22 dấu hiệu "mách lẻo" bạn sống hướng nội

(Kiến Thức) - Huyết áp thấp, thích hẹn hò với người hướng ngoại... là những dấu hiệu chứng tỏ bạn sống hướng nội.

22 dấu hiệu "mách lẻo" bạn sống hướng nội

1. Không thích những cuộc trò chuyện thì thầm

Hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng, những người hướng nội thường rụt rè nên thích những cuộc trò chuyện thì thầm, nhỏ nhẹ. Thế nhưng, trên thực tế họ lại không thích nghe những tiếng thì thầm khi người khác nói chuyện. Thậm chí, họ còn cảm thấy bị ám ảnh, lo lắng, khó chịu.
Trong bài viết có tựa đề “Sức mạnh nội tâm: Tại sao cuộc sống bên trong bạn chính là sức mạnh tiềm ẩn của bạn” của Laurie Helgoe có đoạn: không phải những người hướng nội ghét những cuộc trò chuyện thầm thì vì họ ghét mọi người. Họ ghét chúng bởi lý do họ cảm thấy chúng đang tạo ra ranh giới giữa người với người”.
2. Đến tham dự các bữa tiệc nhưng không phải để trò chuyện với người mới
Nếu bạn là một người hướng nội, thỉnh thoảng bạn sẽ thích tham dự những bữa tiệc. Tuy nhiên, bạn làm điều đó vì không phải đang ở trong trạng thái vui mừng vì sắp được gặp gỡ những người bạn mới.
Tại một bữa tiệc, hầu hết những người sống hướng nội sẽ dành nhiều thời gian để trò chuyện với những người mà họ đã quen biết từ lâu. Họ cảm thấy thoải mái về điều đó. Sẽ thật tuyệt vời nếu người sống hướng nội tình cờ gặp một người mới và muốn bắt chuyện với đối phương. Tuy nhiên, trường hợp đó khá hiếm và không phải là mục đích mà người hướng nội muốn nhắm tới khi tham dự bữa tiệc.
3. Cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi đứng giữa một đám đông
Đã bao giờ bạn cảm thấy cô đơn giống như một người ngoài cuộc khi đang ở giữa một đám đông hay buổi tụ tập, các hoạt động nhóm và ngay cả với những người bạn đã quen trước đó?
Nếu câu trả lời là có thì đồng nghĩa với việc bạn có thể là một người hướng nội. Bạn có xu hướng để bạn bè hoặc các hoạt động tự tìm đến mình chứ không chủ động trong mọi tình huống.
4. Trò chuyện về mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp khiến bạn cảm thấy giả tạo
Những người hướng nội thường cảm thấy cuộc nói chuyện nhỏ về mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp khá giả tạo.
Giao tiếp với mọi người sẽ trở nên căng thẳng nếu như người hướng nội không làm đúng cách. Đối tượng này nên tham gia những nhóm nói chuyện nhỏ nhưng thân mật, gần gũi hơn là nhóm lớn.
5. Thích nói về triết học, cảm nhận về một cuốn sách hay bộ phim...
Có bao giờ bạn thích nói chuyện về triết học, cảm nhận về những cuốn sách hay bộ phim đã xem? Nếu câu trả lời là có thì bạn là người hướng nội.
6. Bạn dễ dàng bị phân tâm
Trong khi người hướng ngoại có xu hướng dễ buồn bực khi không có tác nhân kích thích thì người hướng nội lại trái ngược. Họ rất dễ bị phân tâm và choáng ngợp trong môi trường có nhiều tác nhân gây kích thích.
“Người hướng ngoại dễ rơi vào trạng thái buồn chán hơn những người hướng nội trong trường hợp phải làm đi làm lại những công việc nhàm chán, đơn điệu. Có lẽ, họ cần rất nhiều tác nhân gây kích thích. Trong khi đó, người hướng nội lại dễ bị phân tán tư tưởng hơn người hướng ngoại. Do đó, họ thích làm việc trong một môi trường ít sự kích thích”, thông tin do các nhà nghiên cứu ĐH Clark công bố trong báo cáo xuất bản trên Tạp chí Journal of Personality and Social Psychology.
7. Bạn không hề hấn gì nếu có nhiều thời nhàn rỗi
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của người sống hướng nội là họ có thể dành thời gian chỉ để sạc pin cho điện thoại. Trong khi đó, những người hướng ngoại sẽ cảm thấy bức bối nếu phải dành một ngày ở nhà để nhâm nhi tách trà hay làm bạn với những cuốn tạp chí. Những người sống hướng nội cảm thấy thích thú và hài lòng về khoảng thời gian rảnh rỗi này.
8. Diễn thuyết trước 500 người ít căng thẳng hơn khi phải trò chuyện với từng người
Người hướng nội có thể trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc vì họ có khả năng phát biểu trước đám đông vô cùng tuyệt vời. Họ cũng không phải những người sợ ánh đèn sân khấu. Các nhân vật nổi tiếng như Lady Gaga, Christina Aguilera hay Emma Watson đều thuộc tuýp người hướng nội nhưng lại rất thành công trong việc biểu diễn, diễn thuyết nơi đông người. Không những vậy, các ước tính cho thấy có tới 40% CEO cũng có tính cách hướng nội. Thế nhưng, họ lại cảm thấy khó khăn nếu như phải gặp gỡ và chào hỏi một nhóm lớn trên phương diện cá nhân.
9. Khi đi tàu điện ngầm, bạn ngồi ở hàng ghế cuối chứ không chọn chỗ ở giữa
Bất cứ khi nào có thể, người sống hướng nội có xu hướng không thích bị những người lạ ngồi xung quanh để ý tới mình. 
Không chỉ đi tàu điện ngầm mà người hướng nội mới chọn ghế hàng cuối để ngồi. Khi đến nhà hát hay bất cứ nơi đâu có khán phòng, họ đều chọn hàng cuối để thuận tiện cho việc rời khỏi.
10. Bạn phải đến nơi yên tĩnh nạp thêm năng lượng sau khi đã hoạt động ở bên ngoài khá lâu
Bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và lãnh đạm sau khi đã ra ngoài quá lâu? Nó giống như việc người hướng nội đang cố gắng để bảo tồn năng lượng. Đối tượng này đã sử dụng hết năng lượng khi ở bên ngoài. Do đó, họ cần phải quay trở về và nạp thêm năng lượng trong một môi trường yên tĩnh.
11. Người hướng nội thích hẹn hò với người hướng ngoại
Thực tế thú vị là những cực trái nhau lại đặc biệt thu hút nhau. Và người hướng nội thường có xu hướng bị thu hút và thích hẹn hò với những người hướng ngoại. Bởi vì những người này đem lại cho họ niềm vui, khuyến khích họ tham gia những hoạt động vui chơi và điều đó cũng không quá nghiêm trọng với họ.
12. Làm tốt một việc hơn là cố gắng làm tất cả mọi thứ
Não của người hướng nội thường tập trung và suy nghĩ về một số thứ trong một khoảng thời gian. Vì vậy, họ thường hướng tới tập trung nghiên cứu và phát triển công việc chuyên môn.
13. Tránh bất kỳ chương trình nào có thể phải giao tiếp với khán giả
Đối với những người hướng nội, giao tiếp với khán giả là một trong những điều đáng sợ.
14. Né tránh tất cả cuộc gọi, ngay cả của bạn bè
Trong một số trường hợp, bạn không muốn nhấc điện thoại lên khi nhận được cuộc gọi của mọi người, ngay cả khi đó là người mà bạn thích. Tuy nhiên, bạn sẽ gọi lại ngay khi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và có đủ năng lượng cho cuộc trò chuyện.
15. Bạn tập trung vào chi tiết trong khi những người khác có thể bỏ qua
Một trong những ưu điểm của người hướng nội là họ có khả năng tập trung vào chi tiết nhỏ, ngay cả khi những người xung quanh thường bỏ qua chúng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, não bộ người hướng nội sẽ hoạt động nhiều hơn khi xử lý các thông tin mà thị giác tiếp nhận.
16. Suy nghĩ cẩn thận trước khi nói chuyện
Người hướng ngoại không có xu hướng suy nghĩ trước khi nói ra điều mình muốn giống như người hướng nội. Trong khi đó, những người sống thu mình thường cần thời thời để suy nghĩ rồi sau đó mới nói chuyện.
17. Bạn có huyết áp thấp
Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản năm 2006, người hướng nội thường có huyết áp thấp hơn so với người hướng ngoại.
18. Bạn bị gọi là người có "tâm hồn già cỗi" ngay cả khi mới hơn 20 tuổi
Người hướng nội quan sát và đưa ra rất nhiều thông tin. Họ suy nghĩ cẩn thận và phân tích vấn đề trước khi nói chuyện. Điều này làm cho họ trở nên khôn ngoan hơn so với những người khác.
19. Không mấy hứng thú khi bản thân được coi là trung tâm của đám đông
Những thứ như các bữa tiệc hoành tráng dường như không thuộc về người hướng nội. Khi được coi là “nhân vật trung tâm” của bữa tiệc hay đám đông, người hướng nội và hướng ngoại cũng có những cách xử lý trải nghiệm và cảm giác khác nhau. 
20. Bạn nhìn vào bức tranh lớn
Người sống hướng nội thường quan tâm nhiều hơn đến những ý tưởng và bức tranh lớn hơn sự kiện và chi tiết. Tất nhiên, nhiều người sống nội tâm cũng vô cùng xuất sắc trong nhiệm vụ quan sát, tìm hiểu từng chi tiết. Tuy nhiên, tân trí của họ thường tốt hơn với các khái niệm trừu tượng.
21. Bạn thường được người khác khuyên: “Hãy tham gia nhiều hoạt động ở trường”
Nhiều trẻ em sống nội tâm đều tin rằng có điều gì đó không đúng khi họ ít nói và quyết đoán hơn bạn bè cùng trang lứa. Trong khi đó, người trưởng thành sống hướng nội thường nói rằng, khi còn nhỏ, họ được khuyên nên đi ra khỏi cái vỏ ốc ngăn cách với mọi người hay tham gia nhiều hoạt động ở trường lớp hơn.
22. Bạn là một nhà văn
Người sống hướng nội thường giỏi truyền đạt ý tưởng thông qua câu chữ hơn là phải giao tiếp trực diện với người khác. Vì vậy, hầu hết những người sống nội tâm trong đó có tác giả series “Harry Potter” là J.K. Rowling thường cảm thấy được tiếp thêm năng lượng để tập trung suy nghĩ, sáng tạo nên tác phẩm khi ở một mình.

Đoán biết hậu vận của trẻ qua gương mặt

(Kiến Thức)  - Những đặc điểm như tóc dày hay thưa, trán cao hay thấp, lòng đen trong mắt nhiều hay ít… dự báo gì về hậu vận của trẻ?

Đoán biết hậu vận của trẻ qua gương mặt
Tóc thưa 

Nhìn hình dáng đầu đoán khí chất và tuổi thọ

Nhìn hình dáng đầu đoán khí chất và tuổi thọ

Đầu mặt, cánh cửa thứ nhất của cơ thể

Ngắm nhan sắc mê hồn của nữ phóng viên chiến trường

(Kiến Thức) - Nổi tiếng là nữ phóng viên chiến tranh của Vogue, Lee Miller còn được mọi người biết đến trong vai trò người mẫu cho một số thương hiệu thời trang.

Ngắm nhan sắc mê hồn của nữ phóng viên chiến trường
Ngam nhan sac me hon cua nu phong vien chien truong
Lee Miller là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của thế kỷ XX. Cô vừa là phóng viên ảnh chiến trường vừa là người mẫu thời trang. Bên cạnh đó, cô còn là người đi theo trào lưu Siêu thực và là nhân chứng sống của phong trào giải phóng ở Dachau và các trại tập trung Buchenwald (Đức). Trong ảnh là Lee Miller làm người mẫu cho Chanel năm 1930.
Ngam nhan sac me hon cua nu phong vien chien truong-Hinh-2
Lee Miller làm tốt cả hai công việc người mẫu và nhiếp ảnh gia. Đối với mỗi công việc, cô đều gặt hái được những thành công đáng nể. Với trí thông minh và khả năng cảm nhận nghệ thuật cao, cô còn được những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong ngành hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình. Trong số đó có Man Ray. Ông cũng chính là người tình một thuở của Lee Miller trong những năm cuối 1920 - đầu năm 1930.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Theo quan niệm phong thủy, Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Việc đốt trầm trên bàn thờ Thần Tài, gia tiên liệu có nên hay không? Khi nào nên đốt trầm hương trên bàn thờ?