4 đạo sắc phong quý hiếm thời Nguyễn

(Kiến Thức) - Bốn đạo sắc phong bằng văn tự Hán Nôm cổ thời Nguyễn được phát hiện tại dòng họ Phạm Văn (ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Theo quan sát, 4 đạo sắc còn giữ nguyên bản, có kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau (chiều dài 2,1 m; rộng 50 cm), được viết bằng chữ Hán cổ trên loại giấy dó màu vàng nghệ, nét chữ mảnh và sắc nét. Mặt trước được trang trí họa tiết hoa văn hình rồng, chữ triện, chấm tròn màu trắng, xung quanh được viền bằng các họa tiết vạch kẻ song song với nhau.

4 đạo sắc phong quý hiếm được phát hiện ở dòng họ Phạm Văn (Hà Tĩnh).
4 đạo sắc phong quý hiếm được phát hiện ở dòng họ Phạm Văn (Hà Tĩnh). 
Trong 4 đạo sắc cổ, có 2 đạo sắc có niên đại năm Khải Định thứ 2 (nội dung và thời gian ngày 15/3/1917), phong cho vị thủy tổ họ Phạm Văn và Phạm Văn Nghĩa tước hiệu Đông Giang Hầu. 2 đạo sắc còn lại có niên đại Khải Định năm thứ 9 (có niên đại và thời gian ngày 22/7/1924) được phong cho vị thủy tổ họ Phạm Văn Linh tước hiệu Cao Bình Quận.

Bốn đạo sắc đang được Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp tục nghiên cứu để hiểu sâu hơn về triều Nguyễn.

Những bảo vật của vua Hàm Nghi ở thành Sơn Phòng

- Thành Sơn Phòng cũng là nơi thực dân Pháp bắt vua Hàm Nghi. Hơn 124 năm đã trôi qua, nhân dân nơi đây đã tự nguyện thay nhau thờ tự và bảo vệ những hiện vật mà vị vua yêu nước để lại.

[links()]

Chân dung vua Hàm Nghi.
Chân dung vua Hàm Nghi.

Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương đang diễn ra rầm rộ, chúng đã đưa quân về vùng Hương Khê, Hà Tĩnh. Dùng kế phản gián, thực dân Pháp đã bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hương Khê, đưa xuống thuyền đưa về Huế ngày 14/11 năm Mậu Thân (1888). Bấy giờ vua mới 17 tuổi. Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ thuyết phục Hàm Nghi cộng tác, nhưng ông đã thẳng thắn khước từ "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa".

Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại Angie. Ông sống ở đây 47 năm, thọ 64 tuổi. Sau ngày thống nhất nước nhà, Nhà nước ta đã đưa hài cốt của ông và bài vị về thờ tại Thái Miếu - Huế.

Trước khi vua Hàm Nghi và triều thần rời khỏi Sơn Phòng, nhà vua có để lại cho nhân dân xã Phú Gia một số đồ gồm có: 8 bộ áo mũ triều thần, 20 cờ lọng, 1 con voi bằng đồng, 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm cán gỗ chạm khắc hình rồng phượng sơn son, vi bố (trang phục của vua) bằng gấm gắn 36 lục lạc bằng đồng, 37 đạo sắc phong, trong đó có một đạo sắc của vua Hàm Nghi phong cho "Hầu công Kiến quốc nguyên huân Dương Chính tướng quân". Sắc đề Hàm Nghi nguyên niên, cửu nguyệt, nhị thập ngũ nhật (Hàm Nghi năm thứ nhất. Tháng 9 ngày 25 (1885)), không có đại triện.

Với tấm lòng kính trọng nhà vua yêu nước Hàm Nghi và các nghĩa sĩ Cần vương, nhân dân Phú gia đời này kế tiếp đời khác đã dày công gìn giữ và bảo vệ các bảo vật mà nhà vua đã để lại. Trải qua hơn 124 năm kể từ ngày vua Hàm Nghi rời khỏi Sơn Phòng, rời khỏi làng Phú Gia, trong điều kiện không có đền thờ Hàm Nghi, nhưng nhân dân xã Phú Gia đã tự nguyện đưa hiện vật về thờ tại nhà mình vào bảo vệ một cách nghiêm ngặt.

Tục lệ cứ hằng năm vào ngày 25 tháng Chạp, nhân dân trong xã tề tựu làm lễ mộc dục để kiểm kê, lau chùi bảo vật bình chọn gia đình được thờ tự số bảo vật (được gọi là đạo chủ). Nếu được bình chọn là đạo chủ trong năm, gia đình đó phải chuyển bàn thờ tổ tiên ở gian giữa ra gian ngoài, dành gian giữa để thờ bảo vật của vua. Một vùng quê nghèo, với nếp nhà gỗ ba gian chật chội đã dành gian giữa để thờ Vua còn 2 gian vừa thờ gia tiên vừa là nơi sinh hoạt gia đình với 7, 8 con người. Thế nhưng, những người dân hết sức vui vẻ vì đây là một diễm phúc cho gia đình.

Ngày 7 tháng Giêng, nhân dân tổ chức lễ rước bảo vật về nhà đạo chủ mới. Lễ rước có kiệu, có người cao tuổi mặc lễ phục đọc chầu văn. Cuộc rước diễn ra trong cả ngày với hàng ngàn người tham gia.

Đã hơn một thế kỷ trôi qua, trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nắng mưa, bão lũ, với bao cuộc chiến tranh ác liệt, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng với đức độ và tinh thần yêu nước của Hàm Nghi, những bảo vật của đức vua để lại cho nhân dân Hương Khê vẫn được gìn giữ nguyên vẹn, trở thành một đức tin mang đậm dấu ấn văn hoá của các thế hệ người dân Phú Gia - Sơn Phòng và nhân dân cả nước.

Chí Đức

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới