26.000 tấn thịt trâu nhập biến đi đâu?

26.000 tấn thịt trâu nhập vào Việt Nam nhưng lại không hề xuất hiện trên thị trường, tại bất kỳ cửa hàng hay siêu thị nào. 

26.000 tấn thịt trâu nhập biến đi đâu?
26.000 tấn thịt trâu được nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, nhưng lại không hề xuất hiện trên thị trường, tại bất kỳ cửa hàng hay siêu thị nào. Lượng thịt trâu được nhập về này đã “biến mất” không dấu vết.
Thông tin này được ông Nguyễn Văn Cẩn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nêu lên tại tọa đàm trực tuyến về chống hàng giả do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/4.
Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, năm 2014 hơn 26.000 tấn thịt trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nhập về Việt Nam qua tờ khai hải quan. Song, điều ngạc nhiên là trên thị trường từ cửa hàng đại lý cho tới siêu thị không hề thấy “bóng dáng” của số thịt nhập khẩu này. “Có hay không việc thịt trâu đã được “hô biến” thành thịt bò và được cung cấp ra thị trường?” – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đặt câu hỏi.
26.000 tan thit trau nhap bien di dau?
Hàng chục ngàn tấn thịt trâu nhập khẩu qua đường chính thức nhưng biến mất một cách bí ẩn trên thị trường.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc phân biệt giữa thịt bò và thịt trâu rất quan trọng, bởi hai loại thực phẩm này khác nhau về giấy phép kinh doanh, thành phần chất lượng. Nếu so sánh giá cả, thịt trâu có mức giá khá “hấp dẫn”: nạc đùi 105.000đ/kg, nạm bụng 95.000-96.000đ/kg, cổ từ 95.000-99.000đ/kg, riêng thịt bắp cao hơn, giá từ 120.000-130.000đ/kg. Trong khi đó, thịt bò hiện có giá dao động tử 200.000 – 220.000/kg. "Việc hô biến thịt trâu thành thịt bò không khó, chỉ cần một chút gia vị tẩm ướp cẩn thận, người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng mình đang được dùng thịt bò", ông Cẩn nói.
Theo ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), lực lượng quản lý thị trường đã vào cuộc, điều tra vụ việc trên theo chỉ đạo. “Toàn bộ số thịt trâu trên nhập khẩu vào Việt Nam, có giấy phép và được thông quan một cách hợp pháp, nên việc được mua – bán trên thị trường không có gì sai. Nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, không nơi nào trên thị trường ghi nhận có sự hiện diện của lô sản phẩm này, mà chỉ có thịt bò” – ông Nghĩa nói và nhấn mạnh đây chỉ là một trong số những vụ hàng giả “biến hóa” tinh vi thành hàng thật để tiêu thụ trên thị trường thời gian qua.
Ở góc độ quyền lợi người tiêu dùng, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thị trường có bao nhiêu hàng giả, hàng nhái thì người tiêu dùng chịu thiệt hại bấy nhiêu. Tiếc rằng, mức độ quan tâm và ý thức tự bảo vệ quyền lợi, hay đơn thuần là phản ánh hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng chưa cao.
Riêng năm 2014, lực lượng quản lý thị trường đã bắt 21.000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả; trực tiếp kiểm tra và xử lý trên 17.000 vụ/21.000 vụ, xử phạt trên 57.000 phạt, hàng hóa vi phạmphạt trên 35 tỷ đồng. Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội bày tỏ, ngay cả các nước phát triển trên thế giới cũng rất đau đầu về vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Còn với riêng Việt Nam, khi chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, vấn nạn này còn là mối đe dọa đến cả nền kinh tế. Do vậy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái không thể giải quyết trong một sớm một chiều và cần sự vào cuộc của nhiều ngành.

Choáng: Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới

Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.

Choáng: Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới

Chi phí đầu vào, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rời rạc cũng là những yếu tố đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm doanh nghiệp (DN) nội mất khả năng cạnh tranh. Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.

Xẻ thịt trâu chọi vô địch, bán đắt 2-3 triệu đồng/kg

(Kiến Thức) - Trâu vô địch được chủ mang ra xẻ thịt, bán giá từ 2 -3 triệu đồng/kg, nhưng rất nhiều người sẵn sàng móc hầu bao... để thưởng thức.

Xẻ thịt trâu chọi vô địch, bán đắt 2-3 triệu đồng/kg
Sau cuộc chọi trâu hôm nay (23/2), trâu vô địch số 25 tại lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ, Hà Nội được chủ mang mổ thịt bán cho du khách.
Sau cuộc chọi trâu hôm nay (23/2), trâu vô địch số 25 tại lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ, Hà Nội được chủ mang mổ thịt bán cho du khách.
Tất cả các trâu chọi ở lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ, Hà Nội cũng đồng loạt được mổ thịt bán.
Tất cả các trâu chọi ở lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ, Hà Nội cũng đồng loạt được mổ thịt bán.

Trùm kinh doanh Ấn Độ bị tấn công vì xù tiền

(Kiến Thức) - Ông trùm kinh doanh Ấn Độ Subrata Roy bị người dân la ó và tấn công bằng mực tàu sau khi bị công an dẫn độ đến tòa án.

Trùm kinh doanh Ấn Độ bị tấn công vì xù tiền

Ông Subrata Roy, doanh nhân người Ấn Độ là giám đốc tập đoàn Sahara đã bị tòa án tối cao Ấn Độ ra lệnh bắt giữ vào thứ sáu ngày 28/2 vì nghi ngờ gian lận thương mại và biển thủ công quỹ.

Sau khi xét xử, công ty Sahara được lệnh phải trả lại 240 tỷ rupee (3,9 tỷ USD) cho nhà đầu tư được cơ quan quản lý thị trường xác định là bị lừa dối tài chính.

Những người chứng kiến phiên xét xử khá bất ngờ khi ông Roy xuất hiện với khuôn mặt đầy mực. Nguyên nhân là người dân bên ngoài tòa án đã lá ó và ném mực tàu vào mặt ông.
Ông Roy bị người dân ném mực vào mặt.
 Ông Roy bị người dân ném mực vào mặt.
"Subrata Roy là một tên trộm. Ông ta đã lừa và cướp chúng tôi", kẻ tấn công ông hét lên. Cảnh sát đã xác minh kẻ tấn công là một người đàn ông đang là luật sư của kênh truyền hình Ấn Độ. Người đàn ông này nhanh chóng được cảnh sát viên dẫn độ khỏi hiện trường.
Ông Roy hiện chưa rõ khả năng có bị ngồi tù hay không. Hiện ông vẫn đang được giữ lại tại nhà khách chính phủ với sự bảo vệ đặc biệt của cơ quan an ninh Ấn Độ. Phiên điều trần sẽ tiếp tục vào 11/3 tới.
Trước đó, ông Roy đã xin tòa án cho mình thời gian để bán toàn bộ tài sản tập đoàn Sahara nhằm trả lại cho các nhà đầu tư, nhưng đã bị tòa án bác bỏ: "Chúng tôi không quan tâm tới việc ông bán tài sản. Ông đáng lẽ phải thực hiện việc đó trong 2 năm vừa qua, đó là vấn đề của ông và ông nên tìm cách thực hiện điều đó".
Các thẩm phán cũng ra lệnh cho cảnh sát bắt giữ hai giám đốc khác của tập đoàn Sahara để phục vụ cho việc điều tra xét xử.
Tòa án bắt đầu xét xử ông Roy từ tháng 8/2012 và ra lệnh công ty Sahara phải trả lại tiền cho 22 triệu nhà đầu tư nhỏ trong 90 ngày cùng 15% lãi suất. Đến tháng 12 tòa án tiếp tục gia hạn cho tập đoàn trả nợ.

Tuy nhiên vào tháng 2/2013, cơ quan quản lý thị trường đã đóng băng tài sản của Sahara vì thất bại trong việc trả nợ. Tập đoàn Sahara đã đâm đơn kháng cáo để giảm mức phạt.

Tập đoàn Sahara trị giá 11 tỷ USD chuyên quản lý doanh nghiệp, tài chính, bất động sản, sản xuất hàng không và các phương tiện truyền thông.

Tập đoàn cũng có lợi ích ở nước ngoài, nó sở hữu khách sạn Plaza Hotel tại New York và khách sạn Grosvenor House, London.

Sahara cũng tài trợ cho đội khúc côn cầu Ấn Độ và sở hữu cổ phần trong đội đua công thức một.

Với hơn 1,1 triệu lao động, tập đoàn này sử dụng lực lượng nhân công nội địa nhiều nhất Ấn Độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.