30 năm gói bánh chưng Tết nuôi cả gia đình

30 năm gói bánh chưng Tết nuôi cả gia đình

Cứ vào dịp tháng Chạp hàng năm, các thành viên trong gia đình bà Kim Liên, ông Nguyễn Hùng (ngoài 70 tuổi, ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) lại tất bật gói bánh chưng bán lễ.

Cứ vào dịp tháng Chạp hàng năm, các thành viên trong gia đình bà Kim Liên, ông Nguyễn Hùng (ngoài 70 tuổi, ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) lại tất bật  gói bánh chưng bán lễ. Gần 30 năm qua cảnh này vẫn diễn ra đều đặn.
Cứ vào dịp tháng Chạp hàng năm, các thành viên trong gia đình bà Kim Liên, ông Nguyễn Hùng (ngoài 70 tuổi, ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) lại tất bật gói bánh chưng bán lễ. Gần 30 năm qua cảnh này vẫn diễn ra đều đặn.
Bà Liên chọn gạo nếp cái hoa vàng, lá dong của làng Tràng Cát (Hà Nội). Ngoài dịp Tết, hàng tháng vào mùng 1, ngày rằm, gia đình bà Liên cũng bán bánh chưng. Từ lâu, nghề này giúp cho gia đình bà có nguồn thu nhập chính.
Bà Liên chọn gạo nếp cái hoa vàng, lá dong của làng Tràng Cát (Hà Nội). Ngoài dịp Tết, hàng tháng vào mùng 1, ngày rằm, gia đình bà Liên cũng bán bánh chưng. Từ lâu, nghề này giúp cho gia đình bà có nguồn thu nhập chính.
Bà Liên làm hai loại bánh chưng truyền thống gồm nhân mặn và nhân ngọt, giá bán 60.000 - 80.000 đồng/chiếc.
Bà Liên làm hai loại bánh chưng truyền thống gồm nhân mặn và nhân ngọt, giá bán 60.000 - 80.000 đồng/chiếc.
Ông Nguyễn Hùng kể, ngày xưa gia đình nghèo khó, nồi bánh chưng này đã nuôi sống cả nhà. 30 năm qua, vợ chồng ông vẫn duy trì công việc này. Không bán online, không quảng cáo rầm rộ, ngay đến việc luộc bánh, gia đình bà Liên cũng sử dụng cách đun bếp củi truyền thống.
Ông Nguyễn Hùng kể, ngày xưa gia đình nghèo khó, nồi bánh chưng này đã nuôi sống cả nhà. 30 năm qua, vợ chồng ông vẫn duy trì công việc này. Không bán online, không quảng cáo rầm rộ, ngay đến việc luộc bánh, gia đình bà Liên cũng sử dụng cách đun bếp củi truyền thống.
Khách hàng của gia đình chủ yếu là người quen. "Ngày Tết ông Công, ông Táo thì mỗi nhà khoảng 3-5 bánh, cận Tết thì có thể lên tới 50-70 chiếc. Ngoài việc dùng trong gia đình khách còn đặt bánh để làm quà đi biếu. Tôi thấy hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh, nhân đa dạng, phong phú nhưng có lẽ không gì thay thế được vị truyền thống. Bánh nhân đậu xanh, thịt mỡ luôn là mặt hàng bán chạy nhất", bà Liên nói.
Khách hàng của gia đình chủ yếu là người quen. "Ngày Tết ông Công, ông Táo thì mỗi nhà khoảng 3-5 bánh, cận Tết thì có thể lên tới 50-70 chiếc. Ngoài việc dùng trong gia đình khách còn đặt bánh để làm quà đi biếu. Tôi thấy hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh, nhân đa dạng, phong phú nhưng có lẽ không gì thay thế được vị truyền thống. Bánh nhân đậu xanh, thịt mỡ luôn là mặt hàng bán chạy nhất", bà Liên nói.
Bánh chưng nấu trong 6-7 tiếng, sau khi vớt được rửa lại bằng nước lạnh và ép bánh để giữ dáng vuông vắn.
Bánh chưng nấu trong 6-7 tiếng, sau khi vớt được rửa lại bằng nước lạnh và ép bánh để giữ dáng vuông vắn.
Bà Liên tâm sự, nhờ nồi bánh chưng, kinh tế gia đình tôi thay đổi. Vợ chồng bà xây nhà cửa, cho con cái ăn học đầy đủ. "Đến nay các con đều thành gia lập thất, chúng hay hỏi tôi buôn bán làm gì nữa vì đủ đầy rồi mà không quảng cáo gì nên cũng khó cạnh tranh thị trường. Tôi chỉ bảo vì tôi biết ơn nồi bánh nên còn khỏe, còn sức là tôi vẫn nấu", bà nói.
Bà Liên tâm sự, nhờ nồi bánh chưng, kinh tế gia đình tôi thay đổi. Vợ chồng bà xây nhà cửa, cho con cái ăn học đầy đủ. "Đến nay các con đều thành gia lập thất, chúng hay hỏi tôi buôn bán làm gì nữa vì đủ đầy rồi mà không quảng cáo gì nên cũng khó cạnh tranh thị trường. Tôi chỉ bảo vì tôi biết ơn nồi bánh nên còn khỏe, còn sức là tôi vẫn nấu", bà nói.

GALLERY MỚI NHẤT