24/10: Quốc hội thảo luận trực tuyến về công tác phòng chống tội phạm

Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

24/10: Quoc hoi thao luan truc tuyen ve cong tac phong chong toi pham
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội chiều 23/10/2021. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN. 
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước đó, ngày 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo công tác năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2021.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021.
Tiếp đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến (trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn). Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Sau đó, Quốc hội thảo luận trực tuyến về các báo cáo sau: Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo công tác thi hành án; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 và thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Tại phiên thảo luận đã có 7 ý kiến đại biểu phát biểu, tập trung vào những nội dung sau: Về các báo cáo định kỳ hàng năm, các đại biểu cơ bản tán thành và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của cùng kỳ năm nay so với cùng kỳ năm trước; về những tiến bộ, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của những tháng cuối năm.
Các ý kiến nêu rõ, năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021 chúng ta bị tác động của đại dịch COVID-19 rất nặng nề, trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, đoàn thể và nhân dân đã triển khai thực hiện rất nhiều các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại an ninh quốc phòng và đạt được những kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ những số liệu trên cơ sở so sánh với năm trước, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan để đánh giá thực chất hơn những kết quả đạt được và có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong các báo cáo.
Về dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tòa án trong công tác xét xử, bảo đảm thời hạn xét xử do luật định, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; đồng thời cụ thể hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử, hướng tới xây dựng Tòa án điện tử ở nước ta.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về phạm vi, các nguyên tắc cơ bản của phiên tòa trực tuyến, một số yêu cầu khi tổ chức phiên tòa trực tuyến, đồng thời góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo Nghị quyết.

Vì sao bất ngờ hoãn phiên tòa xử mẹ nữ sinh giao gà?

Do 2 luật sư của bị cáo Vì Thị Thu và 1 người bào chữa cho Trần Thị Hiền vắng mặt nên phiên tòa phúc thẩm bị hoãn.

Vi sao bat ngo hoan phien toa xu me nu sinh giao ga?
 Bị cáo Trần Thị Hiền (thứ 2 từ phải sang) và bị cáo Vì Thị Thu (thứ 2 từ trái sang) khai báo thân nhân trước HĐXX. Ảnh: TTXVN
Ngày 28/1, TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định hoãn phiên xử phúc thẩm bà Trần Thị Hiền (46 tuổi, mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) và Vì Thị Thu (39 tuổi, cùng quê Điện Biên) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Hình ảnh Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa 8/3

Sáng 8/3, bị cáo Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm có những sai phạm trong Dự án Ethanol Phú Thọ hầu toà.

Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3
Sáng 8/3, bị cáo Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm có những sai phạm trong Dự án Ethanol Phú Thọ hầu toà. (Ảnh: Lao động) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-2
Phiên toà do TAND TP Hà Nội mở xét xử sơ thẩm, dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm bị dẫn giải vào toà từ sớm. An ninh được dựng từ cổng toà vào phòng xét xử. (Ảnh: Lao động) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-3
Cảnh sát dẫn giải các bị cáo tới tòa xét xử. (Ảnh: TTXVN) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-4
Cảnh sát dẫn giải các bị cáo tới tòa án. (Ảnh: TTXVN) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-5
 Bị cáo Đỗ Văn Quang (sinh năm 1972, nguyên Trưởng ban Ban Kinh tế kế hoạch - sau là Ban Kinh tế đấu thầu, PVC) khai báo trước Hội đồng xét xử. (Ảnh: Tiền Phong)
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-6
Bị cáo Trần Thị Bình (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) khai báo trước Hội đồng xét xử. (Ảnh: Tiền Phong) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-7
Hội đồng xét xử khai mạc phiên xét xử. (Ảnh: Tiền Phong) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-8
Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. (Ảnh: TTXVN) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-9
Ông Đinh La Thăng bị truy tố tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. (Ảnh: Tiền Phong) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-10
 11 bị cáo còn lại, trong đó có Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về các tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Lao động) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-11
Năm 2018, ông Đinh La Thăng lĩnh 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại PVC, PVN và OceanBank. (Ảnh : Zingnews.vn) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-12
HĐXX đã triệu tập nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó có ông Trịnh Xuân Giới – cha ruột của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, ông Giới vắng mặt và ủy quyền cho cháu nội của mình tham gia phiên tòa. (Ảnh Trịnh Xuân Thanh trả lời tại phiên tòa. Nguồn VOV) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-13
Trước đó, phiên tòa mở vào đầu tháng 1 nhưng bị hoãn do vắng mặt bị cáo Trần Thị Bình (cựu phó tổng giám đốc PVN) và nhiều người liên quan dự án ethanol Phú Thọ. (Ảnh: Pháp luật TP HCM) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-14
Theo cáo trạng, mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã định hướng và chỉ đạo việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: Pháp luật TP HCM)
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-15
Đến tháng 3/2013, PVC đã đơn phương dừng thi công dự án và chưa có hạng mục nào hoàn thành. PVC đưa ra lý do việc dừng dự án vì đơn vị gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm quản lý và kết nối các giao diện về công nghệ.(Ảnh: Pháp luật TP HCM) 
Hinh anh Dinh La Thang va Trinh Xuan Thanh trong phien toa 8/3-Hinh-16
VKS xác định PVB đã sử dụng gần 1.500 tỷ đồng để thực hiện dự án, trong đó vay ngân hàng 754 tỷ đồng. (Ảnh: Lao động)

>>> Mời các bạn xem thêm video: Ông Đinh La Thăng sắp hầu tòa vụ Etanol Phú Thọ. Nguồn: Báo pháp luật TP.HCM

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.