4 cách ăn cơm giúp giảm huyết áp, mỡ máu, tiểu đường

Theo các bác sĩ, việc chọn loại gạo và cách ăn cơm quyết định rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật của bạn.

4 cách ăn cơm giúp giảm huyết áp, mỡ máu, tiểu đường

Gạo là lương thực phổ biến, có mặt trong mỗi bữa ăn của các gia đình và được coi là thực phẩm chính. Thành phần chủ yếu của gạo sau khi chế biến thành cơm là chất bột đường, với tỷ lệ đầy đủ các axit amin, dễ tiêu hóa và hấp thu.

Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta hiện nay có tâm lý rất “sợ” cơm vì những thông tin truyền miệng chưa thực sự được xác thực, đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, mỡ máu cao và tiểu đường. Nhóm người này rất lo sợ mỗi khi ăn cơm, bởi không nắm bắt được cách ăn uống đúng có thể khiến đường huyết tăng cao.

Theo các bác sĩ, nếu bạn thử 4 cách ăn sau đây, kiên trì thực hiện, bệnh cao huyết áp, đường huyết, mỡ máu cao dần dần sẽ được khống chế và sẽ biến mất. Thông tin này chỉ cần tham khảo một lần là có thể ứng dụng hiệu quả cả đời.

4 cach an com giup giam huyet ap, mo mau, tieu duong

(Ảnh minh họa)

4 cách ăn cơm có thể tránh được bệnh mãn tính có yếu tố “cao”

1, Để cơm nguyên trạng và ăn thanh đạm, đừng chế biến quá nhiều

Không nên cho quá nhiều dầu hay những thực phẩm khác trộn vào cơm, nếu không sẽ nạp thêm calo và làm mỡ máu tăng cao đột ngột sau bữa ăn, vì vậy hãy ăn ít cơm rang và cơm trộn có bổ sung thêm dầu mỡ hay các thực phẩm khác.

Ngoài ra, không nên cho thêm gia vị như bột ngọt, nước tương, xì dầu, muối vào cơm sẽ khiến lượng muối ăn vào, ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp, thậm chí có thể gây bệnh tim mạch. Thay vào đó, khi ăn cơm, bạn có thể cho thêm giấm, món có vị chua nhẹ hoặc cuốn với rong biển, hoặc ăn thêm nhiều rau, hạt và các loại thức ăn lành mạnh thông thường.

4 cach an com giup giam huyet ap, mo mau, tieu duong-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

2, Nên nấu cơm kèm với các loại hạt hoặc ăn bổ sung hạt

Khi nấu cơm hay nấu cháo với gạo, bạn không chỉ có thể cho một loại gạo mà có thể thêm các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt nấu kèm hoặc ăn kèm thêm.

 Ví dụ như cháo yến mạch gạo đậu phộng, đậu đỏ và gạo đậu đen thích hợp cho bệnh nhân bị các bệnh mãn tính (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao…), không chỉ có thể làm tăng hàm lượng dinh dưỡng, mà còn có thể làm cho các loại protein bổ sung cho nhau. Đồng thời, cách ăn này còn có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn và kiểm soát mỡ máu tốt hơn.

Đặc biệt, gạo và đậu là sự kết hợp hoàn hảo, tốc độ tiêu hóa chậm, có thành phần làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành glucose để tránh tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn.

4 cach an com giup giam huyet ap, mo mau, tieu duong-Hinh-3

(Ảnh minh họa)

3, Ăn nhiều hạt gạo thô hơn

Lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn ít gạo trắng và gạo nếp đã qua tinh chế, vì phản ứng tạo ra triệu chứng đường huyết tăng của hai loại gạo này quá cao, không có lợi cho việc kiểm soát chỉ số mỡ máu và đường huyết.

Hầu hết bệnh nhân có lượng mỡ trong cơ thể cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép và chỉ có kiểm soát cân nặng mới là cơ sở để tránh sự tiến triển của bệnh.

Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa cơm, hấp thụ chất béo và cholesterol trong ruột, giúp giảm mỡ máu và hạ đường huyết sau khi ăn.

Nói chung, gạo thô thường có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với gạo tinh chế/xay xát quá kỹ, ví dụ như gạo đen hoặc gạo lứt và gạo mầm là những loại gạo chứa một lượng chất xơ nhất định. Khi nấu cơm trắng thông thường, bạn cũng có thể cho thêm một phần yến mạch hoặc gạo lứt sẽ ngon hơn và đa dạng cũng như giàu dinh dưỡng hơn.

Cách để món ăn ngon hơn là bạn phải ngâm gạo thô qua đêm trước khi kết hợp trộn nấu với gạo trắng tinh chế, như vậy gạo thô và gạo trắng sẽ mềm đều, dễ ăn hơn.

Bệnh nhân bị tăng mỡ máu nên chọn thực phẩm từ gạo làm sao có thể làm giảm chỉ số mỡ máu, người cao huyết áp nên chọn món cơm không chứa vị mặn, người có chỉ số đường huyết cao nên chọn thực phẩm và cơm có chỉ số đường huyết thấp và tốc độ đường huyết chậm. Đó là những nguyên tắc ăn cơm căn bản nhất mà bạn phải áp dụng.

Người có bệnh gì thì tiết giảm những món ăn chứa những thực phẩm “xung khắc” liên quan.

4 cach an com giup giam huyet ap, mo mau, tieu duong-Hinh-4

(Ảnh minh họa)

4, Thêm thực phẩm có nhiều màu sắc kết hợp với gạo

Gạo trắng hầu như không chứa chất chống oxy hóa và chứa rất ít vitamin. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy trộn các thực phẩm có màu sắc đa dạng khi ăn cùng với cơm hoặc nấu cùng cơm. Việc này không chỉ làm cho món ăn trở nên đẹp mắt mà còn có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng.

Bạn có thể thêm cà rốt, hạt ngô hoặc đậu Hà Lan khi nấu cơm, vì những chất này có chứa chất chống oxy hóa như carotenoid và vitamin, có thể chống lại các gốc tự do, bảo vệ mạch máu, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa lão hóa mắt, bảo vệ thị lực.

Ngoài ra, gạo đỏ, gạo đen, gạo tím và gạo trắng cũng có thể chế biến để ăn cùng nhau, bởi nhóm gạo thô có màu sắc này thường có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, mạch máu và các bệnh mãn tính khác.

4 cach an com giup giam huyet ap, mo mau, tieu duong-Hinh-5

(Ảnh minh họa)

Lời khuyên thêm: Ăn thế nào quan trọng không kém ăn gì

Một điều quan trọng khác là bạn cần có ý thức tăng tần suất nhai khi ăn cơm, nhai chậm khi ăn mới có thể làm giảm chỉ số đường huyết một cách hiệu quả.

Tinh bột có trong gạo nói chung là dạng tinh bột có sự liên kết cao, được đánh giá rất khó tiêu hóa. Sau khi cơm nguội bớt, cấu trúc của dạng tinh bột trong cơm trắng sẽ thay đổi ở một mức độ nhất định, và không dễ làm tăng lượng đường trong máu, cho nên, ăn chậm nhai kỹ chính là “chìa khóa” để giảm đường huyết.

Ngoài ra, nhai cơm chậm và nhiều lần còn có tác dụng kích thích não bộ, tạo cho người ăn cảm giác no nhất định, tránh nạp vào cơ thể quá nhiều calo, từ đó có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Việc ăn chậm nhai kỹ mang lại rất nhiều lợi ích, vì vậy bạn nên luyện tập để cách ăn này trở thành thói quen thường ngày của bạn. 

Dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao tới mức nguy hiểm

Bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết nếu hay mệt mỏi, uống nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, sụt cân không chủ ý.

Dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao tới mức nguy hiểm

Lượng đường trong máu là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Khi chỉ số này mất cân bằng, bạn có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ.

Theo Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế Chăm sóc Khẩn cấp, Bệnh viện Carbon Health and Saint Mary (Mỹ), tăng đường huyết hoặc đường huyết cao xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu. Khi đó, cơ thể có quá ít insulin (hormone vận chuyển glucose vào máu) hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Tình trạng này thường liên quan đến bệnh tiểu đường.

Dau hieu canh bao luong duong trong mau cao toi muc nguy hiem
Bạn nên đo chỉ số đường huyết khi có một số biểu hiện như mệt mỏi, uống nước nhiều, sụt cân bất thường. Ảnh minh họa: Mymed

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

Đường huyết lúc đói: dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/l).

Sau bữa ăn: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).

Theo Tiến sĩ Curry-Winchell, đường huyết quá cao trong một thời gian dài sẽ làm hỏng các mạch máu chịu trách nhiệm cung cấp máu đến các cơ quan như tim và thận.

“Không phải ai cũng nhận thấy các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Một số triệu chứng có thể bị bỏ qua như như mệt mỏi hoặc tăng cảm giác khát".

Dưới đây là một số biểu hiện của đường huyết cao:

Mệt mỏi

Tuyến tụy tiết insulin có chức năng vận chuyển glucose (đường) từ máu đến tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi insulin không hoạt động hiệu quả, glucose không thể tới được tế bào mà tích tụ lại trong máu. Do đó, tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết, khiến bạn trở nên uể oải.

Nhanh khát nước, đi tiểu nhiều

Dau hieu canh bao luong duong trong mau cao toi muc nguy hiem-Hinh-2

Người có chỉ số đường huyết cao thường có nhu cầu uống nhiều nước. Ảnh minh họa

Tiến sĩ Curry-Winchell cho biết: “Thận không thể lọc hết lượng đường dư thừa trong máu và phản ứng bằng cách cố gắng loại bỏ. Điều này làm tăng thời gian, tần suất bạn đi tiểu và khiến bạn có nguy cơ bị mất nước”.

Sụt cân

Người bị tăng đường huyết có tình trạng giảm cân không chủ ý dù cảm giác thèm ăn không thay đổi hoặc tăng lên. Điều này xảy ra vì không có đủ insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trong cơ thể. Để cung cấp năng lượng, cơ thể sử dụng cơ và chất béo dự trữ, gây ra hiện tượng giảm cân.

Thị lực suy giảm

Tiến sĩ Curry-Winchell giải thích: "Mức đường huyết tăng cao có thể làm tăng số lượng mạch máu hình thành phía sau mắt (võng mạc). Các mạch máu phụ có hại và có thể dẫn đến nguy cơ bị mù".

Tê và ngứa ran

Lượng đường trong máu cao làm giảm lưu thông máu đến các chi, có thể gây tổn thương dây thần kinh với các biểu hiện như tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân.

Các tác động bất ngờ của việc ăn cơm trắng

Xương khỏe hơn, cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn là những tác động tích cực của việc ăn cơm trắng thường xuyên.

Các tác động bất ngờ của việc ăn cơm trắng

Do sự đa dạng về chủng loại (hơn 120.000 giống) và sự phù hợp với nhiều loại hương vị, món ăn, gạo là một trong những ngũ cốc phổ biến nhất thế giới. Food & Wine ước tính gạo chiếm 1/5 tổng lượng calo mà con người tiêu thụ trên toàn cầu.

Gạo trắng là một trong những loại gạo phổ biến nhất. Đó là gạo qua tinh chế, nghĩa là đã được xay xát để loại bỏ lớp vỏ, lớp cám và mầm bên ngoài. Bất chấp sự phổ biến của nó, nhiều người vẫn chê gạo trắng vì cách nó được chế biến, đặc biệt khi so với gạo lứt.

Nguyên nhân khiến gần 50% người Việt Nam tại thành thị bị mỡ máu cao

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học gây thừa cholesterol và lối sống ít hoạt động thể lực là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mỡ máu cao.

Nguyên nhân khiến gần 50% người Việt Nam tại thành thị bị mỡ máu cao

Theo Medical News Today, ở mức bình thường, cholesterol là chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, nồng độ cholesterol xấu (LDL) hoặc triglyceride trong máu quá cao, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Hiện nay, biến chứng bệnh rối loạn lipid máu (hay mỡ máu cao) có tỷ lệ tử vong cao và có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ. Theo thống kê về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, mỡ máu cao đã gây ra 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới