2 thành viên Hội đồng quản trị NCB thôi chức… sẽ về đâu?

Cùng với việc bổ nhiệm vị trí Chủ tịch, Ngân hàng NCB đã miễn nhiệm chức năng thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Trần Hải Anh và ông Vũ Mạnh Tiến.

Trong họp đại hội cổ đông bất thường vừa diễn ra, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) đã công bố thông tin về việc chính thức bổ nhiệm bà Bùi Thị Thanh Hương (SN 1980), giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị NCB từ ngày 29/7.
NCB bổ nhiệm bà Trương Lệ Hiền (SN 1965), giữ chức thành viên Hội đồng quản trị. Đồng thời, miễn nhiệm ông Nguyễn Tiến Dũng (SN 1966), thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị NCB kể từ ngày 29/7. Thay vào đó, ông Dũng đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch NCB.
2 thanh vien Hoi dong quan tri NCB thoi chuc… se ve dau?
Thông báo về quyết định bổ nhiệm vị trí Chủ tịch ngân hàng NCB và miễn nhiệm chức năng thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Trần Hải Anh và ông Vũ Mạnh Tiến… 
Ngoài ra, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường cũng ban hành 6 quyết nghị gồm: Thông qua việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của ngân hàng từ Tổng Giám đốc sang Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thông qua việc giao Hội đồng quản trị quyết định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan; Thông qua đơn xin từ nhiệm và miễn nhiệm chức năng thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Trần Hải Anh và ông Vũ Mạnh Tiến. Các quyết nghị này có tỷ lệ biểu quyết tán thành là 100%.
Hai quyết nghị cuối cùng là thông qua việc bầu bổ sung bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền vào danh sách thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025, với tỷ lệ biểu quyết tán thành 99,9%.
Như vậy, Hội đồng quản trị Ngân hàng NCB có 5 thành viên gồm: Ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Phạm Thế Hiệp, ông Kido Tamaki, bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền.
Riêng 2 thành viên Hội đồng quản trị NCB thôi chức là bà Trần Hải Anh và ông Vũ Mạnh Tiến, dư luận đang khá tò mò về hai thành viên này sẽ về đâu?
2 thanh vien Hoi dong quan tri NCB thoi chuc… se ve dau?-Hinh-2
Hoạt động của Ngân hàng NCB.
Được biết, NCB tiền thân là Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), trước đó là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên. Navibank đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ 22/1/2014. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 9 tổ chức tín dụng yếu kém, trong đó có Navibank.
Navibank trước đây gắn liền với tên tuổi đại gia Đặng Thành Tâm. Sau khi ông Đặng Thành Tâm rút, nhóm cổ đông nhà ông Nguyễn Tiến Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Gami) tham gia vào Hội đồng quản trị. Ông Vũ Hồng Nam (một cựu lãnh đạo trong Gami Group), bà Trần Hải Anh (vợ ông Dũng) cùng ông Dũng luân phiên nắm giữ chức Hội đồng quản trị ngân hàng này.

NCB bị tố chiếm giữ chục tỷ của khách, tiền gửi vẫn tăng mạnh

Giữa lùm xùm khách tố bị chiếm giữ 50 tỷ đồng tiền tiết kiệm chưa được giải quyết dứt điểm, tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng Quốc Dân (NCB) vẫn tăng mạnh từ mức 47.148 tỷ lên 51.367 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, trong quý 1/2019 của Ngân hàng Quốc Dân (NCB - mã CK: NVB) hầu hết các khoản thu nhập của ngân hàng đều sụt giảm.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 1/2019 của NCB chỉ đạt 173,8 tỷ đồng, giảm 23% so với quý 1/2018; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư cũng lần lượt xuống còn hơn 3 tỷ đồng và hơn 9 tỷ đồng, tương đương giảm 45% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng nhà băng đã chuyển từ lãi gần 2 tỷ đồng sang lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 1/2019.
NCB bi to chiem giu chuc ty cua khach, tien gui van tang manh
 NCB bị tố chiếm giữ hàng chục tỷ của khách hàng, tiền gửi vẫn tăng mạnh.
Trong quý vừa qua NCB đã không trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của NCB lần lượt đạt 13,3 tỷ đồng và 10,6 tỷ đồng, chỉ giảm 1% so với quý 1/2018.
Chiếu theo báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tính đến thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản của NCB đạt gần 69.372 tỷ đồng, giảm hơn 3.050 tỷ đồng so với đầu năm chủ yếu là do NCB giảm hơn 1.176 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và cho vay khách hàng giảm nhẹ 2%, xuống còn ở mức 34.783 tỷ đồng.
Cũng tính đến hết tháng 3/2019, NCB ghi nhận khoản nợ phải trả là 66.128 tỷ đồng, trong đó nợ tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác là 7.166 tỷ đồng, đáng chú ý là nợ khoản tiền gửi của khách hàng đã tăng mạnh từ mức 47.148 tỷ đồng lên 51.367 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 9%.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất, do NCB không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên không có thông tin về nợ xấu. Trước đó, đến hết năm 2018, NCB ghi nhận khoản nợ xấu tăng mạnh từ mức 492,2 tỷ đồng lên 595,5 tỷ đồng, tăng ở tất cả các nhóm nợ (trong đó, nhóm nợ có khả tăng mất vốn chiếm tới 303,5 tỷ đồng).
NCB bi to chiem giu chuc ty cua khach, tien gui van tang manh-Hinh-2
 Trụ sở của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).
Trước đó, như Tuổi trẻ và Pháp luật đã thông tin, ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, từ ngày 24/1/2018 đến ngày 13/8/2018, ông cùng vợ là bà Tạ Thị Thu Trang đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) - Phòng giao dịch Láng Thượng và Phòng giao dịch Cầu Giấy để mở tài khoản và gửi vào ngân hàng tổng số tiền 50 tỷ đồng. Sau đó, ông Toàn chuyển sang hình thức gửi sổ tiết kiệm và được NCB cấp 4 sổ tiết kiệm có kỳ hạn.
Theo ông Toàn, trong quá trình giao dịch, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, ông đều tuân thủ theo các quy định về tiền gửi, thực hiện giao dịch trực tiếp với cán bộ ngân hàng. "Toàn bộ số tiền tôi gửi vào ngân hàng đều là bằng tiền mặt, có giấy tờ nộp tiền và đầy đủ chữ ký của các cán bộ có thẩm quyền, được đóng dấu của ngân hàng. Không những thế, những biến động tiền gửi còn được ngân hàng gửi tin nhắn vào số điện thoại của tôi", ông Toàn cho biết.
Tuy nhiên, sau đó, do sơ ý nên các sổ tiết kiệm bị thất lạc, đến ngày 11/12/2018, vợ chồng ông Toàn đến Ngân hàng Quốc Dân - Phòng giao dịch Cầu Giấy (địa chỉ 158 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội) để rút tiền, làm lại sổ thì được phía ngân hàng thông báo 4 sổ tiết kiệm của vợ chồng ông đang bị phong tỏa vì đã cầm cố để bảo lãnh cho Công ty TNHH Cơ điện và Xây dựng Jeongho Landmark vay vốn nên không được phía ngân hàng chấp nhận.
Cũng theo ông Toàn, mặc dù vợ chồng ông đã nhiều lần khẳng định không ký hợp đồng, giấy tờ nào tại ngân hàng để cho bảo lãnh cho Công ty TNHH Cơ điện và Xây dựng Jeongho Landmark vay vốn, đồng thời cũng cho biết là không liên quan gì đến công ty trên nhưng cũng không được phía ngân hàng chấp nhận.
"Vợ chồng chúng tôi chưa ký hợp đồng, giấy tờ nào tại ngân hàng để cho bảo lãnh cho Công ty Jeongho Landmark vay vốn và đã cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để chứng minh hồ sơ tại ngân hàng là giả mạo", đơn thư ông Toàn nêu.
Liên quan đến việc này, đại diện Ngân hàng Quốc Dân cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin đã tổ chức nhiều đợt làm việc với khách hàng để làm rõ vụ việc, đảm bảo giải quyết theo đúng pháp luật và quyền lợi chính đáng của người gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, vào tháng 1/2019, ngân hàng NCB cũng đã gửi công văn tới cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội để làm rõ một số vấn đề có dấu hiệu hình sự và sẽ thông báo rộng rãi cho báo chí ngay khi có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.
Hiện tại, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến khách hàng như ngồi trên đống lửa, luôn trong cảm giác lo sợ bị mất hàng chục tỷ đồng.

Lãi suất đồng loạt tụt sâu, chưa chạm đáy sẽ còn giảm tiếp

Bước sang tháng 11, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động. Các ngân hàng vẫn dư tiền nên dự báo lãi suất sẽ còn giảm tiếp trong tháng tới.

 Đồng loạt giảm thêm lãi suất

Xu hướng giảm lãi suất huy động vẫn đang diễn ra ở nhiều ngân hàng, trong bối cảnh thanh khoản dồi dào. Lãi suất huy động giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tiến hành điều chỉnh giảm thêm lãi suất tiền gửi. Theo đó, lãi suất tiền gửi cho kỳ hạn 6-9 tháng giảm xuống 4%/năm; kỳ hạn 12 tháng còn 6%/năm; kỳ hạn 24 tháng là 5,7%/năm và kỳ hạn 36 tháng chỉ còn 5,4%/năm. Như vậy, mức lãi suất mới của Vietcombank đã giảm từ 0,2-0,4 điểm % so với biểu lãi suất hồi tháng 10.

Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 9 tháng đồng loạt giảm 0,2 điểm %; kỳ hạn 12 tháng trở đi hạ 0,2 điểm %.

Còn tại Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank), lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1-8 tháng đều giảm 0,2 điểm %; kỳ hạn từ 9-11 tháng giảm 0,3 điểm %; kỳ hạn từ 12-24 tháng giảm 0,2 điểm % tại mỗi kỳ hạn so với đầu tháng 10. Tại BIDV, kỳ hạn 9 tháng có mức giảm 0,3 điểm %; các kỳ hạn còn lại có mức giảm đồng loạt là 0,2 điểm%.

Lai suat dong loat tut sau, chua cham day se con giam tiep
Xu hướng giảm lãi suất huy động vẫn đang diễn ra ở nhiều ngân hàng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.