3 người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung là ai?

3 người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung là ai?

Đến nửa sau thế kỷ XIX, người Việt mới biết đến kỹ thuật nhiếp ảnh. Có 3 người đã đi vào lịch sử khi lần đầu tiên được chụp ảnh chân dung.

 Theo các tài liệu lịch sử ghi lại đến nay, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản chính là 3 người  Việt đầu tiên trong lịch sử được chụp ảnh chân dung.
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại đến nay, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản chính là 3 người Việt đầu tiên trong lịch sử được chụp ảnh chân dung.
  Năm 1863,  Phan Thanh Giản được cử làm chánh sứ, Phạm Phú Thứ là phó sứ và Ngụy Khắc Đản được cử làm bồi sứ sang Pháp. Tại đây, họ được chụp ảnh chân dung. Đến năm 1926, ảnh của ba vị được đăng trên Tập san Đô thành Hiếu cổ ở Huế.
Năm 1863, Phan Thanh Giản được cử làm chánh sứ, Phạm Phú Thứ là phó sứ và Ngụy Khắc Đản được cử làm bồi sứ sang Pháp. Tại đây, họ được chụp ảnh chân dung. Đến năm 1926, ảnh của ba vị được đăng trên Tập san Đô thành Hiếu cổ ở Huế.
 Phan Thanh Giản (1796-1867) sinh ra trong gia đình nghèo khổ ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Tây Nam Bộ ngày nay. Năm 1826, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, trở thành vị tiến sĩ khai khoa của đất Nam Bộ.
Phan Thanh Giản (1796-1867) sinh ra trong gia đình nghèo khổ ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Tây Nam Bộ ngày nay. Năm 1826, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, trở thành vị tiến sĩ khai khoa của đất Nam Bộ.
 Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản được cử đi sứ sang Pháp năm 1863 dưới thời vua Tự Đức.
Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản được cử đi sứ sang Pháp năm 1863 dưới thời vua Tự Đức.
 Theo sách Đại Nam thực lục, Đồng Khánh là ông vua đầu tiên của triều Nguyễn và của chế độ phong kiến Việt Nam được chụp ảnh chân dung vào năm 1886.
Theo sách Đại Nam thực lục, Đồng Khánh là ông vua đầu tiên của triều Nguyễn và của chế độ phong kiến Việt Nam được chụp ảnh chân dung vào năm 1886.
 Trương Văn Sán trở thành người Việt đầu tiên sang phương Tây học kỹ thuật chụp ảnh. Năm 1878, ông về nước và được vua Tự Đức cho xây dựng cửa hiệu chụp ảnh ở thành phố Huế.
Trương Văn Sán trở thành người Việt đầu tiên sang phương Tây học kỹ thuật chụp ảnh. Năm 1878, ông về nước và được vua Tự Đức cho xây dựng cửa hiệu chụp ảnh ở thành phố Huế.
 Đặng Huy Trứ chính là người mở hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1869.
Đặng Huy Trứ chính là người mở hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1869.
Sau một thời gian sang Trung Quốc học hỏi, cụ Đặng Huy Trứ đã về Việt Nam mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở Hà Nội. Về sau, ông được suy tôn là ông tổ của nghề nhiếp ảnh ở nước ta.
Sau một thời gian sang Trung Quốc học hỏi, cụ Đặng Huy Trứ đã về Việt Nam mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở Hà Nội. Về sau, ông được suy tôn là ông tổ của nghề nhiếp ảnh ở nước ta.
  Đặng Huy Trứ (1825-1874), quê ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là đại quan của triều Nguyễn, sinh thời đã đề ra rất nhiều cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực. Đáng tiếc, những chủ trương của ông phần lớn không được triều đình chấp nhận.
Đặng Huy Trứ (1825-1874), quê ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là đại quan của triều Nguyễn, sinh thời đã đề ra rất nhiều cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực. Đáng tiếc, những chủ trương của ông phần lớn không được triều đình chấp nhận.

GALLERY MỚI NHẤT