2016: “Năm chết chóc” đối với các nhà báo trên thế giới

Ngày 2/11, UNESCO công bố một báo cáo gây sốc cho biết trung bình cứ 4,5 ngày thì có một nhà báo bị sát hại trên thế giới.

Báo cáo của Tổng giám đốc UNESCO có nhan đề "Sự an toàn của các nhà báo và mối đe dọa không bị trừng phạt" cho biết trong vòng 10 năm (2006-2015) đã có 827 nhà báo bị giết hại trong khi đang tác nghiệp và khu vực được xem là "tử địa" với nhà báo là các nước Arab, bao gồm cả Syria, Iraq, Yemen và Libya. Tiếp đến là khu vực Mỹ Latinh.
2016: “Nam chet choc” doi voi cac nha bao tren the gioi
Nhà báo Ruqia Hassan, 30 tuổi, bị phiến quân IS sát hại ở Syria cuối năm 2015. Ảnh The Independent 
Phần lớn số nhà báo tử nạn, chiếm đến 59% trong 2 năm 2014-2015, là ở các khu vực đang có xung đột.
Trong 2 năm qua, 78 trong số 213 nhà báo bị sát hại, chiếm 36,5%, là ở các nước Arab.
Một điểm đáng báo động nữa là số trường hợp nhà báo bị sát hại tại Tây Âu và Bắc Mỹ tăng đáng kể, từ không có ai trong năm 2014 lên 11 người vào năm ngoái.
Năm 2015 ghi nhận con số kỷ lục các nhà báo hoạt động trực tuyến bị sát hại với 21 trường hợp so với 2 trường hợp hồi năm 2014. Gần 50% trong số đó là những người viết Blog tại Syria.
Báo cáo cũng cho biết số nhà báo nam bị sát hại nhiều gấp hơn 10 lần số nhà báo nữ với con số tương đương là 195/18 trong giai đoạn 2014-2015. Các nhà báo làm việc trong lĩnh vực truyền hình gặp nguy hiểm nhiều hơn các nhà báo làm trong lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, các nhà báo còn phải đối mặt với những nguy cơ bạo lực khác như bị bắt cóc, giam giữ, tra tấn, hăm dọa, quấy rối, cướp phá phương tiện làm việc...
Trong một diễn biến khác cùng ngày, người đứng đầu Ủy ban vì sự an toàn của các nhà báo Afganistan (AJSC), Najib Sharifi cho biết ít nhất đã có 11 nhà báo bị sát hại tại Afganistan trong năm nay. Đây là con số kỷ lục khiến năm 2016 được coi là năm "chết chóc" nhất đối với các nhà báo ở quốc gia Nam Á này.
Số liệu của AJSC cho thấy đã có hơn 60 nhà báo đã bị giết hại trong 16 năm qua và nguyên nhân cái chết của họ chưa bao giờ được điều tra. Ủy ban này đang yêu cầu Chính phủ Afganistan chấm dứt tình trạng không trừng phạt trong các vụ giết hại nhà báo.

Hàng loạt nhà báo bị sát hại vì tác nghiệp ở Mỹ

Vụ xả súng trên sóng trực tiếp ngày 26/8 chỉ là một trong số những vụ nhà báo bị sát hại khi đang tác nghiệp ở Mỹ.

Mới đây, vụ xả súng trên sóng trực tiếp ngày 26/8 đã khiến hai nhà báo của đài CBS thiệt mạng. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số những vụ nhà báo bị sát hại khi đang tác nghiệp, hoặc vì những lý do liên quan tới công việc của họ, ở Mỹ.

2015: 110 nhà báo bị thiệt mạng trên toàn thế giới

Số liệu thống kê do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố ngày 29/12 cho thấy trong năm 2015, trên thế giới có 110 nhà báo bị thiệt mạng.

Theo RSF, trong năm 2015, có 67 nhà báo bị thiệt mạng khi đang tác nghiệp và 43 người khác bị chết trong những hoàn cảnh không rõ ràng.
Nam 2015: 110 nha bao bi thiet mang tren toan the gioi
Số liệu thống kê do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) cho thấy trong năm 2015, trên thế giới có 110 nhà báo bị thiệt mạng.
Ngoài ra, còn có 27 nhà báo không chuyên khác và 7 người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông cũng đã thiệt mạng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.