26 thiếu nữ chết bí ẩn trên biển, nghi án mạng thảm khốc

Thi thể của 26 thiếu nữ vừa được phát hiện trên biển Địa Trung Hải với nhiều nghi vấn khiến các quan chức Ý nghi ngờ đây là một vụ giết người tàn bạo.
    

26 thiếu nữ chết bí ẩn trên biển, nghi án mạng thảm khốc
Lorena Ciccotti, cảnh sát trưởng tại thành phố cảng Salerno ở miền nam nước Ý cho biết, cảnh sát đang tiến hành điều tra về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 26 thiếu nữ còn ở tuổi vị thành niên trong một vụ giết người tàn bạo, xem liệu họ có bị tra tấn hay tấn công tình dục hay không.
Họ cũng đặt câu hỏi tại sao nạn nhân đều là nữ và liệu có phải họ bị sát hại một cách có chủ đích?
26 thieu nu chet bi an tren bien, nghi an mang tham khoc
 Giới chức trách Ý đưa thi thể các thiếu nữ lên bờ.
Các nhà chức trách Ý tin rằng, 26 thiếu nữ, tuổi từ 14 đến 18, đều là người Nigeria đã chết trong hành trình nguy hiểm từ Libya đến châu Âu vào cuối tuần qua. Thi thể của họ được phát hiện hôm Chủ nhật (5.11).
Libya là bệ phóng lớn nhất cho người di cư châu Phi tới châu Âu với hy vọng có một cuộc sống mới.
Kể từ khi chế độ Gaddafi sụp đổ, số người di cư từ Libya qua Địa Trung Hải đã tăng mạnh. Những người châu Phi vùng Sahara muốn thoát khỏi đói nghèo hoặc chiến tranh đã lợi dụng khoảng trống quyền lực của Libya để di cư sang châu Âu trái phép qua những đường dây buôn người.
Nhiều người nhập cư khao khát đến được Ý - nước châu Âu gần Libya khiến đất nước Bắc Phi trở thành trung tâm của nạn buôn người. Theo AFP, thi thể của 26 thiếu nữ được một con tàu Tây Ban Nha phát hiện. Hôm 5.11, con tàu Tây Ban Nha này đã thành công trong việc cứu 90 phụ nữ và 52 trẻ vị thành niên, trong đó bao gồm trẻ sơ sinh.
Hiện các thi thể hiện đã được đưa vào cảng Salerno và được đặt trong quan tài. Một quan chức hàng đầu của Salerno, ông Salvatore Malfi bình luận, phát hiện trên là một bi kịch và nhấn mạnh rằng, các nhà chức trách đang cân nhắc về hướng điều tra vụ việc.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, 26 thiếu nữ dường như đã bị đắm thuyền cao su và "nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ có vẻ là do đuối nước". Trong các hành trình vượt biển trên đường di cư, phụ nữ được cho là có khả năng tử vong cao hơn đàn ông vì không biết bơi và yếu đuối hơn.
Tổ chức Di cư Quốc tế kể từ đầu năm nay, có đến 2.839 người phải bỏ mạng trên tuyến Địa Trung Hải trên hành trình đến châu Âu. Khoảng 151.000 người di cư sống sót. Gần 75% số người di cư - khoảng 111.500 người - đã vào Ý, phần còn lại đến Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Tây Ban Nha.

Giọt nước mắt bất lực của ông Obama sau các vụ xả súng ở Mỹ

Tổng thống Barack Obama nhiều lần không thể kìm nén cảm xúc khi đề cập tới vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ.

Giọt nước mắt bất lực của ông Obama sau các vụ xả súng ở Mỹ
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My
Ngay sau khi xảy ra vụ xả súng tại Đại học cộng đồng Umpqua ở bang Oregon ngày 1/10/2015 khiến 10 người chết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự giận dữ và nỗi thất vọng về tình trạng bạo lực súng đạn tại Mỹ, đồng thời bày tỏ khao khát muốn Quốc hội thông qua dự luật kiểm soát súng đạn. "Bài phát biểu của tôi sau mỗi khi có thảm kịch cũng đã trở thành thông lệ. Chúng ta trở nên chai sạn trước vấn đề này. Chúng ta đã nói về việc này sau các sự kiện ở Columbine và Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora và Charleston. Không thể để một người có ý định hãm hại người khác có thể sở hữu một khẩu súng một cách dễ dàng đến vậy được", ông nói. Ảnh: Huffington Post. 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-2
Tổng thống Mỹ Obama ngày 18/6/2015 bày tỏ “đau buồn và giận dữ” khi phát biểu về vụ xả súng tại nhà thờ tại thành phố Charleston, bang South Carolina, khiến 9 người da đen thiệt mạng vài ngày trước đó. “Tôi đã phải đưa ra những tuyên bố như thế này quá nhiều lần rồi. Người Mỹ đã phải chịu thảm kịch như vậy cũng rất nhiều lần rồi. Chúng ta chưa có số liệu cụ thể, nhưng chúng ta biết rằng, một lần nữa những người vô tội bị sát hại vì những kẻ xấu không gặp khó khăn gì để mua được súng”. Obama tiếp lời: “Giờ là lúc chúng ta bày tỏ lòng thương tiếc và hàn gắn nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận, hành động thảm sát như thế này không thường xảy ra ở các nước phát triển khác và cũng không diễn ra với tần suất thường xuyên như vậy". Ảnh: Getty 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-3
 Ngày 3/12/2015, phát biểu tại phòng Bầu dục về vụ xả súng ở San Bernardino, bang California, khiến 14 người chết và 17 người bị thương, vài ngày trước đó, Tổng thống Obama lặp lại lời kêu gọi toàn quốc cùng thực hiện “những biện pháp cơ bản” để thắt chặt quản lý sở hữu súng. Ông Obama nhấn mạnh: "Mọi người không thể chỉ giao hết việc cho các đơn vị hành pháp xử lý những vụ thảm sát kinh hoàng như thế này. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc này". Mắt ông cũng đỏ hoe khi nhắc tới những người dân vô tội thiệt mạng trong vụ việc. Ảnh: Getty
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-4
Tổng thống Obama phát biểu về vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut tháng 12/2012 khiến 26 người chết trong đó có 20 trẻ em. Người đứng đầu nước Mỹ đã gạt nước mắt trên truyền hình quốc gia khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân. Ông tiếp tục nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm soát súng. "Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng ta là không đủ. Không hề đủ. Nó không nắm bắt được nỗi đau khổ và giận dữ mà chúng ta cảm thấy, và nó không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cuộc tàn sát ở những nơi khác của nước Mỹ, tuần tới hay vài tháng nữa", Obama nói. Ảnh: White House 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-5
 Giây phút Tổng thống Mỹ Obama nghẹn ngào khi nhắc đến vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut trong bài phát biểu về súng đạn ngày 5/1. Theo ông chủ Nhà Trắng, việc tới thành phố Newtown để tưởng niệm các nạn nhân là “ngày tồi tệ nhất từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng”. "Mỗi khi nghĩ về những đứa trẻ đó, tôi luôn cảm thấy giận dữ", ông nghẹn ngào nói. Tổng thống cho biết, bạo lực súng đạn khiến khoảng 30.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi năm. “Chúng ta không cần coi những cuộc tàn sát này là cái giá của tự do”, Obama nhấn mạnh. Ảnh: IBTimes
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-6
Phút trầm tư của ông Obama khi phát biểu ngày 5/1. Nhiều ý kiến cho rằng văn hóa súng đạn của Mỹ đã kéo theo những hệ lụy, lấy dẫn chứng là hàng loạt con số thống kê về những rủi ro có thể xảy ra khi quyền sở hữu súng trở nên phổ biến. Theo thống kê của chiến dịch Brady, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Nếu năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng. Vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt. Ảnh: Reuters 
Giot nuoc mat bat luc cua ong Obama sau cac vu xa sung o My-Hinh-7
Trong vụ xả súng mới nhất tại hộp đêm dành cho người đồng tính tại thành phố Orlando, bang Florida ngày 12/6 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, Tổng thống Obama gọi đây là “hành động khủng bố”. “Hôm nay, là người Mỹ, chúng ta đau buồn trước vụ giết người tàn bạo, vụ thảm sát kinh hoàng với hàng chục người vô tội. Chúng ta sẽ không sợ hãi hay chống lại nhau. Thay vào đó, chúng ta sẽ là một nước Mỹ thống nhất trong việc bảo vệ người dân và đất nước cũng như làm những việc cần thiết để chống lại những kẻ đe dọa chúng ta”, ông Obama một lần nữa đau buồn khi nói về vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters 

nữ sát thủ khét tiếng trong lịch sử: Nàng quý tộc xinh đẹp giết người trong bồn tắm

Nữ quý tộc Charlotte Corday được xem là sát thủ nguy hiểm nhất thế giới khi mới 25 tuổi.

nữ sát thủ khét tiếng trong lịch sử: Nàng quý tộc xinh đẹp giết người trong bồn tắm
Charlotte Corday (1768-1793) sinh ra trong gia đình quý tộc ở Saint-Saturnin, Pháp. Trong Cách mạng Pháp, Corday có ác cảm với phái Jacobin và ủng hộ chủ trương của phái Girondin.

“Ma sói” giết người tàn bạo nhất lịch sử nước Nga

Kẻ thủ ác người Nga chỉ dừng việc hãm hiếp, giết người sau khi bị rối loạn cương dương.

“Ma sói” giết người tàn bạo nhất lịch sử nước Nga
“Ma soi” giet nguoi tan bao nhat lich su nuoc Nga
Popkov là kẻ sát nhân hàng loạt ghê rợn nhất lịch sử nước Nga. 
Mikhail Popkov, cựu cảnh sát Nga vừa bị cáo buộc dính líu tới 22 vụ giết người hồi năm 2012. Tuy nhiên, Popkov khẳng định mình là thủ phạm đằng sau 59 vụ hãm hiếp và giết người man rợ khác.
Báo chí Nga gọi Popkov là “Ma sói” vì sự man rợ của tên này trong các vụ trọng án. Nếu con số 81 vụ án là chính xác, Popkov vượt qua cả Andrei Chikatilo với biệt danh “Thợ chặt thịt vùng Rostov” để trở thành sát nhân hàng loạt ghê rợn nhất lịch sử Nga. Chikatilo giết 53 người và một sát nhân hàng loạt khác là Alexander Pichushkin giết 49 người.
Trong lịch sử tội phạm thế giới, Popkov đứng thứ 3 trong số những tên sát nhân hàng loạt khủng khiếp nhất. Sát thủ hàng loạt tàn bạo nhất thế giới là Luis Garavito (138 nạn nhân) và Pedro Lopez (110 nạn nhân). Hai tên này đều sinh sống ở Nam Mỹ. Trước đây, danh sách có bác sĩ quái vật Harold Shipman và tên này bị cáo buộc giết 218 bệnh nhân.
Popkov đã kết hôn và là cha của một đứa con. Tên này gây án trong 18 năm liên tục (từ năm 1994 đến 2012) mà không bị cảnh sát phát giác. Năm 1998, Popkov bỏ việc khiến nhiều đồng nghiệp ngạc nhiên dù tiền đồ đang rất rộng mở.
Báo Nga cho biết tên sát thủ từ vùng Siberia lạnh lẽo thường tấn công nạn nhân nữ trẻ tuổi, hãm hiếp rồi dùng rìu, dao hoặc tua vít hành xác họ. Popkov từng nói rằng hắn chỉ ngừng hãm hiếp các cô gái sau khi bị rối loạn cương dương. Trong số 81 vụ án, chỉ có 2 nạn nhân sống sót với những vết thương rất nặng trên người.
Các điều tra viên từng tìm cách bắt giữ sát nhân hàng loạt này năm 1998 nhưng không hiệu quả. Điều tra được mở lại vào năm 2000 rồi mở lại một lần nữa vào năm 2012. Nhờ các xét nghiệm DNA tiên tiến mà hung thủ mới bị bắt.
“Ma soi” giet nguoi tan bao nhat lich su nuoc Nga-Hinh-2
Popkov trong nhà tù liên bang. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.