2 hãng taxi gian lận cước được trở lại đón khách: Có công bằng cho hãng khác?

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu mức độ xử phạt hai hãng taxi không đủ sức nặng sẽ tạo tiền đề xấu và ảnh hưởng đến ngành taxi.

Ngày 26/6, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đã gửi công văn tới Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Cảng vụ hàng không miền Nam liên quan đến việc xử lí vi phạm gian lận giá cước của xe taxi hãng Saigon Cheap (Cheap Taxi) thuộc Công ty TNHH Vận tải Sài Gòn Taxi và hãng Saigon Tourist thuộc Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist.
Theo đó, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đưa ra thông báo tạm dừng hoạt động tại Cảng đối với 2 đơn vị vi phạm gian lận giá cước nêu trên kể từ 0h ngày 22/06/2023 cho đến khi có thông báo mới. Hai đơn vị này phải có phương án khắc phục các vi phạm trong vòng 15 ngày.
Bên cạnh đó, trong vòng 15 ngày đầu khi được hoạt động trở lại, đơn vị phải cam kết báo cáo hàng ngày tình trạng đáp ứng điều kiện của phương tiện và lái xe trước khi hoạt động đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2 hang taxi gian lan cuoc duoc tro lai don khach: Co cong bang cho hang khac?
Taxi có gắn công tắc phụ nằm phần dưới ghế lái xe gắn liền với đồng hồ tính tiền. (Ảnh: Báo Giao thông).
Trước thông tin nêu trên, dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều và đặt câu hỏi, liệu rằng việc 2 hãng taxi gian lận cước được trở lại đón khách có tạo tiền đề xấu?
Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cho biết, Hiệp hội kịch liệt lên án hành động taxi gian lận cước. Hành vi tài xế lắp thiết bị gian lận, can thiệp đồng hồ để "móc túi" hành khách là lừa dối khách hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người lái taxi.
Ông Hỷ cũng cho rằng, cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp vì để tài xế lắp thiết bị gian lận cước của khách. Hiệp hội sẽ đề xuất Sở GTVT TP.HCM xử lý thật nặng doanh nghiệp để răn đe.
Về sự việc này, trao đổi với báo chí ông Phạm Ngọc Dũng - Chánh thanh tra giao thông Sở GTVT TP.HCM cho biết, taxi lắp đồng hồ không đúng quy định để gian lận cước taxi làm ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của thành phố, một thành phố đang hướng tới sự thân thiện, văn minh.
Theo ông Dũng, đối với những đơn vị tái phạm nhiều lần, căn cứ theo luật để xử phạt. Ngoài ra, Thanh tra giao thông sẽ đề xuất Sở GTVT để Sở kiến nghị UBND TP có thể rút giấy phép đối với đơn vị vận tải vi phạm trên.
Đồng quan điểm với ông Dũng, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần rút giấy phép, làm nghiêm với những hãng taxi sai phạm nhiều lần, ảnh hưởng đến ngành du lịch của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên nhà xe này vi phạm gian lận cước. Saigon Tourist đã từng vi phạm, bị phạt và tiếp tục tái phạm. Hơn nữa, Công ty này cũng bị Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist kiện vì sử dụng nhãn hiệu Saigontourist.
Theo luật sư, nếu mức độ xử phạt hai hãng taxi chỉ mang tính răn đe, không đủ sức nặng sẽ tạo tiền đề xấu và ảnh hưởng đến ngành taxi.

Sài Gòn Tourist taxi và các lùm xùm

Hãng taxi Saigontourist vừa bị Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) khởi kiện vì tội mạo danh thương hiệu.

Từ ngày 22/6, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã có quyết định không cho xe taxi của 2 hãng taxi là 2 hãng taxi là Công ty TNHH Vận tải Saigon Taxi và Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (không phải thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group).

Quyết định được đưa ra sau khi hai lái xe thuộc các hãng này bị phát hiện gắn công tắc phụ dưới cần số để can thiệp đồng hồ tính tiền, nâng giá cước gấp nhiều lần.

Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, 2 đơn vị này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh và thương hiệu của sân bay Tân Sơn Nhất.

Gian lận cước vận chuyển

Sân bay Long Thành gian nan tìm nhà thầu gói thầu 35.233 tỷ đồng

Sau 9 tháng với 2 lần phát hành hồ sơ mời thầu quốc tế tìm nhà thầu thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành, tới thời điểm đóng thầu đã có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

Thông tin trên báo chí, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV), cho biết ngày 12/6 vừa qua, ACV đã chính thức đóng/mở thầu lần 2 gói thầu số 5.10: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách của Dự án thành phần 3 sân bay quốc tế Long Thành (giai đoạn I) với 3 nhóm nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
Theo tiết lộ từ đại diện từ ACV, đã 3 nhóm nhà thầu nộp hồ sơ gồm: 1 nhóm đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, 1 nhóm đến từ Trung Quốc và 1 nhóm đến từ nhà thầu trong nước. Hiện ACV đang bắt tay vào quá trình chấm thầu. Dự kiến thời gian chấm thầu mất ít nhất từ 1,5 tháng trở lên vì tính chất phức tạp của gói thầu. Nếu thuận lợi, tháng 9 tới có thể khởi công phần thân nhà ga hành khách sân bay Long Thành.

Tin mới