3 thứ tuyệt đối không đặt trên ban thờ Phật kẻo bất kính bề trên

Theo các chuyên gia, có 3 thứ tuyệt đối không nên để trên bàn thờ Phật ngày Tết kẻo bị coi là bất kính với bề trên.

Cành vàng, lá ngọc, đồ hàng mã

Thứ không nên bày trên ban thờ Phật đầu tiên đó là cành vàng lá ngọc hay đồ hàng mã. Có nhiều người đi lễ hay mua cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng lễ rồi mang để đặt lên ban thờ Phật và cho như thế là tốt, mà không biết rằng đây là một trong những thứ không nên đặt lên ban thờ Phật.

Ban thờ Phật không giống ban thờ gia tiên hay thổ công. Thờ Phật cần nhất là thanh tĩnh, đơn giản, thành tâm. Cành vàng lá ngọc là đồ giả, màu sắc lòe loẹt, rất không phù hợp.

Hơn thế nữa, đồ mua không rõ nguồn gốc, không biết có thanh sạch hay không thì không nên dâng Phật. Dâng lên chẳng những không được phước phần mà còn mang tội bất kính.

Cành vàng lá ngọc lại có nghĩa cầu mong phú quý, may mắn, tốt lành, không thích hợp lễ Phật. Thờ Phật là chân tâm, thanh tịnh, không màng những thứ vật chất, màu mè như vậy. Bày vào ban lại rườm rà, không thông thoáng, mất đi vẻ gọn gàng, tôn kính.

3 thu tuyet doi khong dat tren ban tho Phat keo bat kinh be tren

Cành lộc hái đầu xuân năm mới

Mỗi dịp Tết đến xuân sang, vào ngày đầu xuân năm mới, người Việt thường có tục hái lộc đầu năm, lấy lộc để mang may mắn, tốt lành về nhà. Nhưng có nhiều người thấy cành lộc đẹp lại bày lên ban thờ Phật. Điều đó là điều đại kị.

Theo quan niệm dân gian, cành lá bên ngoài thường có ma quỷ trú ngụ, đem về nhà thì nên để ở ngoài cửa, mang vào nhà đã là không tốt huống hồ còn mang lên ban thờ Phật. Như thế là phạm tội bất kính, khiến ban Phật bị quấy nhiễu, không giữ được sự thanh tịnh.

Hoa quả giả

Thờ ban Phật phải thờ hoa tươi, kị nhất là thờ hoa giả. Nhiều người không biết, thấy hoa giả đẹp lại tươi lâu nên đặt lên ban Phật mà không biết rằng đó là việc bất kính. Ban Phật là phải thờ đồ tươi, đồ thật, vừa thanh thuần vừa tươi tốt. Điều đó là thể hiện lòng kính Phật và đảm bảo sự chân tâm.

Những đồ dâng lên bàn thờ phải đều là "thật", đẹp đẽ, trang nghiêm thì mới có thể xin người trên ban may mắn, phúc lộc cho con cháu được. Do đó, đừng quá tiết kiệm mà dùng đồ giả vì gửi đồ giả người khuất sẽ không nhận được và cho rằng con cháu lãng quên mình. Việc này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.

Ảnh: Yên Tử “vắng như chùa Bà Đanh” vì dịch Corona

(Kiến Thức) - Ngày 3/2 (mùng 10 tháng giêng Canh Tý, mọi năm là ngày khai hội Yên Tử) thì nay vắng bóng du khách do dịch bệnh corona, trên đường tham quan vãn cảnh chùa Đồng, du khách còn được phát khẩu trang miễn phí.

Anh: Yen Tu “vang nhu chua Ba Danh” vi dich Corona
Ghi nhận những ngày này tại di tích Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), do dịch bệnh Corona, du khách đến Yên Tử khá ít ỏi.
Anh: Yen Tu “vang nhu chua Ba Danh” vi dich Corona-Hinh-2
Ngày này mọi năm Yên Tử khai hội xuân. Năm nay, do dịch bệnh Corona, Quảng Ninh đã quyết định không tổ chức lễ hội Xuân Yên Tử.

Có thật đại gia Xuân Trường lập đền thờ vợ trong chùa Tam Chúc?

(Kiến Thức) - Dư luận thời gian qua xôn xao về việc tại chùa Tam Chúc có đền thờ người vợ quá cố của Doanh nhân Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Sự thật việc này thế nào?

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về việc tại chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam có đền Tứ Ân thờ “Cư sĩ Diệu Liên”, tức bà Phạm Thị Lan – người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường - chủ đầu tư dự án khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
Nhiều ý kiến cho rằng, ông chủ Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường bỏ tiền xây chùa Tam Chúc. Tuy nhiên, việc dành riêng một khu để dựng đền Tứ Ân, đức tượng thờ vợ là “cư sĩ Diệu Liên”, tức bà Phạm Thị Lan là việc làm không đúng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới