3 vị thầy giáo vĩ đại nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam ghi danh nhiều người thầy vĩ đại. Họ là những con người có tâm, có tầm và có tài.

Chu Văn An (1292 – 1370)

Chu Văn An là một trong những người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng mộ. Ông có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ông cũng là người thầy dậy dỗ vua Trần Hiểu Tông và đào tạo ra những vị quan có tài cho triều đình nhà Trần.

3 vi thay giao vi dai noi tieng nhat trong lich su Viet Nam

Khi còn là người đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam.

Ông được coi là người thầy chuẩn mực, được người đời thán phục vì phẩm chất thanh cao cũng như tài năng nỗi lạc của mình.

Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)

Không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà giáo vĩ đại.

3 vi thay giao vi dai noi tieng nhat trong lich su Viet Nam-Hinh-2

Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527 – 1592). Ông làm quan được 8 năm, sau đó vì dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên ông xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạc Vân Am và hiệu Bạc Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.

Hơn 40 năm lui về Bạch Vân am dạy học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước. Danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử”  – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.

Học trò của thầy có những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan,

Lê Quý Đôn (1726 – 1784)

Lê Quý Đôn sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng. Từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy thầy đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.

3 vi thay giao vi dai noi tieng nhat trong lich su Viet Nam-Hinh-3

Người đương thời khuyên nhau "Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn", tức là thiên hạ có điều gì không biết thì cứ đến hỏi Lê Quý Đôn. Họ thường gọi ông là "túi khôn của thời đại", nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.

Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài. Hình ảnh thầy Lê Quý Đôn tận tụy truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học trò đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.

eMagazine: Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã trải qua những cuộc đấu tranh giữ nước để gìn giữ và xây đắp nền độc lập vững chắc của toàn dân tộc. Cùng với đó là sự ra đời của những áng văn bất hủ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Theo nhận định của các nhà sử học, Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà (năm 1076), Bình Ngô đại cáo (năm 1428) và bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945. Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2021), Báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc ba bản Tuyên ngôn độc lập kinh điển này.

eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-9

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong nghìn năm sử Việt

Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.

Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới