3 tỳ thiếp mất mạng vì câu hỏi gì của Tào Tháo?

Có câu “đa nghi như Tào Tháo”, chính sự đa nghi ấy đã hại chết 3 tỳ thiếp của ông. Đây cũng là bài học lớn dành cho những quan thần bên cạnh Tào Tháo.

3 tỳ thiếp mất mạng vì câu hỏi gì của Tào Tháo?

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Ông được đánh giá là một kẻ kiêu hùng, một anh hùng hiên ngang lẫm liệt. Nhưng cũng có người nói ông là một gian hùng. Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi, hay ghen tuông nhưng cũng là người thưởng phạt phân minh, biết cách nhìn người, dùng người. Bên cạnh đó, Tào Tháo cũng là người có chủ kiến riêng của mình, không dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác.

Xung quanh Tào Tháo tuy có nhiều mỹ nhân nhưng ông không phải kiểu người ăn chơi hưởng lạc, trác táng, đam mê tửu sắc, thấy mỹ phân là quên đi tất cả. Ngược lại, ông không tiếc hạ sát người đẹp nếu không vừa ý mình. Một truyền thuyết kể lại rằng có 3 tỳ thiếp của Tào Tháo đã bị mất mạng chỉ vì trả lời câu hỏi về quả dưa hấu.

3 ty thiep mat mang vi cau hoi gi cua Tao Thao?

Lúc đó Tào Tháo đang ngồi họp với các quan đại thần thì có một tỳ thiếp dâng quả dưa hấu lên cho ông. Tào Tháo tươi cười nhận quả dưa nhưng lại hỏi vị tỳ thiếp kia xem quả dưa có ngọt không. Vị tỳ thiếp nhẹ nhàng trả lời rằng dưa rất ngọt nào ngờ Tào Tháo đột nhiên bĩu môi kêu lính canh lôi tỳ thiếp này xuống để chém đầu.

Các vị quan nhìn Tào Tháo không hiểu lý do. Bởi lẽ nhìn quả dưa lành lặn, ngon ngọt, không hề có vấn đề gì. Cớ gì lại chém đầu tỳ thiếp?

Tào Tháo lại gọi một vị tỳ thiếp khác mang một quả dưa khác đến. Tào Tháo cũng hỏi dưa có ngọt không. Vị tỳ thiếp sắc mặt tái mét không biết phải trả lời thế nào. Cuối cùng cô vẫn đưa ra câu trả lời rằng quả dưa này rất ngọt. Và rồi cũng bị đem ra chém đầu.

Tào Tháo lại gọi vị tỳ thiếp thứ ba mang dưa hấu lên cho mình. Vị tỳ thiếp không dám trả lời giống hai người trước nhưng không biết Tào Tháo muốn nghe câu trả lời nào nên nói rằng quả dưa này đảm bảo đã chín.

Gương mặt Tào Tháo tuy để lộ vẻ hài lòng nhưng kết cục của vị tỳ thiếp thứ ba vẫn không khác hai người trước. Các vị qua lúc này không giữ được bình tĩnh, sợ đến tái mét mặt và không dám ngẩng mặt lên nhìn.

Tào Tháo sau đó mới giải thích rằng lý do ông chém đầu 3 vị tỳ thiếp kia là do học phục vụ sai sách và nói dối. Vốn dĩ họ chỉ dâng dưa lên chứ chưa từng nếm thử quả dưa đó thì là sao biết dưa ngọt hay không.

Hóa ra, đây là chiêu “giết gà, dọa khỉ” của Tào Tháo. Vì là người đa nghi nên ông không muốn để người khác nhìn thấu tâm can của mình. Tào Tháo muốn thông qua chuyện này để cảnh cáo những vị quan xung quanh mình rằng không được phép tùy ý suy đoán tâm tư, suy nghĩ của ông, nếu không chỉ có thể đối mặt với cái chết.

Tào Tháo hoảng sợ, tái phát bệnh vì nhìn thấy thủ cấp của ai?

Theo "Tam quốc diễn nghĩa", Tào Tháo được mô tả là một gian hùng, độc ác, có nhiều mưu cao, kế hiểm. Thế nhưng, ông kinh sợ khi nhìn thấy thủ cấp của Quan Vũ và phát tác bệnh đau đầu.

Tào Tháo hoảng sợ, tái phát bệnh vì nhìn thấy thủ cấp của ai?
Tao Thao hoang so, tai phat benh vi nhin thay thu cap cua ai?
 Tào Tháo là một nhân vật có ảnh hưởng lớn thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam quốc. Ông cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền hình thành thế chân vạc nổi tiếng lịch sử. 

Ly kỳ chuyện Tào Tháo muốn xử tử thần đồng

Các học giả Trung Quốc nhận định, Tào Tháo khi đó đã ngầm lựa chọn Tào Xung là người kế tục, nối tiếp sự nghiệp của mình và phụ giúp cho con trai không ai khác, chính là Chu Bất Nghi.

Ly kỳ chuyện Tào Tháo muốn xử tử thần đồng

Là cháu của Lưu Tiên, Chu Bất Nghi thừa hưởng những tố chất hơn người. Chu được Lưu Tiên gửi gắm đến thụ giáo Lưu Ba, người sau này trở thành Thượng thư của nhà Thục Hán.

Chỉ sau một thời gian ngắn, bản thân Lưu Ba cũng phải thừa nhận rằng, ông không có đủ tài năng để truyền thụ cho Chu Bất Nghi.

10 điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa được viết theo phương thức bảy thực ba hư, với việc thêm nhiều tình tiết hư cấu để tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.

10 điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Kết nghĩa đào viên
10 dien tich noi tieng trong Tam Quoc Dien Nghia

Đọc nhiều nhất

Tin mới