2 dòng họ nào chung tổ tiên là Tào Tháo, không được liên hôn?

Câu chuyện thú vị về 2 dòng họ hàng ngàn năm không được liên hôn khiến ai nấy đều không khỏi tò mò.

Trung Quốc từ thời xa xưa đã xác định tổ tiên bằng cách lấy họ của người đó đại diện cho cả gia tộc. Đơn cử như họ Tôn ở nước này sẽ có tổ tiên là Tôn Ức của nước Vệ (thế kỷ 11 TCN–209 TCN) và Tôn Thư của nước Tề (1046 TCN–221 TCN) trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Về cơ bản thì chuyện một thôn của Trung Quốc có cùng họ là chuyện rất thường tình.
2 dong ho nao chung to tien la Tao Thao, khong duoc lien hon?
Tuy nhiên, ở Trung Quốc có hai dòng họ lạ lùng đến không tưởng khi giữa cả hai có một quy tắc bất di bất dịch trong hàng ngàn năm qua, đó là cấm liên hôn. Hai dòng họ này chính là họ Tào và Tháo, có chung tổ tiên là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam quốc - Tào Tháo. Dù ngàn đời mang tiếng gian ác, âm hiểm nhưng không thể phủ nhận Tào Tháo là người tài giỏi xuất chúng, một thời xưng bá bốn phương, cùng hai người cháu Tào Duệ và Tào Phi trở thành Ngụy thị Tam tổ - Ba vị tổ tiên có công khai sinh ra nhà Ngụy (năm 213).
2 dong ho nao chung to tien la Tao Thao, khong duoc lien hon?-Hinh-2
Hình tượng Tào Tháo trên phim truyền hình.
Kẻ thù lớn nhất của gia tộc họ Tào khi đó là Tư Mã Chiêu - con trai của đại tướng nhà Tào Ngụy tên Tư Mã Ý, người được đánh giá "một chín một mười" với đối thủ Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý chính là người đã đánh bại đại tướng quân Tào Sảng - người được Ngụy Minh đế Tào Duệ ủy thác cùng ông phò tá Ngụy Thiếu đế Tào Phương đăng cơ năm 8 tuổi. Sau này khi Tư Mã Ý mất, con trai trưởng Tư Mã Sư đã phế truất Tào Phương để đưa Tào Mao (cháu của Tào Phi) lên ngôi Hoàng đế. Em trai Tư Mã Sư là Tư Mã Chiêu là thế hệ tiếp theo nắm quyền sau khi ông bệnh nặng.
2 dong ho nao chung to tien la Tao Thao, khong duoc lien hon?-Hinh-3
Hình tượng Tư Mã Ý trên phim truyền hình.
Đáng nói, Tào Mao không chấp nhận số phận làm "vua bù nhìn" cho gia tộc Tư Mã, lại phát giác ra ý định cướp ngôi của Tư Mã Chiêu nên đã nổi sát tâm. Thế nhưng vì không được quần thần ủng hộ, giúp đỡ nên cuối cùng đã bị Tư Mã Chiêu kết liễu. Cũng từ thời điểm đó, hậu duệ của Tào Tháo bị đuổi cùng giết tận, đến thời Tư Mã Viêm - con trai trưởng Tư Mã chiêu - lập ra nhà Tấn vẫn không ngừng bị truy sát.
Để sống sót, cháu trai của Tào Tháo là Tào Lâm đã đổi họ Tào thành Tháo và lập ra quy định cấm liên hôn giữa hai dòng họ Tào - Tháo vì cả hai vốn chung nguồn cội. Nam nữ của hai dòng họ không được có quan hệ bất chính chứ đừng nói là kết hôn với nhau, ai vi phạm sẽ bị đuổi ra khỏi gia tộc vĩnh viễn. Hàng ngàn năm trôi qua, quy định này vẫn được duy trì. Hiện tại, người họ Tào ở Trung Quốc chỉ còn khoảng hơn 10.000 người họ Tháo, tập trung ở vùng Vu Hồ, An Khánh ( An Huy), Chiết Giang và Hồ Bắc.

Giật mình lý do Tào Tháo vung tiền xây lâu đài nuôi mỹ nữ

Là đại gian hùng nổi tiếng thời Tam Quốc, Tào Tháo được cho là đã xây một lâu đài, được gọi là Đổng Tước Đài, để hoan mạc với các mỹ nữ. Tại đây, Tào Tháo còn được Tả Từ "truyền dạy" thuật phòng the.

Giat minh ly do Tao Thao vung tien xay lau dai nuoi my nu
Tào Tháo (155 - 220), tự Mạnh Đức, là một trong những chính trị gia, nhà quân sự nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán và Tam quốc. Ông được mô tả là người thông minh, đa nghi, gian xảo, biết cách nhìn người và trọng dụng nhân tài. Nhờ vậy, danh tiếng và ảnh hưởng của Tào Tháo trong triều đình ngày càng lớn.  

Mặc cười chê, Tào Tháo quyết lấy góa phụ vì lý do quá bất ngờ

Là nhân vật quyền lực thời Tam quốc, Tào Tháo có nhiều thê thiếp. Không chỉ lấy những mỹ nhân trong trắng, xuất thân quyền quý, Tào Tháo còn có sở thích lấy góa phụ. Dù bị nhiều người cười chê nhưng đây là chiến thuật đặc biệt của ông.

Mac cuoi che, Tao Thao quyet lay goa phu vi ly do qua bat ngo
 Tào Tháo là chính trị gia, nhà quân sự nổi tiếng thời Tam quốc. Ông là người lập nên chính quyền Tào Ngụy và cùng với Lưu Bị, Tôn Quyền hình thành nên thế chân vạc thời đó. Do vậy, Tào Tháo trở thành một trong những đại nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc thời Tam quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới