4 bài học cha mẹ cần biết khi dạy con về tiền bạc

Quản lý tài chính cá nhân là một vấn đề rất quan trọng nhưng hầu như chưa được các phụ huynh chú ý trong việc giáo dục con cái.

4 bài học cha mẹ cần biết khi dạy con về tiền bạc
Cấp tiền tiêu vặt hàng tháng, chuẩn bị ba lọ “Chi tiêu”, “Tiết kiệm” và “Chia sẻ” giúp trẻ hình thành tư duy về tiền bạc ngay từ khi con nhỏ.
Bốn bài học đơn giản về tiền bạc này sẽ dễ dàng giúp bạn giáo dục con cái một cách hoàn hảo. Và nếu là một phụ huynh có hiểu biết về quản lý tài chính, bạn có thể giúp con làm chủ đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ
1. Học cách tạo ngân sách
Đúng vậy, các thiên thần nhỏ bé của bạn có thể không phải trả tiền cho việc thuê nhà hay thanh toán cho việc mua sắn ở cửa hàng tạp hóa.
Nhưng việc dạy trẻ làm thế nào để quản lý ngân sách một cách có hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang lại tác động sâu sắc và tích cực bởi cuối cùng cũng sẽ đến lúc chúng sẽ có ngân sách riêng của mình. Quản lý ngân sách sẽ là nền móng cho việc một ngày nào đó chúng sẽ quản lý tài chính cá nhân của chính mình.
Là cha mẹ, hãy xác định xem bản thân bạn cảm thấy thoải mái như thế nào khi cho con bạn một khoản trợ cấp hàng tuần. Một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho con của bạn 1 đô la cho mỗi độ tuổi của nó, vì vậy đứa trẻ 6 tuổi sẽ nhận được 6 USD một tuần, và đứa trẻ 13 tuổi sẽ nhận được 13 USD một tuần.
Tuy nhiên, quy tắc này sẽ không thể phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy dành thời gian để suy nghĩ về mức độ mà cá nhân bạn cảm thấy thoải mái về việc sẽ cung cấp cho con bạn bao nhiêu tiền.
4 bai hoc cha me can biet khi day con ve tien bac
Quản lý tài chính cá nhân là một vấn đề rất quan trọng nhưng hầu như chưa được các phụ huynh chú ý trong việc giáo dục con cái. 
Bây giờ bạn có một số tiền để chơi với bọn trẻ, giúp chúng có thể bắt đầu học những điều cơ bản về lập ngân sách. Chỉ định ba lọ riêng biệt cho ba loại ngân sách khác nhau bao gồm: tiết kiệm , chi tiêu và cho. Trả tiền cho con bạn bằng các hóa đơn nhỏ hoặc đồng xu để chúng có thể dễ dàng chia số tiền đó ra. Tất nhiên, bạn sẽ hướng dẫn chúng nên đặt bao nhiêu nên tiền trong mỗi lọ.
Tất nhiên tùy vào mỗi ông bố bà mẹ mà số tiền được chia vào mỗi lọ sẽ khác nhau, nhưng điều quan trọng của việc phân chia ngân sách này là nó sẽ giúp con bạn biết thế nào là giá trị của đồng tiền, cách lựa chọn và cách sắp xếp thứ tự ưu tiên.
2. Giải quyết các hệ quả của việc chi tiêu
Bọn trẻ có thể sẽ muốn sử dụng số tiền trong bình “chi tiêu” trong số ba bình của chúng. Khó khăn đặc biệt sẽ xuất hiện từ đây: Bạn sẽ phải để cho chúng tự đưa ra quyết định chi tiêu, ngay cả khi bạn không đồng ý. Chúng thậm chí có thể khóc khi không có tiền để chơi trờ chơi, nhưng điều quan trọng là bạn không thể nhượng bộ.
Nhìn thấy nước mắt của con bạn có thể cảm thấy đau lòng, nhưng bạn thậm chí có thể còn buồn hơn khi thấy chúng như biến thành “đứa trẻ ngoài 20 tuổi” khi thấy một cái máy chơi game mới đã được chuyển về nhà vì chúng đã bỏ tiền ra thuê. Mỗi quyết định chi tiêu đều có kết quả của nó, vì vậy con em của bạn nên học được điều đó càng sớm càng tốt, điều đó sẽ giúp bọn trẻ trở nên tốt hơn.
3. Cho bọn trẻ “cơ hội” kiếm tiền ngay khi còn nhỏ
Bạn lo lắng rằng, nếu bạn chỉ cho con cách kiếm tiền, bọn trẻ sẽ đưa cho bạn một cái hóa đơn nếu bạn yêu cầu chúng dọn dẹp giường của chúng vào lần tới?
Việc phân chia việc nhà quá chặt chẽ với cấu trúc trợ cấp của bạn có thể mang lại những điều không tốt. Bạn vừa muốn dạy cho con mình biết rằng chúng phải kiếm được tiền, đồng thời cũng muốn chúng hiểu rằng đóng góp cho gia đình là một phần trong vai trò không lương của con trong gia đình.
Vì vậy bạn nên cân nhắc về việc lập một danh sách những việc vặt mà con của bạn sẽ được trả tiền sau khi làm và tiếp đó là một danh sách các nhiệm vụ riêng mà chúng muốn thực hiện – miễn phí. Sau đó, tạo ra một danh sách thứ ba những công việc mà bọn trẻ tự nguyện làm để có thể nhận thêm tiền.
Điều này sẽ dạy con cái của bạn biết rằng làm việc chăm chỉ thì sẽ được trả tiền và cho phép chúng tiết kiệm tiền để mua những thứ chúng muốn cho những dịp đặc biệt.
4. Kiểm soát ham muốn
Hãy chắc chắn rằng số tiền trong hộp “tiết kiệm” của con bạn đang được tiết kiệm thật sự, số tiền đó không phải dành để chi tiêu trong tương lai gần, cho dù bọn trẻ có van xin hay nài nỉ đi chăng nữa.
Bắt đầu xây dựng thói quen tiết kiệm cho con bạn bằng cách đảm bảo rằng tiền trong bình “tiết kiệm” của chúng không được sử dụng để “chi tiêu”. Điều này có nghĩa là, nếu con đang dư một số tiền và có ý định mua một món đồ chơi vào thứ Ba tuần tới, thì bạn nên chỉ cho con rằng, thay vì để vào bình “chi tiêu” thì nó nên được đặt trong bình “tiết kiệm”.
Sử dụng bình “tiết kiệm” này cho mục tiêu dài hạn, ví dụ như tặng quà sinh nhật của bố vào sáu tháng sau hoặc mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch vào kì nghỉ hè sắp tới.
Tiết kiệm tiền đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính tự giác, đây là hai phẩm chất mà mọi đứa trẻ cần phải nắm bắt ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp con của bạn có thể giải quyết các vấn đề cơ bản về lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu, và một ngày nào đó, khi con bạn có thể tự lập vững chắc về tài chính, tất cả những việc nuôi dạy con cái đó sẽ được chúng báo đáp.

Cách cư xử không đúng của trẻ mẹ không nên phớt lờ

(Kiến Thức) - Khi thấy trẻ xử sự không đúng mà không dạy trẻ cách cư xử thì không những tạo thành thói quen xấu mà trẻ còn nhận thức sai về vấn đề.

Cách cư xử không đúng của trẻ mẹ không nên phớt lờ
Cach cu xu khong dung cua tre me khong nen phot lo

Ngắt lời: Có thể trẻ đang quá hào hứng nói cho mẹ biết chuyện gì hoặc hỏi mẹ điều gì đó, nhưng nếu để trẻ ngắt lời mẹ khi đang nói thì trẻ sẽ không biết cách chu đáo với người khác hay khiến bạn bận rộn thêm trong lúc đang bận rộn. Để dạy trẻ cách cư xử, mẹ hãy yêu cầu trẻ im lặng hoặc không cắt ngang khi mẹ đang bận hoặc đang nói, sau đó cho trẻ chơi trò gì đó chúng thích. Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy rầy thì nói cho trẻ biết rằng chúng sẽ không có được cái chúng muốn nữa nếu cứ tiếp tục như vậy.  

5 phương pháp dạy con của dân tộc thông minh nhất thế giới

Người Do Thái - dân tộc thông minh nhất thế giới đã chỉ ra 5 phương pháp dạy con mà các bậc cha mẹ nở đây áp dụng từ rất sớm.

5 phương pháp dạy con của dân tộc thông minh nhất thế giới
Các bậc phụ huynh thường phàn nàn về con cái mình thiếu tự giác, bừa bộn, lười biếng... và không biết làm thế nào để cải thiện được tình trạng trên mà không trở thành “phù thủy” độc ác trong mắt trẻ.

Làm gì để giữ an toàn cho trẻ em khi đi du lịch?

Các chuyến đi là cơ hội tuyệt vời để trẻ em khám phá thế giới. Tuy nhiên, giữa môi trường lạ, cha mẹ cần chú ý để đảm bảo con được an toàn.

Làm gì để giữ an toàn cho trẻ em khi đi du lịch?
Lam gi de giu an toan cho tre em khi di du lich?
Luôn chú ý tới con: Các khu chợ nhộn nhịp, bãi biển tuyệt đẹp hay trung tâm mua sắm sầm uất thường khiến bạn dễ bị sao nhãng. Tuy nhiên, khi đưa trẻ em đi cùng, bạn cần liên tục để mắt tới bé. Đồng thời, bạn nên căn dặn con luôn bám sát bố mẹ và cần nói cho bố mẹ biết khi định đi đâu hay làm gì. Ảnh: TopOsiguranje. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.