3 sợi lông Bồ Tát ban cho Tôn Ngộ Không là gì?

Không có thứ này cứu mạng, có lẽ Tôn Ngộ Không đã không thể giữ được mạng sống trong bình Âm Dương Nhị Khí.

3 sợi lông Bồ Tát ban cho Tôn Ngộ Không là gì?

Những ai từng xem phim "Tây du ký" hẳn đều thấy cảnh Tôn Ngộ Không nhổ ra một nhúm lông từ trên người, đặt trước miệng thổi một hơi liền biến ra được một bầy khỉ.

Nhưng chúng ta đều biết rằng đây không phải là tuyệt chiêu lợi hại nhất của Ngộ Không.

3 soi long Bo Tat ban cho Ton Ngo Khong la gi?
 Hình ảnh Tôn Ngộ Không và bình Âm Dương Nhị Khí trên phim.

Trước kia Quan Âm Bồ Tát từ bi đã cho con khỉ này ba sợi lông cứu mạng, đồng thời dặn dò rằng: "Nếu rơi vào bước đường cùng, có thể tuỳ cơ ứng biến để tự cứu ngươi khỏi cảnh ngộ nguy cấp."

Vậy rốt cuộc 3 sợi lông cứu mạng Bồ Tát ban cho thần kỳ tới mức nào?

Như mọi người đều biết, trên người Ngộ Không có rất nhiều lông, những sợi lông này cũng có thể tuỳ cơ ứng biến, thậm chí còn có thể sử dụng hết lần này tới lần khác, dùng hết lại nhổ trên người mà không hề khiến Tôn Ngộ Không bị tổn thương. Chính vì có những sợi lông biến hoá theo ý mình, lại dùng mãi không hết nên cả đời Tôn Ngộ Không cứ như được hậu thuẫn làm việc "gian lận" vậy, và lần nào cũng đánh đâu thắng đó.

Thế nhưng có thể thực sự cứu mạng được Tôn Ngộ Không trong trường hợp nguy cấp chỉ có 3 sợi lông và Hầu vương chỉ dùng đúng một lần ở Sư Đà Lĩnh.

Kiếp nạn ở Sư Đà Lĩnh đã gây không ít nguy hiểm cho thầy trò Đường Tăng trên đường sang Tây Chúc thỉnh kinh.

Tại đây, Tôn Ngộ Không đã phải đối đầu với Thanh Sư tinh, Bạch Tượng Tinh và Đại Bàng Tinh - yêu quái chuyên ăn thịt người.

Tuy bản lĩnh không kém Đại Bàng Tinh Kim Sí Điểu, nhưng khi giao tranh 3 đồ đệ của Đường Tăng lại thất bại hoàn toàn.

Điều này cũng không khiến Ngộ Không nao núng cho đến khi Lão Tôn bị nhốt vào bên trong bình Âm Dương Nhị Khí của Kim Sí Điểu. Có thể nói đây là pháp bảo lợi hại nhất mà Tôn Ngộ Không từng nếm thử.

Bị nhốt trong bình Âm Dương Nhị Khí, Tôn Ngộ Không dốc hết sức lực cũng không thể thoát thân, suýt nữa bị luyện thành nước.

Kiếp nạn này của Tôn Ngộ Không được mô tả trong nguyên tác như sau: "Hành giả thấy mắt cá chân có chút đau nhức, vội sờ tay xuống hóa ra đã bị thiêu mềm rồi, hốt hoảng nghĩ "làm sao đây? Mắt cá bị thiêu mềm rồi! Thành người tàn phế rồi". Không kìm nổi mà rơi lệ."

Cuối cùng, phải nhờ vào sức mạnh của 3 sợi lông cứu mạng được Bồ Tát ban cho, Tôn Ngộ Không mới phá bình ra ngoài được.

Cần phải biết rằng bình Âm Dương Nhị Khí là pháp bảo có trước cả trời đất. Trong "Tây du ký" có giới thiệu như sau: Pháp bảo của Đại bàng Kim Sí Điểu, có chứa hai khí âm dương, bên trong có bảy vật báu, tám quẻ, hai mươi bốn tiết khí, phải có ba mươi sáu người đúng số thiên canh thì mới khiêng nổi.

Từ đó có thể thấy, 3 sợi lông cứu mạng Bồ Tát ban cho Tôn Ngộ Không đã có pháp lực mạnh hơn pháp bảo của Đại bàng Kim Sí Điểu.

Điều đáng nói nữa là, 3 sợi lông không có nghĩa là chỉ có thể dùng 3 lần, cũng không không phải dùng một lần sẽ hao phí một sợi.

Ví dụ như khi khoan bình Âm Dương Nhị Khí, 3 sợi lông đó "1 sợi biến thành mũi khoan, 1 sợi biến thành cần khoan, 1 sợi biến thành dây khoan", khi dùng xong lại có thể gắn lại lên đầu, để lần sau sử dụng tiếp.

Nhưng sau lần đầu tiên sử dụng, Tôn Ngộ Không không dùng thêm lần nào nữa. Câu hỏi đặt ra là: Vậy tại Sao Tôn Ngộ Không lại chỉ dùng bảo bối tốt như vậy có một lần?

Thật ra nguyên hình của sợi lông cứu mạng là lá dương liễu trong bình Ngọc Tịnh, được Quan Âm Bồ Tát biến thành.

Tuy lá liễu ấy thần kỳ, nhưng một khi rời xa nước Cam Lộ trong Ngọc Tịnh, nó sẽ dần dần khô héo. Điều ấy cũng có nghĩa là sợi lông cứu mạng trong tay Tôn Ngộ Không không phải không có giới hạn, mà là vật xa xỉ dễ hao tổn, giống như chanh ngày thường chúng ta cho vào trong nước, mỗi lần thêm nước, vị chua đều sẽ nhạt đi.

3 sợi lông ấy cũng vậy, dùng một lần tức là hao tổn một chút, cho nên Tôn Ngộ Không tuỳ tiện đem ra dùng, bởi suy cho cùng nó vô cùng quý giá và hữu hạn, nếu không thực sự cần kíp sẽ không dùng đến.

Tôn Ngộ Không khó đối phó với kẻ thù nào nhất?

(Kiến Thức) - Trong tác phẩm "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không đương đầu với nhiều yêu quái, kẻ thù nguy hiểm. Trong số này, đối thủ nguy hiểm và khó đối phó nhất đối với Tề Thiên Đại Thánh được cho là Lục Nhĩ Mỹ Hầu.

Tôn Ngộ Không khó đối phó với kẻ thù nào nhất?
Ton Ngo Khong kho doi pho voi ke thu nao nhat?
 Tôn Ngộ Không là nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm "Tây Du Ký" được nhiều người yêu thích. Trên đường cùng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, Tề Thiên Đại Thánh đã đương đầu với nhiều yêu quái, kẻ thù nguy hiểm.

Có “mắt thần”, sao Tôn Ngộ Không không phân biệt được Đường Tăng thật - giả?

(Kiến Thức) - Trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không từng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng lan khi một yêu quái biến thành Đường Tăng. Dù có hỏa nhãn kim tinh nhưng Tề Thiên Đại Thánh không thể phân biệt được đâu là yêu quái. 

Có “mắt thần”, sao Tôn Ngộ Không không phân biệt được Đường Tăng thật - giả?
Co “mat than”, sao Ton Ngo Khong khong phan biet duoc Duong Tang that - gia?
 Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật nổi tiếng và được yêu thích nhất trong tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân. Ngoài 72 phép biến hóa, Tề Thiên Đại Thánh còn sở hữu hỏa nhãn kim tinh. Nhờ có "đôi mắt thần" này, Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng phân biệt được đâu là người, đâu là yêu quái. 

Người tiều phu chính là vị thần Bàn Cổ Đại đế?

Bàn Cổ với nhiều tên gọi khác như Bàn Cổ Đại đế, Bàn Cổ khai thiên hay Bàn Cổ thị thánh đế, được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

Người tiều phu chính là vị thần Bàn Cổ Đại đế?
Bất kỳ ai đã đọc hay xem Tây du ký cũng đều biết rằng Tôn Ngộ Không vốn sinh ra từ một hòn đá ở Hoa Quả Sơn, sau hàng vạn năm hấp thụ tinh hoa của trời đất đã hóa thành một con Thạch Hầu. Thạch Hầu ngộ tính rất cao nên nhanh chóng trở thành người đứng đầu của lũ khỉ ở Hoa Quả Sơn. Sau đó Ngộ Không học được 72 phép thần thông biến hóa là nhờ người tiều phu đốn củi chỉ đường đến gặp Bồ Đề Tổ Sư.

Đọc nhiều nhất

Tin mới