20 câu nói kinh điển của Khổng Tử dạy bạn làm việc nhân ái

Đừng lo lắng không ai hiểu mình, điều bạn cần lo lắng là liệu mình có thể nhìn thấu người đời hay không.

1. Ở nhà hiếu thuận cha mẹ, thiện đãi anh em. Ra ngoài làm một công dân đạt chuẩn, làm nhiều việc thiện, không làm việc ác.

2. Háo sắc là bản tính con người, người đời yêu bản tính, không yêu hiền đức. Theo đuổi bản tính đương nhiên là được, nhưng cần phải tiết chế.

3. Căn cơ hậu trọng, về khí chất sẽ ngày càng trang trọng, nghiêm túc. Ngược lại, nếu căn cơ không đủ thì sẽ trở nên nông cạn, ngông cuồng, bộp chộp.

4. Dùng lòng kính nể để tư duy, có thể đánh thức tình cảm trong nội tâm. Hồi tưởng lại quãng thời gian tươi đẹp, có thể xoa dịu tâm hồn bạn.

5. Tu thân có 5 chữ: ôn, lương, cung, kiệm, nhường. Tức là ôn hòa, thiện lương, cung kính, tiết kiệm, khiêm nhường.

6. Còn cha thì hãy nghe lời dạy bảo của cha. Cha không còn vẫn phải suy nghĩ theo lời dạy của cha để hành động. Nhiều năm vẫn không thay đổi suy nghĩ này tức là người con làm tròn đạo hiếu.

20 cau noi kinh dien cua Khong Tu day ban lam viec nhan ai
Những câu nói của Khổng Tử dạy bạn làm việc nhân ái, tu thân làm người (Ảnh minh họa) 
7. Người sống ở đời phải học cách linh động, học cách tùy cơ ứng biến, nói chuyện phải sát với thực tế, hành động phải chân thành.
8. Cử chỉ hành động được phát ra từ thành ý trong nội tâm và không có giả tạo, như vậy mới có thể tránh xa thị phi. Ở gần với người có tài đức, học tập họ, như vậy mới có thể tránh xa những thứ xấu xa.
9. Tự cho mình một tiền đề, đó là nhạy cảm với việc làm và thận trọng trong lời nói, giữ được chừng mực những điều mình làm.
10. Người nghèo vẫn có thể có được niềm vui giản đơn, người giàu vẫn có thể giữ được tâm tính thiện lương. Nghèo mà vui, giàu mà lịch sự (nghèo nhưng vẫn hài lòng về hiện tại, giàu nhưng không kiêu ngạo), là cảnh giới cao nhất của nhân sinh.
11. Đừng lo lắng không ai hiểu mình, điều bạn cần lo lắng là liệu mình có thể nhìn thấu người đời hay không.
12. Những người không có đầu óc, tầm nhìn rộng, tuy có thể thông qua học hành và cố gắng lập nên sự nghiệp, nhưng không thể gánh vác được trách nhiệm trọng đại về kế thừa văn hóa, phục hưng dân tộc.
13. Đa số mọi người đều đau khổ, vì họ không thể rũ bỏ được hạn chế của bản thân, nghĩ quá nhiều nhưng làm thì ít.
14. Chân lý có thể giúp con người rũ bỏ được trói buộc của thế tục vật dục, so với chân lý thì những thứ có liên quan đến danh lợi và địa vị chốn trần thế mới nhỏ bé làm sao.
15. Muốn làm mọi thứ thật đẹp đẽ thì dễ nhưng làm bằng hết cái thiện thì lại rất khó.
20 cau noi kinh dien cua Khong Tu day ban lam viec nhan ai-Hinh-2
 
16. Đứng ở địa vị cao hơn thì nên khoan hồng, không nên quá hà khắc. Khi hành lễ cần có lòng kính trọng, cần phải có tâm ý chân thành.
17. Người đời đã không còn lòng kính trọng trong “lễ” nữa, họ dùng thủ đoạn và cường quyền để mưu cầu tư lợi, những kẻ như vậy sống càng ngày càng giống với động vật.
18. Trong tâm hồn có chứa đựng một người, đó gọi là nhân. Người với người thân thiết, quan tâm, xã hội mới có thể tiến bộ hài hòa.
20 cau noi kinh dien cua Khong Tu day ban lam viec nhan ai-Hinh-3
 
19. Những người không có lòng nhân ái không thể nào sống trong cuộc sống bình đạm, đơn giản lâu được, cũng không thể sống trong tinh thần thanh thản, an lạc được. Có nhân tâm, làm việc nhân nghĩa, có thể vượt qua được ràng buộc của thế tục và những cái được mất trước mắt.

20. Người thực sự có lòng nhân ái, người mà trong nội tâm họ tràn ngập chân tình, có thể phân biệt rạch ròi được yêu và hận.

Sự thật pho tượng Khổng Tử nổi tiếng linh thiêng ở Văn Miếu

(Kiến Thức) - Văn Miếu Thăng Long là công trình thờ tự Khổng Tử đầu tiên được nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam xây dựng. Tại đây hiện còn lưu giữ bức tượng người được tôn là Thánh sư Nho giáo và xung quanh bức tượng này có nhiều bí ẩn thú vị. 

Theo chính sử, vào năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070), “mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế” (Đại Việt sử ký toàn thư).

5 điểm mấu chốt giúp nhìn thấu kẻ tiểu nhân, đấng trượng phu

Khổng Tử dạy: Muốn biết 1 người là tiểu nhân hay quân tử, có đáng kết giao hay không hãy nhìn vào những điểm này.

Xem cách đối phương nhận thức về "lợi"

Đọc nhiều nhất

Tin mới