4 chiến thắng bước ngoặt của quân đội Việt Nam

Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận những trận đánh kéo dài vài ngày thậm chí chỉ... 10 phút nhưng ý nghĩa vô cùng lớn.

4 chiến thắng bước ngoặt của quân đội Việt Nam
Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần – Trận đầu đánh thắng
Trận Phai Khắt và Nà Ngần (diễn ra trong hai ngày 25 và 26/12/1944) là hai trận đánh đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ) - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với hai chiến thắng ấy, Đội VNTTGPQ đã thực hiện xuất sắc chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng “phải đánh thắng trận đầu”.
Ngay sau khi được thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã có chiến thắng vang dội mở đầu cho truyền thống Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
 Ngay sau khi được thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã có chiến thắng vang dội mở đầu cho truyền thống Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đồn Phai Khắt là một đồn nhỏ nằm tại bản Phai Khắt thuộc xã Tam Lộng (nay là Tam Kim), thuộc châu Nguyên Bình (nay là huyện Nguyên Bình), tỉnh Cao Bằng. Binh lính ở đây có khoảng một trung đội chủ yếu là người bản xứ do một viên sĩ quan Pháp chỉ huy.

Vào 15h ngày 24/2/1944, từ căn cứ địa Cao Bằng, Đội VNTTGPQ do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã tổ chức xuất quân.

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, 17h ngày 25/12/1944, các đội viên Đội VNTTGPQ đóng giả lính khố xanh tháp tùng một "ngài đội sếp" chỉ huy đi tuần rồi bất ngờ tập kích đồn Phai Khắt.

Bị đánh bất ngờ, lính trong đồn cùng một viên cai choáng váng, hoảng sợ vội vã đầu hàng ... Trận đánh diễn ra trong vòng mươi phút.

Ngay sau khi kết thúc trận đánh, toàn đội hành quân ra vị trí cách đồng chừng 15 km để rút kinh nghiệm để tiến đánh đồn Nà Ngần cách đó 25 km. Tại đồn Nà Ngần có 22 lính khố đỏ do hai sĩ quan người Pháp chỉ huy.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chiến trường Phai Khắt - Nà Ngần vào năm 1989. Ảnh tư liệu.
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chiến trường Phai Khắt - Nà Ngần vào năm 1989. Ảnh tư liệu.

Sáng 26/12, khi sương mù còn chưa tan, các đội viên Đội VNTTGPQ sử dụng ngay trang phục của lính Pháp mới thu được ở đồn Phai Khắt cải trang làm lính dõng và lính tập dẫn theo 3 người dân tộc thiểu số bị trói giật cánh khuỷu ra sau lưng giả làm tù binh, khống chế tên lính gác rồi tiến thẳng vào đồn Nà Ngần.

Sau khi cả Đội tiến vào đồn, theo kế hoạch đã phân công, bốn chiến sĩ tiến tới gian giữa án ngữ giá để súng. Đồng chí Thu Sơn và Bế Văn Sắt nói chuyện với tên Đường để đánh lạc hướng. Tiểu đội 2 chặn các cửa đồn, sau đó chia thành từng tổ vây bắt tù binh. Tiểu đội 3 vừa bắn chỉ thiên vừa gọi lính trong đồn đầu hàng. Trận đánh diễn ra trong khoảng 20 phút.

Chiến thắng Phai Khắt và Nà Ngần mở đầu cho truyền thống Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trận Đông Khê - từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy

Trận Đông Khê là trận đánh then chốt mở màn Chiến dịch Biên Giới (từ ngày 16/9/1950 đến 14/10/1950), do Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái trực tiếp chỉ huy. Trận đánh nhằm tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, cô lập quân Pháp ở Cao Bằng, tạo điều kiện đánh viện binh địch trên Quốc lộ 4.

Bác Hồ thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: Vũ Năng An.
 Bác Hồ thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: Vũ Năng An.

Đông Khê là cụm cứ điểm quan trọng trên tuyến phòng thủ Quốc lộ 4 của Pháp, cách Thất Khê 25 km về phía nam, cách thị xã Cao Bằng 45 km về phía bắc (nay là thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Lực lượng Pháp gồm 2 đại đội lính lê dương và một trung đội ngụy quân, trang bị pháo 105 mm, 57 mm, pháo cối và hỏa lực mạnh khác.

Trận Đông Khê diễn ra 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 6h ngày 16/9/1950 đến rạng sáng 17/9/1950. Giải phóng quân tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi; tiến công địch liên tục, chiếm được 5 đồn tiền tiêu, nhưng chưa phát triển được. Quân Pháp tập trung hỏa lực và xung lực phản kích chiếm lại 3 đồn, gây cho giải phóng quân nhiều khó khăn.

Sang giai đoạn 2, từ 17h ngày 17/9/1950, Chỉ huy trưởng mặt trận để Trung đoàn 174 chuyển hướng đột phá từ hướng bắc sang hướng đông bắc nhằm kiềm chế quân Pháp, để tập trung lực lượng tiêu diệt địch trong trung tâm, đồng thời thay đổi hướng tiến công chủ yếu sang phía đông; hướng thứ yếu ở phía bắc và phía nam.

3h ngày 18/9, pháo binh quân giải phóng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong trung tâm. Trên các hướng, bộ đội giải phóng xung phong tiến công và xuất hiện nhiều gương chiến đấu dũng cảm như Lý Văn Mưu, La Văn Cầu, Trần Cừ.

Lược đồ trận Đông Khê 1950. Nguồn: Tư liệu.
 Lược đồ trận Đông Khê 1950. Nguồn: Tư liệu.

4h30 sáng 18/9, giải phóng quân thọc sâu chiếm Sở chỉ huy, buộc số địch còn lại xin hàng, đến 10 giờ cùng ngày, ta làm chủ trận địa, trận đánh kết thúc.

Sau hơn 2 ngày chiến đấu với hình thức chiến thuật công kiên, giải phóng quân chiếm được cứ điểm Đông Khê, đập vỡ mắt xích quan trọng trên tuyến phòng thủ Quốc lộ 4 của Pháp. Trận đánh đã đánh dấu sự phát triển của quân đội Việt Nam, làm cơ sở cho sự hình thành chiến thuật sau này.

Thắng lợi của chiến thắng Đông Khê góp phần quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Biên giới, tạo nên bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy.

Chiến thắng Ấp Bắc - đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”

Nhằm tiêu diệt gọn đơn vị chủ lực Quân giải phóng, quân Mỹ - quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn mang mật danh “Đức Thắng 1/13” vào Ấp Bắc, thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.

Sáng 2/1/1963, quân Mỹ - quân đội Sài Gòn bắt đầu cho lực lượng càn vào Ấp Bắc.

Trong trận Ấp Bắc, lực lượng Quân giải phóng được đặt dưới sự chỉ huy chung của Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 Võ Văn Hoàng (Hai Hoàng) và chỉ huy trực tiếp tại trận địa là Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 Đặng Minh Nhuận.

Chiến thuật "trực thăng vận" của Mỹ. Ảnh tư liệu.
 Chiến thuật "trực thăng vận" của Mỹ. Ảnh tư liệu.

Trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, bắt đầu từ 5h sáng và kéo dài liên tục đến 20h ngày 2/1/1963. Quân Mỹ sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và huy động pháo binh, máy bay ném bom, bắn phá mãnh liệt vào trận địa của ta.

Các đơn vị của Quân giải phóng lợi dụng công sự, trận địa chuẩn bị sẵn đã đánh bại 5 đợt tiến công của địch.

Khẩu đại liên đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ trong trận Ấp Bắc. Ảnh: TTXVN.
 Khẩu đại liên đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ trong trận Ấp Bắc. Ảnh: TTXVN.

Trận chống càn Ấp Bắc đã mở đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Chiến thắng của quân giải phóng tại Ấp Bắc đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tạo nên bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân cả nước.

Thất bại tại Ấp Bắc đã đã làm rung chuyển giới báo chí Mỹ, làm cho người dân Mỹ quan tâm hơn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhà báo Neil Sheehan (Mỹ) đã viết trong tác phẩm Sự lừa dối hào nhoáng: “Trận đánh này đã tác động đối với đối với toàn bộ cuộc chiến tranh”.

Chiến thắng Vạn Tường - bước ngoặt của kháng chiến chống Mỹ

Mùa hè năm 1965, với ưu thế quân sự vượt trội, quân đông, được trang bị vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, vừa vào miền Nam, Mỹ đã cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt”, tiến công vào đơn vị Quân giải phóng.

Lược đồ chiến thắng Vạn Tường 1965.
 Lược đồ chiến thắng Vạn Tường 1965.

Nhận được tin báo của lực lượng trinh sát của Sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ Mỹ, đóng quân ở vùng căn cứ Chu Lai, phát hiện có đơn vị chủ lực của quân giải phóng Việt Nam (Trung đoàn 1 mang tên Ba Gia, đơn vị chủ lực của Liên khu 5) đóng quân tại Vạn Tường (xã Bình Thiện, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Westmoreland liền ra lệnh cho lính thuỷ đánh bộ mở cuộc hành quân mang tên Ánh sáng sao (Starlite) đánh vào Vạn Tường, nhằm tiêu diệt Trung đoàn 1 Quân giải phóng, gây uy thế cho quân Mỹ.

Đêm 17/8/1965, hơn chục tàu chiến thuộc Hạm đội 7 - Mỹ đậu thành vòng cung ngoài khơi liên tục bắn đại bác vào thôn Vạn Tường và các điểm cao.

Sáng 18/8/1965, một lực lượng lớn quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 6 tàu đổ bộ và pháo hạm cùng hàng trăm máy bay chiến đấu, mở cuộc hành quân phối hợp hải, lục, không quân tiến vào Vạn Tường.

Sau khi dùng pháo, máy bay bắn phá dọn đường, quân Mỹ liền chia thành 4 mũi tiến về Vạn Tường: 1 mũi theo đường bộ từ Chu Lai vào, 2 mũi đổ bộ đường biển và 1 mũi đổ bộ đường không.

Trận đánh kéo dài đến chiều tối ngày 18, quân Mỹ bị đánh thiệt hại 4 đại đội. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ chẳng những không hợp điểm được tại thôn Vạn Tường theo ý định ban đầu, mà còn có nguy cơ bị sa lầy, bị diệt lớn. Hải quân Mỹ pháo kích dữ dội và dùng máy bay lên thẳng chở lực lượng dự bị từ hạm đội đang đậu ngoài khơi đổ xuống Vạn Tường.

Quân giải phóng tiếp tục tiến công cho đến khi màn đêm buông xuống thì trận đánh kết thúc. 900 lính Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, 22 xe tăng, xe bọc thép, 13 máy bay bị bắn rơi.

Đêm 18 rạng 19/8/1965 lực lượng quân giải phóng miền Nam bí mật rút khỏi Vạn Tường an toàn.

Đánh giá về trận Vạn Tường, Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói: “Chúng ta cũng có thể coi trận Vạn Tường là một bước ngoặt chứng minh một cách hùng hồn rằng quân giải phóng miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại được quân đội Mỹ trong điều kiện chúng có mọi ưu thế tuyệt đối về binh khí và hỏa lực so với quân giải phóng”.

Hãng AP (Mỹ) đã thuật lại lời một số sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân "Ánh sáng sao": "Quân giải phóng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. Họ xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng".

Mỹ “hãi” nhất chiến thuật nào của bộ đội VN?

(Kiến Thức) - Sau 8 năm chiến đấu ở VN, lính Mỹ nhận ra những trận đánh giáp lá cà và cái chết đến từ lưỡi lê là điều mà họ ớn nhất.

Mỹ “hãi” nhất chiến thuật nào của bộ đội VN?
Những cái chết bằng lưỡi lê
Quân Mỹ lắm bom nhiều pháo. Giao chiến với bộ binh Mỹ không đơn giản như với quân Pháp vì hỏa lực nhiều tầng nhiều lớp của họ. Trên không có máy bay ném bom, dưới đất là súng đạn của binh lính và bất thần đạn pháo từ những nơi rất xa câu đến theo tọa độ rất chính xác.

Các danh tướng Việt Nam đánh trận đầu như thế nào?

(Kiến Thức) - Có một điều thú vị là những trận đánh đầu tiên của các danh tướng Việt Nam hiện đại thường thành công mà chẳng tốn một viên đạn.

Các danh tướng Việt Nam đánh trận đầu như thế nào?
Tướng Nguyễn Bình giả sĩ quan Nhật chiếm đồn
Nguyễn Bình là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tướng cùng đợt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 9 thiếu tướng khác năm 1948.

Lặng ngắm kỳ quan Phật giáo cổ xưa bậc nhất TG

(Kiến Thức) - Quần thể tượng Phật Gal Viharaya là tác phẩm đầu tiên khắc họa thành công nhất những thời điểm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Đức Phật. 

Lặng ngắm kỳ quan Phật giáo cổ xưa bậc nhất TG
Tọa lạc tại cố đô Polonnaruwa của Sri Lanka, Gal Viharaya được coi là một trong những kỳ quan Phật giáo cổ xưa và độc đáo bậc nhất thế giới.
Tọa lạc tại cố đô Polonnaruwa của Sri Lanka, Gal Viharaya được coi là một trong những kỳ quan Phật giáo cổ xưa và độc đáo bậc nhất thế giới.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới