4 món chè tốt cho mẹ bầu, giúp nước ối trong vắt

4 món chè tốt cho mẹ bầu, giúp nước ối trong vắt

(Kiến Thức) - Thai nhi cần nhất là nước ối trong sạch để duy trì việc tiếp nhận dinh dưỡng và oxi. Mẹ bầu đặc biệt chú tâm đến chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt bổ sung thêm 4 món chè này, mẹ sẽ không còn lo dị tật não cho con nữa nhé!

1. Chè mè đen với bột sắn dây. Nguyên liệu: Vừng đen, bột nếp, bột sắn dây, sữa tươi, đường. Nhặt sạch sạn rồi cho vừng đen lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Ảnh: botsandaynguyenchat.vn.
1. Chè mè đen với bột sắn dây. Nguyên liệu: Vừng đen, bột nếp, bột sắn dây, sữa tươi, đường. Nhặt sạch sạn rồi cho vừng đen lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Ảnh: botsandaynguyenchat.vn.
Cho bột gạo nếp lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Sau đó,  mẹ bầu cho bột sắn dây vào 1 chiếc bát và hòa cho tan. Ảnh: Webtretho.com.
Cho bột gạo nếp lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Sau đó, mẹ bầu cho bột sắn dây vào 1 chiếc bát và hòa cho tan. Ảnh: Webtretho.com.
Khi nấu mẹ chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa vừng đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước. Cho xoong lên bếp, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Mẹ đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là xong. Ảnh: Mecuti.vn
Khi nấu mẹ chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa vừng đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước. Cho xoong lên bếp, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Mẹ đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là xong. Ảnh: Mecuti.vn
2. Chè đỗ đen. Nguyên liệu: Đỗ đen, đường, muối, nước cốt dừa, dừa bào sợi, thạnh đen, dầu chuối. Đỗ đen đem rửa sạch, ngâm khoảng 4-5 giờ. Sau đó cho đỗ đen vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đỗ. Đun sôi, giảm lửa dần cho đến khi đỗ đen mềm thì tắt bếp. Ảnh: phunutoday.vn.
2. Chè đỗ đen. Nguyên liệu: Đỗ đen, đường, muối, nước cốt dừa, dừa bào sợi, thạnh đen, dầu chuối. Đỗ đen đem rửa sạch, ngâm khoảng 4-5 giờ. Sau đó cho đỗ đen vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đỗ. Đun sôi, giảm lửa dần cho đến khi đỗ đen mềm thì tắt bếp. Ảnh: phunutoday.vn.
Cho đường vào đun nhỏ nước và quấy đều tay cho đường nhanh tan. Sau đó tắt bếp, để 15-20 phút cho đỗ ngấm đường. Tiếp tục bắt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và cho thêm nước nếu cần thiết. Đun đến khi nếm thử vừa miệng là được. Ảnh: aMeovat.com.
Cho đường vào đun nhỏ nước và quấy đều tay cho đường nhanh tan. Sau đó tắt bếp, để 15-20 phút cho đỗ ngấm đường. Tiếp tục bắt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và cho thêm nước nếu cần thiết. Đun đến khi nếm thử vừa miệng là được. Ảnh: aMeovat.com.
3. Chè đậu đỏ. Nguyên liệu: Đậu đỏ, đường, bột đao, nước cốt dừa. Để nấu chè đậu đỏ, chị em phải ngâm đậu với nước khoảng 6-8 tiếng đồng hồ. Đậu sau khi đã ngâm sẽ nở to và mềm hơn. Mẹ hãy vớt đậu ra rổ cho ráo nước. Ảnh: 2monanmoingay.com.
3. Chè đậu đỏ. Nguyên liệu: Đậu đỏ, đường, bột đao, nước cốt dừa. Để nấu chè đậu đỏ, chị em phải ngâm đậu với nước khoảng 6-8 tiếng đồng hồ. Đậu sau khi đã ngâm sẽ nở to và mềm hơn. Mẹ hãy vớt đậu ra rổ cho ráo nước. Ảnh: 2monanmoingay.com.
Cho đậu vào nồi áp suất, cho vào khoảng 1 lít nước rồi cho thêm một chút xíu muối, rồi đun khoảng 30-40 phút. Tiếp theo, chị em hãy cho đường vào đun cùng, nhớ khuấy đều cho đường tan hết, chỉ cần để nồi ở chế độ nấu. Ảnh: Agiadinh.net.
Cho đậu vào nồi áp suất, cho vào khoảng 1 lít nước rồi cho thêm một chút xíu muối, rồi đun khoảng 30-40 phút. Tiếp theo, chị em hãy cho đường vào đun cùng, nhớ khuấy đều cho đường tan hết, chỉ cần để nồi ở chế độ nấu. Ảnh: Agiadinh.net.
Mẹ hãy hòa tan bột năng hoặc bột sắn dây vào chén, sau đó đổ từ từ vào nồi đậu. Vừa đổ vừa khuấy đều tay để bột tan hết. Chờ khi nồi đậu sôi lại một lần nữa là chúng ta có thể tắt nồi đun nhé. Ảnh: thaprauhuuco.com.
Mẹ hãy hòa tan bột năng hoặc bột sắn dây vào chén, sau đó đổ từ từ vào nồi đậu. Vừa đổ vừa khuấy đều tay để bột tan hết. Chờ khi nồi đậu sôi lại một lần nữa là chúng ta có thể tắt nồi đun nhé. Ảnh: thaprauhuuco.com.
4. Chè khoai lang đậu xanh. Nguyên liệu: Khoai lang, đậu xanh không vỏ, bột báng, nước cốt dừa, đường trắng, muối. Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tiếp đó cho thêm đường, muối vào ướp với khoai lang cho thêm đậm đà. Ảnh: phunutoday.vn.
4. Chè khoai lang đậu xanh. Nguyên liệu: Khoai lang, đậu xanh không vỏ, bột báng, nước cốt dừa, đường trắng, muối. Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tiếp đó cho thêm đường, muối vào ướp với khoai lang cho thêm đậm đà. Ảnh: phunutoday.vn.
Đậu xanh không vỏ đem ngâm trong nước khoảng 3 giờ cho nở ra. Mẹ đãi bỏ hạt thối, sạn, bụi bẩn, sau đó đem đổ vào nồi. Thêm 1,5 lít nước và đun cho đến khi đậu chín mềm thì đổ bột báng vào. Ảnh: NiemDamMe.biz.
Đậu xanh không vỏ đem ngâm trong nước khoảng 3 giờ cho nở ra. Mẹ đãi bỏ hạt thối, sạn, bụi bẩn, sau đó đem đổ vào nồi. Thêm 1,5 lít nước và đun cho đến khi đậu chín mềm thì đổ bột báng vào. Ảnh: NiemDamMe.biz.
Nấu chè: Sau khi sôi, mẹ hãy vặn lửa nhỏ rồi đun thêm 15 phút nữa thì cho thêm khoai lang và số đường còn lại vào. Có thể thêm hoặc bớt đường tùy khẩu vị. Đến khi thấy khoai lang đã chín mềm thì đổ thêm nước cốt dừa vào đun cho chè hơi sôi là được. Ảnh: phunutoday.vn.
Nấu chè: Sau khi sôi, mẹ hãy vặn lửa nhỏ rồi đun thêm 15 phút nữa thì cho thêm khoai lang và số đường còn lại vào. Có thể thêm hoặc bớt đường tùy khẩu vị. Đến khi thấy khoai lang đã chín mềm thì đổ thêm nước cốt dừa vào đun cho chè hơi sôi là được. Ảnh: phunutoday.vn.

GALLERY MỚI NHẤT