300 tấn hàng nghi lậu “tuồn” qua chính ngạch: Trách nhiệm chủ hàng?

Dư luận đặt câu hỏi, nếu điều tra xác định 300 tấn hàng ở Hải Dương là lậu thì sẽ xử lý lái xe, chủ hàng thế nào?  

Mới đây Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra, tạm giữ 14 xe ô tô tải chở 300 tấn hàng hóa nghi lậu do không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. 
300 tan hang nghi lau “tuon” qua chinh ngach: Trach nhiem chu hang?
 14 xe ô tô tải chở 300 tấn hàng hóa nghi lậu do không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
 Liên quan vụ việc này, dư luận đặt câu hỏi: Nếu số hàng trên không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, chủ hàng và tài xế sẽ bị xử lý như thế nào?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hàng lậu vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, càng cuối năm, hoạt động buôn lậu, trốn thuế càng diễn ra nhiều hơn. Vụ việc cơ quan chức năng bắt giữ 300 tấn hàng tại trạm dừng nghỉ Hải Dương trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chỉ là một trong rất nhiều vụ việc được phát hiện, xử lý thời gian gần đây.
Luật sư Cường cho rằng, đối với những xe hàng đã thông quan, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp bộ hồ sơ thông quan để xác định việc thủ tục khai báo hải quan, kiểm tra thông quan có đúng quy định pháp luật hay không. Việc làm rõ nguyên nhân số hàng này lọt qua biên giới, cửa khẩu chính ngạch không chỉ để xử lý vi phạm mà còn để xác định thủ đoạn của các đối tượng và những sơ hở trong công tác quản lý để thực hiện các giải pháp phòng ngừa các vụ việc tương tự.
Theo quy định của pháp luật, người vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm mang theo hóa đơn chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ và pháp lý của số hàng hóa vận chuyển. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện có dấu hiệu sai phạm, những người vận chuyển đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Đây là biểu hiện rất bất minh, tuy nhiên cơ quan chức năng cũng sẽ tạm giữ số hàng này để xác minh làm rõ.
Trong trường hợp 24 giờ mà người vận chuyển số hàng này không xuất trình được hóa đơn chứng từ về nguồn gốc hàng hóa hàng hóa, về chứng từ hải quan (theo quy định tại Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP) thì có cơ sở xác định đây là hàng trốn thuế và có dấu hiệu của tội buôn lậu.
Nếu số lượng hàng hóa buôn lậu, trốn thuế nhỏ, giá trị không đáng kể, người vi phạm có thể bị phạt hành chính. Tuy nhiên, trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ xác định 300 tấn hàng này là hàng đã không khai báo hải quan mà lén lút vận chuyển vào Việt Nam tiêu thụ hoặc gian dối trong khai báo hải quan để trốn nộp thuế theo quy định của pháp luật, người có hành vi này được xác định là hành vi buôn lậu và sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, hành vi buôn bán trái pháp luật hàng hóa qua biên giới được xác định là hành vi buôn lậu, với hàng hóa trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự. Nếu vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên, người vi phạm sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù.
Trường hợp vật vi phạm trị giá từ 500.000.000 đến 1.000.000.000 đồng thì hình phạt là 7 năm đến 15 năm tù. Nếu vật phạm pháp trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm sẽ đối mặt với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù.
Vật phẩm vi phạm sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Người vi phạm còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc đến năm năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư Cường cho rằng, tội buôn lậu theo bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 còn có thể xử lý đối với pháp nhân thương mại. Trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội, có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và có thể bị phạt tới 15.000.000.000 đồng.
“Hành vi buôn lậu, trốn thuế ngày càng tiến ra tinh vi, phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu thuế và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi vậy cơ quan chức năng cần sớm làm rõ những vụ việc như thế này để xác định phương thức thủ đoạn của các đối tượng vi phạm và có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật” – luật sư Cường cho hay. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Hai Công an bị nhóm nghi buôn lậu đánh trọng thương

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Trần Thành Phú điều hành kho hàng lậu doanh thu 10 tỷ/tháng thế nào?

(Kiến Thức) - Với hàng trăm đơn hàng được gửi đi mỗi ngày, kho hàng lậu của ông Trần Thành Phú, sinh năm 1992 tại Lào Cai có doanh thu “khủng" 10 tỷ/tháng chỉ nhờ livestream, bán hàng trên mạng.

Cơ quan chức năng vừa phát hiện một kho hàng lậu "khủng" có diện tích hơn 10.000m2 tại số 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai do Trần Thành Phú (sinh năm 1992) đứng tên. 

Thân thế ông chủ kho hàng lậu rộng hơn 10.000m2 ở Lào Cai

Cảnh sát khu vực cho biết, Trần Thành Phú người quê gốc ở tỉnh Ninh Bình, mới về địa bàn phường mua nhà, nhập khẩu sống cùng vợ con được một thời gian ngắn.

Sau hơn 6 tháng theo dõi, chiều 7/7/2020, Tổng Cục quản lý thị trường phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An đã tấn công vào Tổng kho hàng lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai do Trần Thành Phú (SN 1992 có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai) cùng em gái của mình điều hành.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.