Chị vốn là người "thẳng như ruột ngựa" và luôn yêu cầu mọi sự rõ ràng. Vậy mà hôn nhân khiến chị phải "lừa dối" chính bản thân mình.
Trước kia, chị không bao giờ chấp nhận được sai trái của người thân. Nhưng với sai trái của chồng, với những lần bị chồng lừa dối, chị đều phải bao biện cho những việc không đúng ấy và tự mình vượt qua.
Khúc mắc của hai vợ chồng không bao giờ có cái kết rõ ràng khiến chị "ôm" những bất bình, ấm ức trong lòng. Lúc nào chị cũng tự biện minh cho mọi chuyện để có cớ "trụ" lại trong cuộc hôn nhân mang lại cho chị chằng chịt tổn thương.
"Kẻ thù" trong cuộc hôn nhân của chị là sự vô tâm của chồng. Anh không bao giờ để ý đến thái độ, cảm xúc của vợ, không biết vợ vui hay buồn, không biết trong lòng vợ nghĩ gì. Anh cũng không có thói quen quan tâm, chia sẻ với vợ. Thế nên, trong chị lúc nào cũng khao khát sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia.
Trong chị luôn có khoảng trống mênh mông mà những bận rộn của cuộc sống hôn nhân không thể nào lấp đầy. Lúc nào chị cũng thấy mình bơ vơ, trơ trọi, cô đơn với người chồng "đồng sàng dị mộng".
Chị cứ một mình gánh gồng mọi chuyện trong gia đình. Chị cứ mang những suy tư chồng chất mà không biết trải lòng cùng ai. Hai vợ chồng sống bên nhau nhưng sự im lặng bao phủ quanh họ. Chị có cảm giác chồng chẳng khác gì khách trọ cùng nhà.
Bức tường vô hình khiến khoảng cách của họ ngày càng cách xa. Anh không cảm thấy mình phải có trách nhiệm với sự im lặng của vợ. Anh không biết người vợ của mình cần gì, muốn gì. Anh không cần biết người phụ nữ bên cạnh mình đã phải nỗ lực, cố gắng vun vén cho mái ấm vẹn tròn thế nào.
Sau một hành trình ở bên nhau nhưng không đi cùng nhau, chị cảm thấy cạn kiệt cảm xúc, mất hết động lực để tiếp tục cùng anh vượt qua khó khăn. Anh không phản bội chị, không đánh đập chị nhưng cách anh đối xử với chị còn hơn cả bạo lực. Nói chính xác hơn, chị cảm thấy bị "bạo lực" về tinh thần.
Anh là chồng nhưng không khác gì người dưng, đứng ngoài cuộc đời chị. Chị cảm thấy không đủ sức để mạnh mẽ nữa, để tự bảo vệ mình khi nỗi buồn tủi ngày một chồng chất.
Phải chăng phụ nữ càng đảm đang, đàn ông càng vô tâm
Khi con người ta trở nên vô tâm, họ không dùng yêu thương và cảm thông để nhìn thấu nhau nữa. Những cố gắng, đôi khi là cam chịu của bạn một khi đã trở nên bình thường trong mắt chồng thì thật khó để thay đổi.
Dấu hiệu vạch mặt chồng vô tâm, chị em nên để ý
Đàn bà cô độc nhất là khi sống cạnh người chồng vô tâm, không hề yêu thương mình...
Ở nhà, lấy chuyện gì để nói với chồng?
Đường tốt không đi, sao phải tự để mình sa sút? Chẳng phải, chỉ ít ngày chăm con, làm việc nhà, mà Nhàn đã nặng nề, tâm trạng tuột dốc không phanh, hay cáu bẳn, xuề xòa, không buồn chăm sóc bản thân đó sao?
Bọn trẻ nghỉ học, người giúp việc lại không có, Nhàn mỏi mệt với đủ lo toan. Chỗ làm thì xa, con cái nheo nhóc, bếp núc tạm bợ, chồng cứ liên tục cằn nhằn: “Lương ba cọc ba đồng mà sao thấy em mất nhiều thời gian quá!”. Nhàn tâm sự với cô bạn thân về ý định nghỉ làm, vốn đã manh nha vài năm gần đây. Tính ra, nếu Nhàn ở nhà thì mỗi tháng sẽ tiết kiệm được năm triệu tiền Ô-sin, thêm một triệu tiền thuê người đưa đón con, gần hai triệu cho gia sư nữa chứ. Bớt được tiền xăng xe, ăn trưa, cà phê, tổng gần bằng thu nhập Nhàn kiếm được rồi.
Chưa kể, gia đình sẽ tươm tất hơn nhiều so với hiện nay. Nhàn có thể chăm con kỹ lưỡng, dạy cho chúng học nấu nướng lành sạch cho cả nhà. Công việc hiện tại tuy không quá vất vả, nhưng chẳng có cơ hội gì cho tương lai. Nhàn cũng đã rất chán, chỉ thèm được tự do, thong thả, vui thú bên hai con. Rảnh rỗi thì mua bán online kiếm thêm thu nhập. Chưa dự tính cụ thể, nhưng viễn cảnh được sống thong dong không phải đi làm, Nhàn thấy nó rất hấp dẫn.
Bạn nghe qua thì cương quyết ngăn Nhàn lại. Nhiều chị em, sau một thời gian bươn chải kiếm tiền, sẽ dễ cho rằng nghỉ việc ở nhà chồng nuôi, quanh quẩn bên con là sướng, mà không nghĩ rằng đó chính là khởi đầu của một sai lầm nghiêm trọng. Trong thế giới đàn ông, phụ nữ chỉ là một áng mây tô điểm. Thỉnh thoảng anh ta sẽ khen ngợi vẻ đẹp của mây, sẽ bày tỏ sự lưu luyến, nhưng chắc chắn sẽ không vì nó mà bỏ cả bầu trời bao la.
Ảnh minh họa. |
Để ý mà xem, nam giới hiếm khi “mất trắng”, đòi đền bù thanh xuân. Vì họ bản lĩnh, ý thức coi trọng giá trị bản thân, và luôn chủ động vun đắp giá trị ấy hằng ngày. Bất chấp họ yêu hay lập gia đình với ai, cũng vậy. Nói cách khác, cái gì trong bản thân mình mới thực sự là của mình, hầu hết đàn ông đều nhận thức rõ điều ấy. Mười năm sau ngày cưới, chẳng phải đa số đàn ông tiến rất xa so với chính họ của ngày mặc áo chú rể đó sao? Đâu đơn giản là “nhờ vợ”, dù lắm khi họ vẫn nịnh nọt như thế cho vợ vui. Đàn ông tiến xa vì ý thức nâng cao giá trị bản thân một cách độc lập. Bên cạnh đó, một người đàn ông chân chính cũng mang chút áp lực về trách nhiệm kiếm tiền, thăng tiến, mang “lúa” về cho gia đình.
Phụ nữ mình thì sao? Dường như chỉ khoảng một nửa cánh chị em sau khi kết hôn đủ khôn ngoan để hiểu rõ, điều gì trong đời cũng có thể biến chuyển. Để đề phòng, tích cóp, dành riêng, phấn đấu… Khi giữ được giá trị bản thân với năng khiếu và sở thích cá nhân, công việc và sự nghiệp, trau dồi những đam mê riêng... thì người phụ nữ mới có thể tiếp tục ngẩng cao đầu, tỏa sáng bên cạnh chồng. Bởi ngoài giá trị chung, tài sản chung, gia đình chung với chồng, họ vẫn luôn có cái gì đó “của chính mình”, một cách tự tin, vững vàng. Đó có thể là nhan sắc, kiến thức, thành quả kinh tế, năng khiếu cá nhân… được phát triển không ngừng.
Một nửa còn lại trong giới đàn bà, bỗng dần dà muốn an phận, thích lui về làm hậu phương, chọn thiên chức làm vợ làm mẹ. Họ lựa chọn việc đưa đón con, dạy chúng học, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, làm bánh, nấu ăn… đại khái thế. Họ thấy nội trợ cũng là một cái nghề đáng tự hào. Vấn đề là, chồng họ, và ngay cả những người phụ nữ khác, nghĩ gì?
Đường tốt không đi, sao phải tự để mình sa sút? Chẳng phải, chỉ ít ngày chăm con, làm việc nhà, mà Nhàn đã nặng nề, tâm trạng tuột dốc không phanh, hay cáu bẳn, xuề xòa, không buồn chăm sóc bản thân đó sao? Tin đi, khi chưa có dự định gì cho mai này, mà chỉ muốn nhàn hạ, buông bỏ mọi nỗ lực cố gắng, hẳn là Nhàn sẽ phải nuối tiếc. Bao nhiêu bà vợ từng ân hận khi nghe chồng ngon ngọt dụ dỗ nghỉ việc ở nhà nội trợ đấy thôi. Bạn nói rất nhiều để thuyết phục Nhàn, nhưng câu chốt hạ mới khiến Nhàn giật mình: “Sau này ở nhà, không nghề nghiệp, chẳng đam mê, sẽ lấy đề tài gì để nói chuyện với chồng mỗi ngày?”.
Bạn bảo, một sáng nào đó, khi thức dậy ngắm mình trong gương, Nhàn hãy làm một phép thử đơn giản: hình dung xem mình là ai, nếu chỉ đánh giá độc lập “chính mình” mà không gắn với sự nghiệp, hình ảnh, tài sản của chồng, hay thậm chí là sự khỏe mạnh, giỏi giang của con? Nếu khi ấy, Nhàn vẫn có thể nhoẻn miệng cười, nói một câu tự tin: “Trời ơi sao mà mình gọn gàng đáng yêu quá, mình giỏi dễ sợ, mình chăm chỉ buôn bán đắt hàng ghê, mình nể mình kinh khủng…” thì tốt quá rồi. Chúc mừng bạn! Bạn đã sống lạc quan và hài lòng về giá trị của chính mình, vững vàng giữa mọi đổi thay, lung lạc của cuộc sống.