4 dự án của Vinachem còn nợ các ngân hàng hơn 16.000 tỷ đồng

Số nợ ngân hàng của các dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 2 Lào Cai, DAP Hải Phòng của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) ở thời điểm hiện nay là hơn 16.000 tỷ đồng.

4 dự án của Vinachem còn nợ các ngân hàng hơn 16.000 tỷ đồng
Trong số 4 dự án của Vinachem, khoản nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 8.588 tỷ đồng. Trước đó, 4 dự án này vay VDB 12.565 tỷ đồng và đã trả được gần 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn phần nợ lãi của Đạm Hà Bắc và DAP số 2 Lào Cai tại VDB là 732 tỷ đồng.
Các khoản vay này tuỳ từng dự án có thời gian khác nhau. Đơn cử, Dự án DAP có thời hạn vay là 9 năm và sẽ kết thúc vào năm 2018 với khoản nợ hiện còn lại là 201 tỷ đồng. Đây cũng là dự án có lãi suất vay bình quân khá thấp, 3%/năm.
4 du an cua Vinachem con no cac ngan hang hon 16.000 ty dong
 
Ba dự án còn lại đều có thời gian trả nợ vào năm 2022-2023, với số tiền đều khá lớn, từ 1.736 tỷ đồng đến gần 4.000 tỷ đồng.
Với vốn vay lưu động, số tiền nợ hiện tại là 2.418 tỷ đồng tại BIDV, Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác.
Các ngân hàng nói trên cũng đã có những hoạt động hỗ trợ các dự án của Vinachem như hạ lãi suất, cơ cấu lại khoản vay, kéo dài thời gian trả nợ hay giảm mức trả nợ gốc.
Tuy nhiên, Vinachem cũng cho biết, đề nghị của Vinachem về việc kéo dài thời hạn vay, giảm lãi suất tiền vay đối với các khoản nợ vay đầu tư dài hạn chưa được VDB xem xét giải quyết, do các kiến nghị này vượt thẩm quyền của VDB.
Cũng theo Vinachem, các đơn vị hiện nay đang thực hiện quyết toán dự án hoàn thành nhưng việc thanh toán cho các nhà thầu sẽ gặp khó khăn do các ngân hàng không giải ngân cho vay tiếp mặc dù hợp đồng tín dụng đã ký chưa giải ngân hết.
Bên cạnh đó, việc vay vốn lưu động của các công ty hiện nay gặp nhiều khó khăn, chỉ các ngân hàng đang có dư nợ tại các đơn vị mới tiếp tục cho vay để thu hồi dần nợ. Các ngân hàng không cấp lại hạn mức hoặc cấp ở mức rất thấp đồng thời kèm theo các điều kiện giải ngân khắt khe hơn.
Ngoài ra, Vinachem cũng kiến nghị được kéo dài thời hạn vay các hợp đồng tín dụng tại VDB thành 20 năm, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau, không tính lãi quá hạn, cân đối trả nợ gốc, lãi theo dòng tiền thực tế và theo tỷ lệ số dư nợ vốn trung, dài hạn tại các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án, lãi vay chưa trả được cân đối trả nợ vào các năm sau. Và nợ lãi chưa trả được trả dần trong các năm tiếp theo.
Hay đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chấp thuận các giải pháp tín dụng như cho phép các đơn vị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho phép áp dụng cơ chế phân loại nợ đặc thù đối với khách hàng.

Sếp lớn dầu khí bỏ trốn: Quan lộ thênh thang đến đường tù tội

Hàng loạt sếp lớn, nhỏ thuộc ngành dầu khí đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm trong những dự án nghìn tỷ thua lỗ, đắp chiếu. 

Sếp lớn dầu khí bỏ trốn: Quan lộ thênh thang đến đường tù tội
Danh sách những sếp dầu khí bị khởi tố, bắt tạm giam tiếp tục được nối dài.
Vũ Đình Duy: Từ trốn đi chữa bệnh đến lệnh khởi tố

Điểm danh những sếp lớn dầu khí rơi vào đường tù tội

(Kiến Thức) -  Việc nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy bị khởi tố đang khiến dư luận xôn xao đã nối dài thêm danh sách những sếp lớn dầu khí "dính" vòng lao lý.

Điểm danh những sếp lớn dầu khí rơi vào đường tù tội
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi
1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-2
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-3
Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-4
Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016.  Ảnh: Báo Trẻ Online.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-5
Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-6
Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-7
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-8
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-9
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ,  trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.

PVTex thông báo khẩn sau khi cựu sếp dầu khí bị bắt

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc cựu sếp dầu khí bị bắt, mới đây, nhà máy xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng (PVTex) đã tiến hành kiểm điểm, có hình thức xử lý.

PVTex thông báo khẩn sau khi cựu sếp dầu khí bị bắt

Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố 5 bị can, ra lệnh bắt tạm giam hàng loạt cựu sếp nhà máy xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng (PVTex), PVTex đã ra thông cáo báo chí để thông tin thêm về vụ việc này.

Cụ thể, nói về vụ việc cựu sếp dầu khí bị bắt, thông tin trên http://pvtex-dv.vn cho biết: liên quan đến sai phạm của một số cá nhân thuộc Công ty PVTEX trong quá trình triển khai đầu tư, xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, Công ty PVTEX và cấp có thẩm quyền đã tiến hành kiểm điểm, có hình thức xử lý. Hiện nay các cá nhân này không còn thuộc biên chế của Công ty.

Công ty PVTEX cũng đã tham mưu cấp có thẩm quyền các phương án tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh. Công ty PVTex sẽ nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

PVTex ra thong bao khan sau khi cuu sep dau khi bi bat
Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy. Ảnh: Tuổi trẻ. 

Trước đó, ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan.

Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC.

Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát.

Ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016.

Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu.

Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.

Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vào hồi tháng 10/2016, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.