4 câu hỏi lớn về biến chủng Omicron ai cũng thắc mắc
Biến chủng Omicron đã xuất hiện tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặt ra mối lo ngại toàn cầu.
An An
Theo VOX, sau đây là 4 câu hỏi lớn về biến chủng Omicron mà chắc hẳn ai cũng thắc mắc và muốn biết câu trả lời.
1. Biến thể Omicron có thể lây truyền như thế nào?
Giới khoa học lo ngại, biến chủng Omicron có thể dễ lây truyền hơn Delta. Nếu vậy, biến chủng này có thể sẽ “tấn công” người không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào chống lại COVID-19 nhanh hơn Delta và cuối cùng nó có thể trở thành dòng virus thống trị toàn cầu, giống như Delta thay thế các biến chủng trước của coronavirus.
Không chỉ vậy, Omicron còn gây lo ngại khi nó có thể trốn tránh hệ miễn dịch ở người đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 hoặc vừa khỏi bệnh.
Về lý thuyết, chủng virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch của con người tốt hơn cũng có thể tồn tại lâu hơn trong cơ thể, khiến nó có thể lây truyền bệnh trong thời gian dài hơn.
Biến chủng Omicron đang đặt ra mối lo ngại toàn cầu. Ảnh: CFP.
2. Omicron có gây bệnh nặng hơn không?
Liệu biến chủng Omicron có nhiều khả năng gây bệnh nặng hơn chủng Delta hay không? Điều đó có nghĩa là có thể sẽ nhiều người bị bệnh nặng, phải nhập viện và tử vong nếu nhiễm virus này.
“Bởi vì biến thể quá mới, các nhà khoa học đơn giản là chưa có dữ liệu đầy đủ để đánh giá liệu biến thể mới có gây ra bệnh nặng hơn hay không”, Ashish Jha, Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown (Mỹ), cho biết trên New York Times.
Câu trả lời của câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào việc các nhà khoa học tiến hành các giải trình tự gen trên diện rộng các mẫu virus, để có thể so sánh xem liệu Omicron có thể khiến tỷ lệ nhập viện cao hơn so với chủng Delta hay không?
Bill Hanage, một nhà dịch tễ học của Đại học Harvard, cho biết ông sẽ theo dõi cụ thể dữ liệu nhập viện ở Israel để có thông tin sớm về việc liệu Omicron có gây ra bệnh nặng hơn hay không.
Một số suy đoán ban đầu rằng Omicron có thể gây ra triệu chứng nhẹ hơn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron cho đến nay có xu hướng ở những người trẻ tuổi hơn – nhóm đối tượng vốn có nhiều khả năng mắc bệnh nhẹ dù là biến thể nào.
“Rất có thể sẽ mất vài tuần mới biết được câu trả lời của vấn đề này”, Hiệu trưởng Jha nói.
3. Biến chủng Omicron có thể “né” vắc xin COVID-19 như thế nào?
Vắc xin được coi là “vũ khí” hiệu quả nhất trên thế giới chống lại COVID-19. Do vậy, nếu Omicron né tránh được phản ứng miễn dịch do vắc xin tạo ra, đó sẽ là một vấn đề lớn.
Dù Omicron có nhiều đột biến, song Hiệu trưởng Jha nhấn mạnh: “Rõ ràng, rất khó có khả năng Omicron làm cho vắc xin ngừa COVID-19 hoàn toàn vô hiệu”.
Một khả năng khác là vắc xin có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm Omicron, nhưng vẫn cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng, như trường hợp của biến thể Delta.
Chuyên gia của Stat lưu ý rằng vắc xin cung cấp một số lớp bảo vệ riêng biệt cho con người, vì vậy, ngay cả khi Omicron phá vỡ một lớp, hệ thống miễn dịch vẫn có thể hoạt động hiệu quả trong việc ngăn bệnh phát triển quá nghiêm trọng.
Trevor Bedford, một nhà khoa học tại Fred Hutch, người nghiên cứu về virus và khả năng miễn dịch, cũng đưa ra quan điểm tương tự trên Twitter.
Hiện tại, nhiều nhà sản xuất vắc xin COVID-19 đang bắt tay vào việc phát triển vắc xin chống lại biến chủng Omicron.
Du khách được xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế Sydney ở Sydney, Australia, ngày 28/11. Ảnh: Getty.
4. Phương pháp điều trị COVID-19 hiện tại có thể chống lại Omicron?
Một trong những lý do khiến người ta lạc quan về quỹ đạo của đại dịch, gần đây nhất là lời hứa về các phương pháp điều trị sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người bị nhiễm coronavirus.
Các kháng thể đơn dòng (dùng trong điều trị COIVD-19) đã có sẵn trong một thời gian. Cả công ty Merck và Pfizer đều đang tìm kiếm sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho các loại thuốc kháng virus ở dạng viên uống cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng.
Tuy nhiên, giống như trường hợp vắc xin, Omicron khiến giới khoa học không thể chắc chắn về việc các phương pháp điều trị đó sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào nếu biến thể mới này trở nên chiếm ưu thế.
Một số chuyên gia có vẻ lạc quan rằng thuốc kháng virus vẫn hiệu quả vì chúng nhắm vào các phần của virus chưa bị đột biến, nhưng cảnh báo rằng hiệu quả của các kháng thể đơn dòng có thể bị ảnh hưởng.
Hiện tại, tất cả những câu hỏi trên vẫn chưa có câu trả lời chính xác, chỉ có một điều chắc chắn rằng: Thời gian sẽ trả lời.
Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Việt Nam cần làm gì để đối phó với biến thể Omicron?
"Chúng ta phải luôn cảnh giác trước mọi nguy cơ xâm nhập của biến thể này vào đất nước" - chuyên gia Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock Việt Nam nhấn mạnh.
"Chúng ta phải luôn cảnh giác trước mọi nguy cơ xâm nhập của biến thể này vào đất nước, một lần nữa đặt gánh nặng khủng khiếp lên hệ thống y tế vẫn đang trong quá trình hồi phục" - chuyên gia Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock Việt Nam nhấn mạnh.
WHO công bố những thông tin ban đầu về biến chủng Omicron
Trong bản cập nhật mới, WHO một lần nữa nhấn mạnh vẫn chưa có đủ dữ liệu để kết luận vaccine Covid-19 hiện tại kém hiệu quả trước biến chủng này.
Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới đăng tải thông tin cập nhật đầu tiên về biến chủng mới Omicron. Đây là động thái tiếp theo của WHO sau khi liệt kê B.1.1.529 vào danh sách các biến chủng đáng quan ngại theo lời khuyên của Nhóm cố vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus (TAG-VE).
Quyết định nói trên dựa vào bằng chứng mà TAG-VE nhận được, cho thấy Omicron có một số đột biến có thể ảnh hưởng cách nó hoạt động, ví dụ mức độ lây lan nhanh hay bệnh nặng hơn.
Biến thể Omicron tác động sao với người đã tiêm 2 mũi vắc xin?
Chuyên gia nhận định, dù nguy cơ nhiễm Omicron có thể cao hơn nhưng khả năng miễn dịch của người đã tiêm chủng không mất đi hoàn toàn.
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đã làm dấy lên suy đoán biến thể này có thể kháng vắc xin Covid-19 hơn các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với những người đã tiêm 2 liều vắc xin Covid-19?
Các loại vắc xin hiện có thường huấn luyện hệ miễn dịch chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 - chìa khóa mà virus sử dụng để lây nhiễm các tế bào bằng cách liên kết với thụ thể ACE2. Omicron sở hữu hơn 30 đột biến trong protein gai, trong đó có 10 đột biến trong vùng liên kết thụ thể (RBD). Delta có hai đột biến RBD.
(Kiến Thức) - Chi Pu vừa “tạo bão” khi đăng tải loạt ảnh mặc quần tất không nội y. “Nối gót” đàn em, Ngọc Trinh không ngại hở bạo, thách thức giới hạn của sự gợi cảm.
(Kiến Thức) - Ngày nay, nhiều chị em vô cùng táo bạo trong cách ăn mặc mỗi khi ra đường. Thậm chí, có người còn thản nhiên diện những trang phục phản cảm khi đến nơi công cộng khiến ai cũng ngán ngẩm.
(Kiến Thức) - Váy lụa tối giản vẫn mang lại vẻ thướt tha, tôn dáng nên được nhiều chị em ưu ái. Thế nhưng, thiết kế này khá kén người mặc. Chỉ cần sơ sểnh là khổ chủ dễ “muối mặt” vì sự cố trang phục.
(Kiến Thức) - Từng làm việc tại hãng hàng không Asia Airline, Quah Sue Theng (Cherry Q) được bình chọn là 1 trong những tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất của Malaysia. Cô sở hữu gu thời trang nóng bỏng vô cùng.
(Kiến Thức) - Hè đến là lúc các chị em đua nhau diện những bộ cánh mát mẻ, thoải mái, khoe đường cong cơ thể. Tuy nhiên, ranh giới giữa nóng bỏng và phản cảm đôi khi cũng rất mong manh...
Có người e ngại thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, ăn nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, bạn không cần kiêng thịt lợn mà nên tránh những phần thịt không nên ăn.
(Kiến Thức) - Việc ăn mặc hớ hênh hay phản cảm đến đám cưới gần đây trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của dân mạng. Đã có không ít cô nàng bị đánh giá kém duyên với hình ảnh phản cảm, không thích hợp khi đi đám cưới.
(Kiến Thức) - Mốt quần tụt không kéo khóa đang là xu hướng thời trang được rất nhiều sao Việt lăng xê như Vũ Khắc Tiệp, Chi Pu, Hồ Ngọc Hà…Tuy nhiên, không phải ai diện trang phục này cũng được khen cả.
(Kiến Thức) - Sau hơn 2 năm gia nhập showbiz, Lê Thị Dần đã có nhiều thay đổi về ngoại hình và cả phong cách thời trang khiến nhiều người không nhận ra.
Nếu không may nuốt phải dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian có thể khiến dị vật trôi xuống dưới, gây khó khăn hơn trong việc điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Trong lúc đuổi bắt chuột, hai vợ chồng ở Hải Dương bị chuột cắn vào ngón tay chảy máu. 5 ngày sau cả hai sốt cao li bì, mê sảng, toàn thân gai rét phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân nam 57 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) bất ngờ phát hiện khối u gan dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường nào.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyên, khi bị bệnh hoặc người thân xuất hiện hội chứng tiền đình, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.