiệp biểu diễn trên sân khấu khá thành công. Sau đó, cô trở về Mỹ và tiếp tục tái hôn 2 lần. Khi về nước, cô được mời đi giảng dạy, nói về những bài học chiến tranh của bản thân đã đúc rút được trong thời gian làm điệp viên ở khắp nước Mỹ.
4. Elizabeth Van Lew
Lớn lên trong một gia đình giàu có sở hữu nhiều nô lệ ở Richmond, Virginia, Elizabeth Van Lew đã trở thành điệp viên xuất sắc cho chính phủ liên bang miền Bắc. Ngay từ khi còn nhỏ, Elizabeth đã được theo học tại trường Quaker thuộc bang Philadelphia. Tại đây, cô được giáo dục về sự bất công của chế độ nô lệ và từ đó sớm hình thành tư tưởng giải phóng nô lệ. Sau khi cha qua đời vào năm 1843, anh trai của Elizabeth đã tiếp quản sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Khi đó, họ quyết định trả tự do cho những người nô lệ làm việc trong gia đình mình từ xưa đến nay.
Khi chiến tranh nổ ra , Van Lew và mẹ bắt đầu đem quần áo, thực phẩm và thuốc men cho tù nhân thuộc lực lượng miền Bắc bị giam cầm trong nhà tù của phe miền Nam ở Richmond. Cô đã giúp một số người bỏ trốn khỏi đó hay tuồn thư từ và thu thập thông tin giá trị về lực lượng miền Nam từ tù nhân và nhân viên an ninh. Sau đó, cô truyền tin cho lực lượng miền Bắc.
Cuối năm 1863, chỉ huy lực lượng miền Bắc Benjamin Butler tuyển dụng Van Lew làm điệp viên. Cô nhanh chóng trở thành người đứng đầu mạng lưới gián điệp ở Richmond. Với sự giúp đỡ của các cộng sự trong đó có điệp viên đóng vai trò cánh tay phải của cô là Mary Bowser , Van Lew đã truyền đi những thông tin tình báo mật cho lực lượng miền Bắc và giấu chúng trong những quả trứng rỗng ruột hay trong các loại rau.
Nữ điệp viên Van Lew còn thuyết phục nhiều người tham gia mạng lưới tình báo của mình trong đó có một quan chức cấp cao làm việc ở nhà tù Libby. Tháng 4/1865, lực lượng Liên minh miền Bắc giành được quyền kiểm soát Richmond nhờ những thông tin tình báo quan trọng mà Van Lew thu thập được. Đích thân tướng Grant cũng như nhiều nhân vật chủ chốt trong chính phủ Liên bang miền Bắc đã gửi lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp đặc biệt của cô đối với chiến dịch trên.
Bên cạnh đó, Van Lew còn nhận được một khoản tiền thưởng nhỏ từ chính phủ để ghi nhận công trạng. Do đóng góp phần lớn tài sản riêng trong quá trình làm điệp viên nên sau thời kỳ tái thiết, cô sống trong cảnh bần hàn. Thêm vào đó, cô ngày càng bị dân chúng Richmond tẩy chay khủng khiếp và coi như kẻ thù. Những ngày cuối đời, cô phải sống dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ một số gia đình Boston giàu có từng được cô giúp đỡ trong thời kỳ nội chiến. Cô nhận sự hỗ trợ tiền bạc đó cho đến khi qua đời vào năm 1900.

Tang thương trận chiến Gettysburg 150 năm trước

Tang thương trận chiến Gettysburg 150 năm trước
Nhiều nhiếp ảnh gia chiến tranh đã có mặt trong cuộc chiến đẫm máu đó và ghi lại cảnh tang thương, chết chóc của hai phía. Binh đoàn Potomac của miền Bắc do thiếu tướng George G. Meade chỉ huy đã đánh bại binh đoàn Bắc Virginia do tướng miền Nam Robert E. Lee cầm trịch.
 Nhiều nhiếp ảnh gia chiến tranh đã có mặt trong cuộc chiến đẫm máu đó và ghi lại cảnh tang thương, chết chóc của hai phía. Binh đoàn Potomac của miền Bắc do thiếu tướng George G. Meade chỉ huy đã đánh bại binh đoàn Bắc Virginia do tướng miền Nam Robert E. Lee cầm trịch.

Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ đây là ngôi nhà bình thường của người dân nhưng nó lại là trụ sở chỉ huy của Tướng Lee thuộc quân đội Nam đóng tại Chambersburg Pike.
 Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ đây là ngôi nhà bình thường của người dân nhưng nó lại là trụ sở chỉ huy của Tướng Lee thuộc quân đội Nam đóng tại Chambersburg Pike.

Hàng loạt thi thể binh sĩ của hai bên nằm ngổn ngang trên mặt đất tại khu vực gần Woods McPherso.
 Hàng loạt thi thể binh sĩ của hai bên nằm ngổn ngang trên mặt đất tại khu vực gần Woods McPherso.

Đây là trung tâm chỉ huy của tướng G. Meade trong trận chiến lịch sử Gettysburg. Nó nằm ở ngọn đồi nghĩa trang Cemetery Ridge.
 Đây là trung tâm chỉ huy của tướng G. Meade trong trận chiến lịch sử Gettysburg. Nó nằm ở ngọn đồi nghĩa trang Cemetery Ridge.

Trong trận chiến đẫm máu, ác liệt này, hơn 4.700 binh sĩ miền Nam thiệt mạng. Mặc dù quân đội Liên minh miền Bắc giành chiến thắng nhưng họ cũng phải trả cái giá tương xứng đó là hơn 3.000 quân sĩ tử trận.
 Trong trận chiến đẫm máu, ác liệt này, hơn 4.700 binh sĩ miền Nam thiệt mạng. Mặc dù quân đội Liên minh miền Bắc giành chiến thắng nhưng họ cũng phải trả cái giá tương xứng đó là hơn 3.000 quân sĩ tử trận.

Một người lính miền Nam chết trong đường hào cùng với khẩu súng trường của mình.
Một người lính miền Nam chết trong đường hào cùng với khẩu súng trường của mình.

Hàng ngàn binh sĩ tử trận cùng với hàng chục ngàn người khác bị thương khiến Gettysburg trở thành cuộc chiến khốc liệt nhất. Mặc dù y học hiện đại rất phát triển nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu chữa được hết binh sĩ trọng thương. Trong ảnh là lều y tế dã chiến của lực lượng liên minh miền Bắc đang thực hiện một ca phẫu thuật.
 Hàng ngàn binh sĩ tử trận cùng với hàng chục ngàn người khác bị thương khiến Gettysburg trở thành cuộc chiến khốc liệt nhất. Mặc dù y học hiện đại rất phát triển nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu chữa được hết binh sĩ trọng thương. Trong ảnh là lều y tế dã chiến của lực lượng liên minh miền Bắc đang thực hiện một ca phẫu thuật.

Mặc dù nhiều binh sĩ đã ngã xuống trong trận chiến Gettysburg nhưng 3 binh sĩ thuộc lực lượng miền Nam bị bắt làm tù binh này dường như khá bình thản.
 Mặc dù nhiều binh sĩ đã ngã xuống trong trận chiến Gettysburg nhưng 3 binh sĩ thuộc lực lượng miền Nam bị bắt làm tù binh này dường như khá bình thản.

Một số lượng lớn ngựa và la "kề vai sát cánh" chiến đấu cùng binh sĩ hai bên cũng tử nạn tại chiến trường khốc liệt Gettysburg. Ước tính, khoảng 3.000 động vật chết trong cuộc chiến đó.
 Một số lượng lớn ngựa và la "kề vai sát cánh" chiến đấu cùng binh sĩ hai bên cũng tử nạn tại chiến trường khốc liệt Gettysburg. Ước tính, khoảng 3.000 động vật chết trong cuộc chiến đó.

Họa sĩ Alfred R. Waud của tuần báo Harper ngồi vẽ phác thảo tình hình trận chiến Gettysburg.
 Họa sĩ Alfred R. Waud của tuần báo Harper ngồi vẽ phác thảo tình hình trận chiến Gettysburg.

Một trong những bản phác thảo của họa sĩ Waud vẽ cảnh chiến đấu của các binh sĩ miền Nam có biệt danh là những con hổ Louisiana với binh đoàn số 11 đoàn Liên minh quân đội miền Bắc.
 Một trong những bản phác thảo của họa sĩ Waud vẽ cảnh chiến đấu của các binh sĩ miền Nam có biệt danh là những con hổ Louisiana với binh đoàn số 11 đoàn Liên minh quân đội miền Bắc.

Vài tháng sau khi kết thúc trận chiến Gettysburg, Tổng thống Abraham Lincoln đến thăm chiến trường đẫm máu trên và dự lễ khánh thành Nghĩa trang Quốc gia để tưởng nhớ những binh sĩ tử vong tại đây.
 Vài tháng sau khi kết thúc trận chiến Gettysburg, Tổng thống Abraham Lincoln đến thăm chiến trường đẫm máu trên và dự lễ khánh thành Nghĩa trang Quốc gia để tưởng nhớ những binh sĩ tử vong tại đây.

10 lãnh đạo dở nhất lịch sử quân sự thế giới

(Kiến Thức) - Chỉ vì coi thường kẻ địch, chủ quan khi ra trận, họ phải nếm mùi thất bại và trở thành 10 nhà lãnh đạo tệ nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

10 lãnh đạo dở nhất lịch sử quân sự thế giới

1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.
1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.  
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận.
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận. 
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng.
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng. 
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg.
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg. 
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
 6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng. 
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức.
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức. 
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh.
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh. 
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng.
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II.  Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng. 

9 vụ tự sát tập thể đông nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Ước tính có khoảng 22.000 thường dân Saipan đã nhảy xuống vách đá Marpi cao 250m tự tử khi bị quân đội Mỹ bao vây, đánh chiếm.

9 vụ tự sát tập thể đông nhất lịch sử

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Theo quan niệm phong thủy, Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Việc đốt trầm trên bàn thờ Thần Tài, gia tiên liệu có nên hay không? Khi nào nên đốt trầm hương trên bàn thờ?