300 ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội, phòng bệnh thế nào?
Bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể giúp con tránh mắc bệnh.
Thúy Nga
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 4/4, trong 3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố ghi nhận 300 trường hợp mắc tay chân miệng. Riêng trong tuần từ 22-29/3, Hà Nội ghi nhận 77 ca bệnh, đồng thời có 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non.
Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố Hà Nội đã có 5 ổ dịch tay chân miệng. Tính chung cả nước, quý I/2024, có khoảng 6.700 trường hợp mắc tay chân miệng. Trước số ca mắc ngày càng tăng cao, nhiều phụ huynh lo lắng trong việc phòng bệnh cho con.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Theo ThS.BS Đinh Xuân Hoàng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết: Bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu sau:
Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng gồm:
Bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Hiện tại Việt Nam chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Do đó, chú trọng phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ và gia đình.
Cách phòng bệnh
Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên ba mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:
- Không hôn trẻ vì người lớn có thể mang bệnh mà không có biểu hiện.
- Cần tuyệt đối cách ly trẻ khỏe mạnh với trẻ mang bệnh.
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc với đám đông.
- Trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; người lớn cần rửa tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt đồ chơi và những nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày như mặt bàn, nắm cửa, tay vịn cần thang… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Tăng cường đề kháng bằng cách ăn đủ bữa, đủ chất hoặc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng kích hoạt trực tiếp lên hệ miễn dịch.
Trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng cần đảm bảo:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
-Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Bệnh nhân tay chân miệng tại TP.HCM tuần qua đã tăng gần 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó, dự báo sẽ diễn tiến phức tạp.
Tối 9/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP ghi nhận 936 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó, 95% ca bệnh từ 1-5 tuổi.
Riêng trong tuần từ ngày 29/4 đến 5/5, TP có 420 ca tay chân miệng, tăng gấp gần 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện nội trú và khám ngoại trú.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca bệnh tăng báo động ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt ở quận 12, quận Bình Tân, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, Khu vực 3 TP Thủ Đức.
Đợt dịch tay chân miệng gần nhất tại TP.HCM xảy ra vào năm 2020 với 16.361 ca mắc, không ghi nhận ca tử vong. Chủ yếu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đi học.
Sau 2 năm gián đoạn vì Covid-19, các hoạt động xã hội đã trở lại bình thường. Các chuyên gia dự đoán nhiều dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay.
Do đó, điều cần làm lúc này là phòng ngừa, không để dịch bùng phát, không để xảy ra ca tử vong.
Bác sĩ Trần Ngọc Hạnh Đan, Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, số ca mắc tay chân miệng được dự báo sẽ tăng từ khi trẻ nhỏ đi học trở lại. Nguyên nhân do trẻ tăng tiếp xúc và các hoạt động vui chơi có tập trung đông người. Khi càng nhiều trẻ mắc bệnh sẽ kéo theo ca nặng xuất hiện, độ tuổi mắc bệnh cũng mở rộng hơn.
Bác sĩ Hạnh Đan lo ngại, mùa tay chân miệng năm nay không theo mô hình dịch tễ những năm trước do tác động của Covid-19. Giới chuyên môn chưa đánh giá được virus gây bệnh có biến đổi hay không, nguy cơ trẻ vừa nhiễm Covid-19 vừa bị tay chân miệng cũng khiến việc điều trị thêm khó khăn.
Theo HCDC, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3-5 và tháng 8-9 hằng năm.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám như: Sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; Đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; Phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.
- Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay: Sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh.
- Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.
Tay chân miệng là do virus gây ra, vì vậy, dù xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, căn bệnh này cũng vẫn dễ lây lan cho người lớn.
Bệnh tay chân miệng có thể ảnh hưởng cả người lớn, không chỉ riêng trẻ nhỏ. Ảnh: Today.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bệnh thường lây lan rất nhanh trong nhà trẻ hoặc trường học. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ mắc bệnh và gặp phải các triệu chứng khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mau bình phục hơn khi mắc bệnh tay chân miệng.
Gia tăng số trẻ mắc tay chân miệng
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây. Đến nay, cả nước ghi nhận 8.995 ca mắc và 3 bệnh nhi tử vong do tay chân miệng.
(Kiến Thức) - Chi Pu vừa “tạo bão” khi đăng tải loạt ảnh mặc quần tất không nội y. “Nối gót” đàn em, Ngọc Trinh không ngại hở bạo, thách thức giới hạn của sự gợi cảm.
(Kiến Thức) - Ngày nay, nhiều chị em vô cùng táo bạo trong cách ăn mặc mỗi khi ra đường. Thậm chí, có người còn thản nhiên diện những trang phục phản cảm khi đến nơi công cộng khiến ai cũng ngán ngẩm.
(Kiến Thức) - Váy lụa tối giản vẫn mang lại vẻ thướt tha, tôn dáng nên được nhiều chị em ưu ái. Thế nhưng, thiết kế này khá kén người mặc. Chỉ cần sơ sểnh là khổ chủ dễ “muối mặt” vì sự cố trang phục.
(Kiến Thức) - Từng làm việc tại hãng hàng không Asia Airline, Quah Sue Theng (Cherry Q) được bình chọn là 1 trong những tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất của Malaysia. Cô sở hữu gu thời trang nóng bỏng vô cùng.
(Kiến Thức) - Hè đến là lúc các chị em đua nhau diện những bộ cánh mát mẻ, thoải mái, khoe đường cong cơ thể. Tuy nhiên, ranh giới giữa nóng bỏng và phản cảm đôi khi cũng rất mong manh...
Có người e ngại thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, ăn nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, bạn không cần kiêng thịt lợn mà nên tránh những phần thịt không nên ăn.
(Kiến Thức) - Việc ăn mặc hớ hênh hay phản cảm đến đám cưới gần đây trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của dân mạng. Đã có không ít cô nàng bị đánh giá kém duyên với hình ảnh phản cảm, không thích hợp khi đi đám cưới.
(Kiến Thức) - Mốt quần tụt không kéo khóa đang là xu hướng thời trang được rất nhiều sao Việt lăng xê như Vũ Khắc Tiệp, Chi Pu, Hồ Ngọc Hà…Tuy nhiên, không phải ai diện trang phục này cũng được khen cả.
(Kiến Thức) - Sau hơn 2 năm gia nhập showbiz, Lê Thị Dần đã có nhiều thay đổi về ngoại hình và cả phong cách thời trang khiến nhiều người không nhận ra.
Nếu không may nuốt phải dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian có thể khiến dị vật trôi xuống dưới, gây khó khăn hơn trong việc điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Trong lúc đuổi bắt chuột, hai vợ chồng ở Hải Dương bị chuột cắn vào ngón tay chảy máu. 5 ngày sau cả hai sốt cao li bì, mê sảng, toàn thân gai rét phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân nam 57 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) bất ngờ phát hiện khối u gan dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường nào.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyên, khi bị bệnh hoặc người thân xuất hiện hội chứng tiền đình, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.