23% trẻ em từ 2-9 tuổi có nguy cơ hoặc có một khuyết tật phát triển

(Kiến Thức) - Ngày 28/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế “Giáo dục học sinh rối loạn phát triển” lần thứ 2 với chủ đề "nâng cao chất lượng mô hình giáo dục học sinh rối loạn phát triển" với sự tham gia của 250 đại biểu trong nước và quốc tê.

Ngày 28/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế “Giáo dục học sinh rối loạn phát triển” lần thứ 2 với chủ đề: "Nâng cao chất lượng mô hình giáo dục học sinh rối loạn phát triển" do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với tổ chức Angel's Haven, Hàn Quốc, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật TP Hà Nội tổ chức.  
23% tre em tu 2-9 tuoi co nguy co hoac co mot khuyet tat phat trien
Trẻ rối loạn phát triển tham gia biểu diễn văn nghệ tại hội thảo.
Tham gia tại hội thảo có 250 đại biểu, trong đó có 50 đại biểu quốc tế đến từ các nước Anh, Pháp, Nauy, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… và 200 đại biểu Việt Nam là đại diện lãnh đạo Bộ GDĐT, các Sở GDĐT, chuyên gia về giáo dục đặc biệt, các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật, các tổ chức xã hội dân sự và vì người khuyết tật.
Hội thảo nhận được sự quan tâm chia sẻ những nghiên cứu mới nhất của nhiều diễn giả bao gồm: Ông Cho Joon Ho – Giám đốc Tổ chức Angel’s Haven, Hàn Quốc; GS Dong Young Chung – Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc; TS Jaeyeon Ryu, Đại học Zararene, Hàn Quốc; TS Hitoshi Kaneko- Trung tâm Hỗ trợ tâm lý và Nghiên cứu phát triển nhân lực, Đại học Nagoya Nhật Bản… Đây là những chuyên gia hàng đầu trong khu vực và thế giới về các lĩnh vực có liên quan đến chăm sóc, hỗ trợ và giáo dục học sinh rối loạn phát triển.
23% tre em tu 2-9 tuoi co nguy co hoac co mot khuyet tat phat trien-Hinh-2
Quang cảnh hội thảo sáng 28/11.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Trần Công Phong - Viện trưởng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, trẻ khuyết tật (TKT) nói chung, trẻ rối loạn phát triển (RLPT) nói riêng là một trong những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong học tập, phát triển và hòa nhập xã hội.
"Làm thế nào tất cả TKT được giáo dục có hiệu quả và phát triển hết khả năng để trở thành những người sống độc lập và có ích cho xã hội? Đó chính là những câu hỏi mà các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực luôn trăn trở tìm kiếm câu trả lời", ông Phong chia sẻ.
Cũng theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần, cơ thể phân rối loạn phát triển gồm 6 nhóm: Khuyết tật trí tuệ, rối loạn giao tiếp, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động/giảm chú ý, rối loạn học tập đặc thù, rối loạn vận động.
23% tre em tu 2-9 tuoi co nguy co hoac co mot khuyet tat phat trien-Hinh-3
Đại biểu tặng hoa cho trẻ rối loạn phát triển tại hội thảo.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy tại 18 quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy 23% trẻ em từ 2-9 tuổi có nguy cơ hoặc có một khuyết tật phát triển… Chính vì vậy, việc thúc đẩy phát triển tiềm năng của trẻ em là đòn bẩy quan trọng để tối đa hóa tiềm năng kinh tế của một quốc gia.
Các đại biểu đã tập trung trao đổi theo chủ đề chính: Ứng dụng trị liệu hoạt động và Tâm vận động trong đánh giá, can thiệp và xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ RLPT; Đánh giá, can thiệp và xây dựng môi trường phù hợp cho trẻ khuyết tật trí tuệ; Phát hiện, can thiệp và xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ; Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ rối loạn phát triển.
Hội thảo hướng tới 3 mục tiêu gồm: Cung cấp thông tin khoa học, cập nhật quan điểm về học sinh rối loạn phát triển trên thế giới và Việt Nam.
Chia sẻ các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển mô hình giáo dục học sinh rối loạn phát triển, các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức can thiệp, hỗ trợ học sinh rối loạn phát triển, trong đó có học sinh rối loạn phổ tự kỉ; các xu hướng phát triển mô hình giáo dục học sinh rối loạn phát triển trên thế giới và Việt Nam.
Xây dựng mạng lưới giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, giáo viên, cha mẹ và những người quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh rối loạn phát triển.

Hội thảo quốc tế “Giáo dục học sinh rối loạn phát triển” lần thứ 2 sẽ kết thúc vào ngày 29/11.

Chuyện tình đẹp của chàng trai 9X và cô dâu khuyết tật

(Kiến Thức) - Không may mắn khi sinh ra đã có đôi chân không lành lặn nhưng hạnh phúc hiện tại mà cô dâu khuyết tật có được còn quý giá hơn rất nhiều. 


Chuyen tinh dep cua chang trai 9X va co dau khuyet tat
  Câu chuyện mà cô dâu khuyết tật Lê Thị Mỹ Linh (sinh năm 1994, quê Yên Bái) sắp kể ra đây có thể khiến những ai còn đang mặc cảm về những khiếm khuyết của bạn thân thêm tin vào một tình yêu cổ tích giữa đời thực. Ảnh: Nupakachi. 
Chuyen tinh dep cua chang trai 9X va co dau khuyet tat-Hinh-2
 Không may mắn nhưng những cô bạn cùng trang lứa, Mỹ Linh ngay từ khi mới lọt lòng đã bị khuyết tật đôi chân. Căn bệnh bẩm sinh khiến cô gái 23 tuổi ấy có ngoại hình trông chỉ như một đứa trẻ lên 10 với đôi chân teo tóp, rất khó khăn trong việc di chuyển. 

Ấm lòng với bộ ảnh công viên nước dành cho trẻ khuyết tật

Cộng đồng mạng cảm động đến rơi nước mắt khi những hình ảnh sặc sỡ, chân thực nhất về công viên nước dành cho trẻ khuyết tật được lan rộng trên mạng xã hội.

Am long voi bo anh cong vien nuoc danh cho tre khuyet tat

Công viên mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này đó chính là Công viên đảo Morgan's Inspiration. Nó ra đời với sứ mệnh cao cả là chỉ dành cho trẻ em khuyết tật, nhằm mang lại một thế giới, một thiên đường vui chơi công bằng, thần kỳ cho trẻ khuyết tật như bao trẻ em lành lặn khác.

Am long voi bo anh cong vien nuoc danh cho tre khuyet tat-Hinh-2

Nó là một công viên nước dành cho trẻ khuyết tật theo chủ đề với sáu cảnh quan chính.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.