3 người chết và mất tích do mưa lũ sau bão số 4

Tính đến nay, mưa lũ sau bão đang làm 7.346 nhà bị ngập, trong đó Nghệ An 7.306 nhà.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương, đến 16 giờ ngày 29-9 đã có 3 người chết và mất tích; 62 người bị thương, chủ yếu ở Quảng Nam, Quảng Trị do bão số 4 và lũ gây ra.
Ngoài ra, bão số 4 cũng làm 160 nhà sập, tập trung chủ yếu ở Quảng Nam và Quảng Ngãi; 3.364 nhà bị hư hại, tốc mái. Tính đến nay, mưa lũ sau bão vẫn đang làm 7.346 nhà bị ngập, trong đó Nghệ An 7.306 nhà.
Bão cũng gây thiệt hại hơn 5.000 ha lúa và hoa màu, hơn 3.000 ha thủy sản bị ngập; hơn 1.700 con gia súc và hơn 20.000 con gia cầm bị chết đuối.
3 nguoi chet va mat tich do mua lu sau bao so 4
 Bão số 4 gây mưa làm tuyến đường ĐT615 bị ngập trong sáng 28-9 ở Quảng Nam. Ảnh: ND
Bão cũng làm hơn 5.300 cây xanh gãy đổ. Về thủy lợi, đê, kè, bão số 4 làm sạt mái hạ lưu đập Hóc Cối (Nghệ An), đã xử lý; 1.000m đê, kè biển ở Hà Tĩnh, Quảng Trị bị hư hỏng, sạt lở; 12 đập, hồ chứa ở Kon Tum bị xói lở kênh…
Về sạt lở bờ sông, bờ biển: 2.660m bờ biển (Thừa Thiên Huế) và 1.040m bờ sông (Thừa Thiên Huế 320m, Hà Tĩnh 720m); 77 điểm trường bị ảnh hưởng (Huế 4, Đà Nẵng 25, Quảng Nam 21, Quảng Ngãi 27) và một số ghe, tàu nhỏ bị hư hại, chìm tại khu neo đậu.
Về giao thông: 65 vị trí bị ngập, sạt lở tại các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49B, 15D, 9D, 14E, 24, 24B, 24C, một số tuyến đường giao thông địa phương và 04 cầu treo, cầu tạm bị cuốn trôi.
Về hệ thống điện: 10.510 trạm biến áp mất điện tạm thời; các địa phương đã khắc phục xong. Hiện còn 01 đường dây 110kV (thuộc lưới điện 110kV) chưa khôi phục, tỉnh Quảng Nam hiện đang tiếp tục khắc phục các sự cố mất điện tại 147 xã.
Chiều 29-9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum đã bão hòa hoặc đạt trạng thái gần bão hòa (trên 85%). Trong khi đó khu vực này vẫn tiếp tục có mưa trong những ngày tới.
Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo nguy cơ cao, rất cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc đối với các khu vực sau:
Các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Thanh Chương, Tương Dương, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An.
Tỉnh Hà Tĩnh có các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ. Tỉnh Thừa Thiên Huế có các huyện Nam Đông, Phong Điền, Hương Thủy, A Lưới. Tỉnh Quảng Nam có các huyện Nam Trà My Bắc Trà My Đông Giang Tây Giang Nam Giang Phước Sơn. Tỉnh Kon Tum: các huyện Đăk Glei Tu Mơ Rông Đăk Tô.
Chiều cùng ngày, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cũng có công điện yêu cầu các địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Bão số 4 di chuyển nhanh và có khả năng mạnh thêm

(Kiến Thức) - Bão Podul (bão số 4) có tốc độ di chuyển khá nhanh, khoảng trưa mai (30/8) sẽ đổ bộ các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, gây mưa lớn khắp Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 4h sáng nay (29/8), bão số 4 trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Bao so 4 di chuyen nhanh va co kha nang manh them

Dự báo đường đi của bão Podul (bão số 4). 

Đến 4 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 4 Podul di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Đến 16 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Từ tối nay (29/8), ở Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão số 4 đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Từ đêm nay, ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao từ 2-4m, vùng gần tâm bão sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Bình nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m.

Các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11. Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều và đêm 29/8 đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to; Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: 250-400mm;

- Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ: 200-300mm;

- Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Đà Nẵng: 100-200mm;

- Khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ: 50-120mm;

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Trên các sông suối trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7m.

Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao và lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Hoàng Long có khả năng đạt mức báo động (BĐ)1-BĐ2; thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1-BĐ2.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Ngập lụt tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

>>> Xem thêm video: Sẵn sàng di dân để ứng phó bão số 4

Siêu bão Noru: Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20h

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 4, để đảm bảo an toàn, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20h ngày 27/9 đến khi có thông báo mới.

Trước đó, tại cuộc họp triển khai phòng chống bão số 4 của TP. Đà Nẵng ngày 26/9, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng lưu ý đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua nên tất cả mục tiêu, giải pháp của thành phố là hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người dân.
Sieu bao Noru: Da Nang yeu cau nguoi dan khong ra khoi nha tu 20h
Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20h ngày 27/9. 
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cũng yêu cầu tuyệt đối không để người ở lại trên các tàu cá, lán trại tạm công trình đang xây dựng từ 14h ngày 27/9 cho đến khi có thông báo cuối cùng về cơn bão số 4.
Sieu bao Noru: Da Nang yeu cau nguoi dan khong ra khoi nha tu 20h-Hinh-2
 Đà Nẵng yêu cầu tuyệt đối không để người ở lại trên các tàu cá từ 14h ngày 27/9.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.