3 "cấm địa" mà Tôn Ngộ Không không dám đặt chân đến

Tôn Ngộ Không nổi tiếng là nhân vật không sợ trời không sợ đất nhưng trong Tam Giới có ba địa điểm mà "yêu hầu to gan" không dám đặt chân đến.

3 "cấm địa" mà Tôn Ngộ Không không dám đặt chân đến
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không có rất nhiều tên gọi, như Mỹ Hầu Vương, Tề Thiên Đại Thánh, Tôn Hành Giả, Bật Mã Ôn. Thế nhưng tên gọi mà Tôn Ngộ Không thích nghe nhất chính là được yêu giới gọi là "ông ngoại Tôn". Ngoài ra vẫn còn một cách gọi khác dựa theo tính cách của Tôn Ngộ Không, đó chính là "Yêu Hầu to gan".
3
 Không sợ trời không sợ đất nhưng có ba nơi Tề Thiên Đại Thánh không dám đến
Tôn Ngộ Không gan to đến nhường nào? Không sợ trời! Tôn Ngộ Không từng đại náo Thiên Cung, đánh bại 10 vạn thiên binh thiên tướng. Không sợ đất! Tôn Ngộ Không đại náo U Minh Địa Phủ phá sổ Sinh Tử. Đường Tăng cùng từng nhận xét sự to gan của Tôn Ngộ Không như này: "Hồ Tôn à! Người khác to gan nhưng vẫn là thân bọc gan, còn con to gan thì lại là gan bọc thân!"
Gan lớn như vậy nhưng trong Tam Giới lại có ba địa điểm mà Tôn Ngộ Không không dám đặt chân đến.
3
Tôn Ngộ Không rất kiêng nể Thái Thượng Lão Quân. 
Ly Hận Thiên Đâu Suất Cung
Khi mới nhận chức Tề Thiên Đại Thánh, vì chức quan nhàn rỗi không có gì làm, Ngộ Không thường nghịch ngợm đi lang thang khắp nơi Thiên Đình, duy chỉ có Đâu Suất Cung là Ngộ Không không dám bước vào. Khi đó uống trộm Ngự tửu, Ngộ Không trong cơn say đã xông nhầm vào Đâu Suất Cung, nhìn thấy 3 chữ Đâu Suất Cung, Tề Thiên Đại Thánh ngay tức khắc giật mình tỉnh rượu.
Nguyên tác viết rằng: "Vừa nhìn thấy, đột nhiên tỉnh táo lầm bẩm: 'Đông Suất Cung còn trên cả 33 cõi trời, là nơi ở của Ly Hận Thiên Thái Thượng Lão Quân, sao lại đến nhầm nơi đây? Thôi được! Thôi được! Lâu nay muốn đến thăm Lão mà không đến được, nhân dịp này dạo bước, đến thăm Lão cũng tốt'. Tức khắc chỉnh lại quan phục bước vào nhưng không gặp Lão Quân".
"Đột nhiên tỉnh táo", "sao lại đến nhầm nơi đây" hay "chỉnh lại quan phục" nhưng cụm từ này đủ để thấy Tôn Ngộ Không kiêng nể Thái Thượng Lão Quân nhiều như nào. Đông Suất Cung có thể nói là cấm địa không dám tùy tiện đến của Tôn Ngộ Không.
3
Tôn Ngộ Không không dám trực tiếp Tỳ Bà Động địa bàn của Rết Tinh giải cứu sư phụ. 
Độc Địch Sơn Tỳ Bà Động
Tỳ Bà Động là địa bàn của Rết Tinh, yêu tinh này có một thứ vũ khí chí mạng, gọi là Đảo Mã Độc. Đến kim thân của Như Lai Phật Tổ cũng bị Rết Tinh đả thương, trúng độc đâu liền mấy ngày. Tôn Ngộ Không trong lúc giao chiến với Rết Tinh cũng từng bị trúng độc, cảm giác đau buốt còn hơn cả Kim Cô Trú.
Tôn Ngộ Không sau không dám trực tiếp đến địa bàn của Rết Tinh mà phải đi tìm thánh nhân cầu sự giúp đỡ mới cứu được sư phụ.
Sư Đà Lĩnh Sư Đà Quốc
Sư Đà Lĩnh Sư Đà Quốc là nơi tập hợp nhiều yêu quái trên đường đi lấy kinh nhất, tổng cổng bốn nghìn đến bảy nghìn tên. Quy mô lớn như thế này chỉ từng xuất hiện tại Hoa Quả Sơn lúc Ngộ Không chống lại Thiên Đình.
Trước khi đến Sư Đà Lĩnh, Ngộ Không đã nhìn thấy yêu khí trùng trùng tụ trên Sư Đà Thành, lúc đó Ngộ Không như bị dọa đến vỡ mật. Trong nguyên tác đã dùng tám chữ để miêu tả Hầu Ca lúc đó: "Bị dọa té ngã, hốt hoảng không ngừng".

Cực sốc: Lý do Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai

(Kiến Thức) - Bộ phim Tây Du Ký gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trong bộ phim này, nhiều người đặc biệt yêu thích nhân vật Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại luôn mang bên mình chiếc gậy Như Ý. Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai với lý do hết sức khó tin.

Cực sốc: Lý do Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai
Cuc soc: Ly do Ton Ngo Khong cat gay Nhu Y o vanh tai
 Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là nhân vật nổi tiếng trong bộ phim Tây Du Ký của Trung Quốc.

Bạn đồng hành bí ẩn cùng Tôn Ngộ Không cầu Đạo là ai?

Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không đã lênh đênh trên biển cả suốt nhiều năm trời để tầm Sư học Đạo. Ai cũng nghĩ rằng Ngộ Không phải đơn độc suốt cả cuộc hành trình. Nhưng kỳ thực còn có một người bạn đồng hành cùng Ngộ Không trên một đoạn đường dài.

Bạn đồng hành bí ẩn cùng Tôn Ngộ Không cầu Đạo là ai?
Mặc dù người bạn đồng hành ấy không được Ngô Thừa Ân nhắc đến trong tác phẩm Tây Du Ký, nhưng lại được lưu truyền trong dân gian qua câu chuyện "Sư tử vương đồng hành cùng Mỹ hầu vương tầm Sư học Đạo".

Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành Sơn chính xác bao nhiêu năm?

Đọc truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân hay xem phim truyền hình Tây Du Ký bản 1986 của đạo diễn Dương Khiết, chúng ta đã quá quen thuộc với chi tiết “Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới núi Ngũ Hành Sơn”.

Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành Sơn chính xác bao nhiêu năm?
Một trong những bài hát đi vào lòng người nhất của Tây Du Ký chính là bản “500 năm bãi bể nương dâu” thể hiện bởi giọng ca gạo cội Vương Lập Quân, với điệu nhạc da diết, ca từ thấm đượm nỗi xót xa của kẻ (Ngộ Không) từng một thời oanh liệt nay bị giam cầm nhưng vẫn cháy bỏng một ý chí quyết tâm chờ ngày được tự do.

Đọc nhiều nhất

Tin mới