Cách cứu người tự tử bằng thuốc độc trong 30 phút sống còn

Các kỹ thuật cấp cứu phải được thực hiện trong vòng 30 phút tính từ khi uống chất độc. Sau 2 giờ, việc can thiệp gần như không có giá trị.

Cách cứu người tự tử bằng thuốc độc trong 30 phút sống còn
Bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết, khi vô tình uống nhầm hoặc cố ý tự tử bằng thuốc độc như thuốc trừ sâu, thuốc chuột, thuốc ngủ hoặc các chất hóa học khác sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc. Các chất này đều có chung một đặc điểm là đi vào cơ thể với một nồng độ cao, chạm và vượt quá liều đều rất nguy hiểm đến tính mạng.
Lúc này, việc cấp cứu cho bệnh nhân rất quan trọng vì có thể quyết định đến khả năng sống sót. Nhiều hợp chất hóa học hiện không có chất chống độc đặc hiệu, do đó, chỉ có thể hy vọng vào các biện pháp sơ cứu ban đầu.
“Ngay khi phát hiện ra sự cố, cần khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân. Kỹ thuật gây này rất quan trọng, người thân hoặc nhân viên y tế phải kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt, càng sớm càng hay, càng khẩn trương càng có giá trị. Đây là phương thức hiệu quả nhất chống thuốc đi vào trong máu”, bác sĩ Xuân Phúc nhấn mạnh.
30 phut song con khi cuu nguoi tu tu bang thuoc doc
 Ảnh minh họa.
Bạn có thể áp dụng một trong số cách sau để kích nôn:
- Chọc tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân nếu là trẻ em. Vì bé không dám tự gây nôn cho mình. Nếu bệnh nhân là người lớn, bạn có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự làm. Lúc này, việc gây nôn quan trọng hơn việc để ý tới ngón tay nhiễm khuẩn. Do đó, chỉ cần ngón tay sạch là có thể thực hiện. Khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện.
- Bạn sử dụng một chiếc lông gà ngoáy vào trong cổ họng bệnh nhân. Lông tơ sẽ chạm vào thành họng và gây nôn. Người bệnh cần mở rộng miệng.
- Một số người sợ thuốc đắng, nếu muốn kích nôn, bạn chỉ cần cho họ ngậm một viên closid (thuốc trị tiêu chảy), 4 viên berberin (thuốc trị tiêu chảy) hoặc 2 viên biseptol.
Theo bác sĩ Phúc, sau khi gây nôn, người thân phải chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo.
“Người bệnh sẽ được rửa dạ dày để làm sạch các chất độc trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ đặt một ống thông từ miệng vào thẳng dạ dày, truyền qua đó từ 300-500 ml nước. Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ hạ thấp đầu ống thông để nước tự động chảy ra. Làm lặp lại liên tục cho đến khi dịch dạ dày trong, sạch chất độc. Đây là kỹ thuật can thiệp và sẽ gây cho người bệnh sự khó chịu, có thể không hợp tác, nhưng đó là việc bắt buộc phải làm”, bác sĩ Xuân Phúc nhấn mạnh.
Sau kỹ thuật này, người bệnh sẽ được truyền dịch (dịch muối), tốc độ khá nhanh kết hợp với thuốc lợi tiểu để hòa loãng máu và thải bỏ nhanh chất độc qua thận.
Theo vị chuyên gia này, nếu không có thuốc chống độc đặc hiệu, các biện pháp cấp cứu đầy đủ như trên cũng sẽ tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
Bác sĩ Phúc đặc biệt lưu ý: “Điều quan trọng nhất là các kỹ thuật cấp cứu phải được thực hiện trong vòng 30 phút tính từ khi uống chất độc. Sau 2 tiếng, can thiệp này gần như không có giá trị trong cuộc chiến giành lại sự sống cho người bệnh".

5 loài vi khuẩn rùng rợn hay chui vào thức ăn của người

(Kiến Thức) - Chúng có thể hủy hoại ruột bạn, gây suy thận cấp, tan máu, tê liệt và thậm chí tử vong... khi bạn lỡ ăn phải thứ thực phẩm chúng đã "chiếm đóng".

5 loài vi khuẩn rùng rợn hay chui vào thức ăn của người
5 loài vi khuan rùng rọn hay chui vào thúc an của nguòi
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề đe dọa mạng sống của hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong những ngày nóng bức, nguy cơ ngộ độc càng tăng hơn do thức ăn ôi thiu không hợp vệ sinh. Tùy thuộc vào loài vi khuẩn xâm nhập mà mức độ nguy hiểm của từng loại ngộ độc cũng khác nhau. 
5 loài vi khuan rùng rọn hay chui vào thúc an của nguòi-Hinh-2
Salmonella. Là loại vi khuẩn có thể gây bệnh cho người từ động vật hoang dã và trong nước, bao gồm cả gia cầm, lợn, trâu, bò. Nhưng ngộ độc thường xuyên nhất ở người là do uống sữa tươi chưa tiệt trùng hoặc ăn thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín. Khi thoát ra khỏi ruột, Salmonella xâm nhập máu và các cơ quan khác. 
5 loài vi khuan rùng rọn hay chui vào thúc an của nguòi-Hinh-3
 Chúng gây ra các triệu chứng như sốt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đôi khi ói mửa kèm theo mất cảm giác ngon miệng. Căn bệnh này có thể kéo dài trong 5-7 ngày và thường không cần điều trị trừ khi bạn bị mất nước quá nhiều. 

Đi du lịch, nên mang chanh để phòng ngộ độc thức ăn

(Kiến Thức) - Ngộ độc có thể xuất hiện bất ngờ dù bạn nghĩ mình đã cẩn thận lắm rồi, làm hỏng chuyến du lịch mà bạn kỳ công thu xếp. Bí quyết tránh là gì?

Đi du lịch, nên mang chanh để phòng ngộ độc thức ăn
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Anh, mỗi năm có khoảng hơn 50.000 trường hợp bị ngộ độc thức ăn khi đang đi du lịch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một lỳ nghỉ tuyệt vời mà không cần lo lắng khi tuân thủ những cách sau. 
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-2
Lên kế hoạch ăn ngủ nghỉ đầy đủ trước khi đi du lịch. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra, bổ sung một chế độ ăn uống probiotic trong thời gian này để giúp dạ dày tạo một chiếc áo bảo vệ khỏi vi khuẩn có thể gặp trong chuyến đi. 

Chết ngay tại bàn nhậu vì ăn so biển

(Kiến Thức) - Ăn so biển, 5 người đàn ông ngộ độc ngay tại bàn nhậu trong đó có 1 người tử vong tại chỗ.

Chết ngay tại bàn nhậu vì ăn so biển
Chết ngay bên mâm rượu
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo, trong thời gian gần đây, tại một số địa phương vùng biển của Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp ngộ độc do “cố tình” ăn so biển để làm thức ăn dù biết rằng so biển chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.