3 khả năng xảy ra khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn

Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ. Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra.
3 kha nang xay ra khi mon Lich su cap THPT la mon hoc lua chon
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: PV 
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục vừa có báo cáo số 783/BC-UBVHGD15 về “việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông”.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc.
Đồng thời cử tri, nhân dân cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phân chia 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9); giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12).
Đến nay chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đối với lớp 1 (năm học 2020 - 2021), đối với lớp 2, 6 (năm học 2021-2022) và tiếp tục triển khai đối với lớp 3, 7 và lớp 10 (năm học 2022-2023).
Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông), được thiết kế theo hướng chuyên sâu.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra:
- Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
- Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
- Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.
Bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp THPT (thực tiễn cho thấy, số lượng này có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.
Ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc.
Ủy ban thống nhất với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với môn học Lịch sử. Sự cần thiết cân nhắc phương án đối với việc dạy học môn Lịch sử cấp trung học phổ thông và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.

Lịch sử 'đội sổ' về điểm thi tốt nghiệp, hơn 50% dưới 5 điểm

Điểm trung bình môn Lịch sử thấp nhất trong số tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Hơn một nửa thí sinh dự thi có điểm Lịch sử dưới 5. Bình Dương là địa phương có điểm môn Lịch sử cao nhất.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, môn Lịch sử có 637.005 thí sinh dự thi.

Chương trình lớp 10 mới: Môn lịch sử có nguy cơ bị 'ra rìa'?

Nhiều trường đã có những phương án để 'níu giữ' môn lịch sử trong quá trình học phổ thông cho học sinh.

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ chính thức được triển khai ở lớp 10. Đáng chú ý, ngoài bảy môn học bắt buộc, môn lịch sử trở thành một trong chín môn tự chọn cho học sinh (HS). Điều này đã gây ra những luồng ý kiến trái chiều, đa phần lo ngại môn học này sẽ bị “xóa sổ”, nhất là ở những trường có thế mạnh về nhóm môn khoa học tự nhiên.
Chuong trinh lop 10 moi: Mon lich su co nguy co bi 'ra ria'?
 Học sinh hóa thân thành Hai Bà Trưng trong chương trình Ngày hội hóa thân thành các nhân vật lịch sử do các trường THPT tại quận 1, TP.HCM tổ chức năm 2019. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.