3 người nào tìm mọi cách từ chối làm vua trong lịch sử Việt Nam?

Dưới đây là những trường hợp cố gắng thoái thác việc làm vua có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Cám cảnh nhất là việc chốn chạy ngôi vua của Trịnh Bồng - vị chúa cuối cùng trong các chúa Trịnh.

1. Trịnh Bồng từ chối việc làm vua bằng cách chạy vào rừng sâu

Trịnh Bồng ( 1740-1787 ) là vị chúa thứ 12, cũng là vị chúa cuối cùng trong các chúa Trịnh của lịch sử Việt Nam. Ông là con của Uy Nam Vương Trịnh Giang, anh họ của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm và là bác họ của Đoan Nam Vương Trịnh Khải.

3 nguoi nao tim moi cach tu choi lam vua trong lich su Viet Nam?

Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

Năm 1780, Trịnh Khải âm mưu dấy loạn để giành quyền lực và bị Trịnh Sâm phế làm con út, không cho kế nghiệp. Đến khi Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán lên ngôi chúa nhưng lại không được lòng các quan văn võ trong triều.

Không lâu sau, lực lượng kiêu binh đã nổi loạn lật đổ Trịnh Cán và rước Trịnh Bồng lên làm chúa. Tuy nhiên, Trịnh Bồng một mực từ chối và nghĩ ra đủ cách để bỏ trốn. Thấy vậy, kiêu binh đành phải lập Trịnh Khải làm chúa.

Trong thời gian trốn chạy, ban đầu Trịnh Bồng sống ở ven biển, sau mới cạo đầu đi tu, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, đi khắp vùng Lạng Sơn, Cao Bằng. Đến khi Trịnh Khải chết trong tay quân Tây Sơn, phe cánh họ Trịnh lại tìm kiếm Trịnh Bồng để dựng làm chúa.

Khi người của triều đình tìm gặp, Trịnh Bồng phủ nhận việc là con cháu họ Trịnh nhưng vẫn bị phát hiện. Trước tình thế này, ông nhất định từ chối về làm vua và tìm cách trốn biệt vào rừng sâu. Cuối cùng, Trịnh Bồng chết mất tăm mất tích mà không ai hay.

2. Hiệp Hòa và ngôi báu “từ trên trời rơi xuống”

Vua Hiệp Hòa (1847 - 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, là con út trong số 29 người con của vua Thiệu Trị. Theo ghi chép của lịch sử, ông trở thành vua trong một hoàn cảnh khá đặc biệt và phải bỏ mạng sau 4 tháng cầm quyền.

3 nguoi nao tim moi cach tu choi lam vua trong lich su Viet Nam?-Hinh-2

Tháng 10/1883, vua Tự Đức qua đời, Hoàng tử trưởng Dục Đức (con nuôi) lên nối ngôi dựa theo di chiếu. Tuy nhiên, sau 3 ngày lên ngôi Dục Đức đã bị hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bức chết. Thậm chí, chúng còn bắt ép Hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) đưa Hồng Dật lên làm vua để dễ bề nắm binh quyền.

Khi đó, Hồng Dật đã 36 tuổi và đang sinh sống tại xóm nghèo ở Kim Long. Nhìn thấy rất đông binh lính kéo, ông tỏ ra vô cùng hoang mang và sợ hãi. Biết được tin sắp bị đưa về cung làm vua, Hồng Dật khóc rống lên, cố hết sức thoái thác.

3 nguoi nao tim moi cach tu choi lam vua trong lich su Viet Nam?-Hinh-3

Trước tình thế trên, đình thần phải đến tận nơi năn nỉ nhưng Hồng Dật vẫn một mực từ chối. Cuối cùng, binh lính phải dùng đến vũ lực để đưa ông vào kinh thành. Ngày 30/7/1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Trong thời gian làm vua bất đắc dĩ, ông tỏ ra nhu nhược và sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp.

3 nguoi nao tim moi cach tu choi lam vua trong lich su Viet Nam?-Hinh-4

Sau 4 tháng lên ngôi vua, Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan Phụ chính đại thần có tư tưởng cấp tiến vốn không ưa Hiệp Hòa nên giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ông uống thuốc độc mà chết.

3. Hoàng tử Linh Lang từ chối ngôi vua

Linh Lang (1064) tên gọi khác là Hoằng Chân, là con vua Lý Thánh Tông. Mẹ ông là cung phi thứ 9, quê ở Đồng Đoàn xã Bồng Lai, Đan Phượng, trấn Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).

3 nguoi nao tim moi cach tu choi lam vua trong lich su Viet Nam?-Hinh-5

Theo tài liệu lịch sử, khi quân Tống sang đánh, Linh Lang xin vua cấp 5.000 quân và voi trận ra dẹp được. Sau tiệc mừng thắng trận, nhà vua tỏ ý muốn nhường ngôi nhưng lập tức, cả triều đình xin phản đối. Sau đó ít lâu, ông lâm bệnh nặng và qua đời.

Ngày nay Linh Lang là vị thần được thờ tại nhiều ngôi đền khác nhau, nổi tiếng nhất là đền Voi Phục (phường Ngọc Khánh, Hà Nội) - một trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Chồng đột ngột qua đời, mẹ chồng trở mặt khiến con dâu chết sững

Sau khi chồng mất chưa đầy 1 tháng, cả nhà chồng đã bày mưu hòng đuổi người phụ nữ đang bụng mang dạ chửa ra khỏi nhà để chiếm trọn tài sản mà người chồng để lại.

Chồng đột ngột qua đời, mẹ chồng trở mặt khiến con dâu chết sững

Sự việc xảy ra ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, người phụ nữ bụng mang dạ chửa vừa mất chồng bị cả nhà chồng âm mưu ngược đãi.

"Đó là người đã từng nói sẽ coi tôi như con gái ruột, ấy vậy mà có thể ném hết đồ của 2 mẹ con tôi ra ngoài để đuổi đi" - Cô Lâm vừa phẫn uất vừa bất lực.

Chong dot ngot qua doi, me chong tro mat khien con dau chet sung

Mẹ chồng ném hết đồ đạc của 2 mẹ con cô Lâm ra ngoài

Khi cô Lâm kết hôn với anh Trịnh - người chồng đã mất - gia đình chồng đã thề thốt rằng sẽ đối tốt với cô, nhưng thực tế những gì họ làm với cô lại hoàn toàn trái ngược.

Cô Lâm kết hôn ở tuổi 23, thế nhưng chuỗi ngày hạnh phúc ngắn ngủi của cô kết thúc khi chồng qua đời đột ngột trong 1 vụ tai nạn giao thông, để lại vợ đang mang thai 5 tháng. Sau đó, cô Lâm sinh con và làm mẹ đơn thân.

Cô Lâm đến nhà bác chơi vài lần và gặp anh Trịnh ở đó, thấy anh cũng dễ gần, có học thức và lịch sự nên đồng ý tìm hiểu. Cô là giáo viên cấp 2, cũng được mọi người đánh giá là ưa nhìn. Nói chung, những người quen biết đều bảo cặp đôi Lâm - Trịnh đẹp đôi về mọi mặt, chỉ riêng gia đình anh là không nghĩ thế. Dường như việc anh là trưởng phòng giao dịch ngân hàng lớn nhất thị trấn là điều khiến gia đình anh tự hào đến mức cho mình cái quyền xét nét, xem thường người khác và nghĩ rằng ai đến với anh cũng chỉ vì tiền.

"Chưa 1 lần tôi cãi cọ hay to tiếng với gia đình chồng mà luôn quan tâm chăm sóc mọi người bằng tất cả khả năng của mình" - Cô Lâm bày tỏ.

Nhưng số phận thật nghiệt ngã, khi vừa dọn vào nhà mới không lâu và đang mang thai được gần 5 tháng, cô Lâm phải đón nhận cái tin đau đớn: Chồng qua đời đột ngột do tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Cô đau đớn đến chết đi sống lại, nhiều lần đã nghĩ đến cái chết để được gặp lại anh, nhưng đứa con trong bụng đã giúp cô mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, chính thời điểm cô cần tình yêu thương và chở che nhất, gia đình chồng đã nhẫn tâm dành cho cô hàng loạt những điều oan nghiệt.

3 tuần sau ngày anh Trịnh qua đời, vợ chồng chị gái cả của anh đến nhà cô thăm em dâu. Lúc từ nhà vệ sinh bước ra, cô hoảng hồn thấy anh rể đứng ngay cửa. Anh ta lôi cô vào trong, túm tóc cô cho xõa ra và gần như ngay lập tức, chị chồng cô xuất hiện ngay ở đó, làm bộ hốt hoảng, tức giận la hét ầm ĩ: "Trời ơi thứ đàn bà lăng loàn, chồng mới chết chưa nổi mấy ngày đã dụ dỗ anh rể! Trời ơi làng nước tới đây mà xem!".

Chong dot ngot qua doi, me chong tro mat khien con dau chet sung-Hinh-2

Cháu nội cũng bị ông bà đuổi đi không thương tiếc

Cô Lâm chết trân, không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết chẳng bao lâu sau người ta kéo tới đầy nhà, chỉ trỏ, bàn tán, nhìn cô bằng ánh mắt khinh bỉ.

Cô vẫn không hiểu tại sao họ dựng lên vở kịch độc ác ấy, cho đến khi chị chồng cô gọi điện để bố mẹ chồng cô đến. Ông bà nhập vai như thật, bà khóc lóc xót xa cho con trai, ông chửi mắng cô là loại vô đạo đức. Chốt lại, ông bà đuổi cô ra khỏi nhà. Bà còn kể lể giãi bày với hàng xóm rằng, căn nhà mà cô Lâm đang ở sau khi chồng mất là tiền mồ hôi nước mắt của ông bà dành dụm để cho con trai, may mà chưa kịp sang tên, không thì "con hồ ly" là cô Lâm đã nuốt mất. Tóm lại, cô chẳng có quyền gì và cũng không có tư cách ở lại ngôi nhà đó.

"Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ lại làm như vậy, ngay đến cả cháu nội là huyết thống, là máu thịt duy nhất của con trai họ mà họ cũng ruồng bỏ được" - Cô Lâm chia sẻ.

Vực dậy từ nỗi đau

Mãi tới khi gần sinh, cô Lâm mới được nghe chuyện về gia đình chồng cũ. Chị chồng cô mâu thuẫn với chồng, kiện cáo ly hôn. Trước tòa, chồng chị kể rằng chị và bố mẹ đẻ từng ép anh ta tham gia vở kịch nhằm hãm hại cô để chiếm đoạt ngôi nhà mà anh Trịnh để lại. Thế là cả làng cả xã biết chuyện, cô Lâm cũng lấy lại được thanh danh của mình.

"Thực ra tôi cũng chẳng cần ai thương hại, nhưng dù sao cũng là may mắn bởi tiếng xấu đã được gột rửa" - Cô Lâm tâm sự.

Chong dot ngot qua doi, me chong tro mat khien con dau chet sung-Hinh-3

Cô Lâm cùng con trai

"Cuộc đời tôi đến nay đã nhận được 3 giấy chứng nhận: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh cho con và giấy tang của chồng, giờ tôi không có mong muốn gì hơn ngoài việc con mình lớn lên mạnh khỏe, bình an" - Cô Lâm nói tiếp.

Sau sự ra đi của chồng, cô Lâm cố gắng chôn giấu nỗi đau để tiếp tục 1 mình bươn chải kiếm tiền nuôi con. Cô phải làm đủ nghề, thậm chí là đi giúp việc để kiếm tiền. Cuộc sống của 2 mẹ con cô rất vất vả, nhưng cô luôn không ngừng cố gắng.

Cô Lâm nói rằng sau khi chồng qua đời, thái độ của mẹ chồng thay đổi nhiều đến mức gần như biến thành 1 con người khác, chỉ vì tiền mà bà sẵn sàng làm tổn thương 2 mẹ con cô. Cho đến khi bị đuổi ra khỏi nhà, cô mới thấm thía câu nói "khác máu tanh lòng" là như thế nào.

Cô Lâm vốn mạnh mẽ, năm tháng qua đi giờ con trai cũng đã chuẩn bị vào lớp 1, còn cô đã về quê nhà sống cùng bố mẹ và đi dạy ở 1 trường khác cách nhà xa hơn nhưng công việc thoải mái, đồng nghiệp tốt bụng. Đôi lần cô vẫn tình cờ chạm mặt những người từng là "gia đình chồng" của mình ngoài đường, họ đều cúi đầu lảng tránh ánh mắt của cô.

Bị thị vệ của vua Lê yêu cầu bỏ gươm, Nguyễn Huệ xử trí ra sao?

Trong lúc Nguyễn Huệ vào chầu vua Lê Hiển Tông, một thị vệ đã ngăn lại và yêu cầu ông để lại gươm. Rất nhanh chóng, người đứng đầu nghĩa quân Tây Sơn có hành động khiến mọi người có mặt khâm phục.

Bị thị vệ của vua Lê yêu cầu bỏ gươm, Nguyễn Huệ xử trí ra sao?

Sau khi đem quân Tây Sơn từ miền Nam kéo ra Bắc mới được có mấy ngày mà Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã lật đổ cơ đồ mấy trăm năm của họ Trịnh. Chiến công của ông chói lọi, uy thế của ông lẫy lừng. Nói như một cung nhân ở Tràng An thời đó (trong sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí) là ai thấy cũng phải khiếp sợ. Chỉ cần ông đưa mắt trỏ tay là mọi người phải kinh hoàng. Bọn quan lại nhà Lê tất nhiên càng thấy hoảng hồn hơn. Vì thế mà đã có không ít kẻ đã bỏ trốn. Triều đình xơ xác, chẳng mấy người còn khí thế như xưa.

Bi thi ve cua vua Le yeu cau bo guom, Nguyen Hue xu tri ra sao?

Tượng Quang Trung Nguyễn Huệ.

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong sử Việt

Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong sử Việt

Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

Trong chiến công đại phá quân Thanh năm 1789, vua Quang Trung đã buộc đại bác lên lưng voi, xông thẳng vào đoàn ngựa chiến của Hứa Thế Hanh khiến kỵ binh nhà Thanh hoảng sợ, quay lại giẫm đạp lên chính quân mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới