Theo các nhà dinh dưỡng thì cứ 100g thịt trái bòn bon có chứa 0,8g chất đạm; 9,5g chất carbohydrates; 2,3g chất xơ; 20mg calcium; 30mg phosphorus; 0,089mg thiamine; 0,124 mg ribofl avine, 1mg ascorbic acid và khá nhiều vitamin A.
Ngoài ra, bòn bon còn chứa nhiều đường, chất xơ, chất béo, protein, vitamin B1, B2, B3, C, E được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và các khoáng tố như: Ca, Fe, P... giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu.
Ảnh minh họa.
5 công dụng tuyệt vời của bòn bon với sức khỏe
Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm
Vitamin C có trong quả bòn bon có nhiều lợi ích trong việc giữ cho cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.
Tốt cho xương khớpTheo Health Benefit Times, quả bòn bon cung cấp một lượng vitamin A và phốt pho dồi dào, hỗ trợ tích cực cho sự hình thành của xương và răng.
Ngoài ra, vitamin A thực chất là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của răng và hệ xương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả bòn bon chứa rất nhiều chất xơ rất có lợi cho quá trình tiêu hóa. Không chỉ vậy, loại quả này còn có công dụng ngăn ngừa ung thư ở đường tiêu hóa.
Cải thiện hệ miễn dịch
Vitamin C là một chất cần thiết để giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin C trong quả bòn bon có tác dụng duy trì tốt khả năng miễn dịch đối với những người đang trong thời kỳ phục hồi sức khỏe.
Làm đẹp da
Quả bòn bon cũng chứa nhiều vitamin E nên có tác dụng duy trì sức khỏe làn da như ngăn ngừa lão hóa sớm, làm mềm và giữ ẩm cho da, giúp da tránh khỏi tia UV và giúp chữa lành vết thương.
Ảnh minh họa.
4 lưu ý khi ăn quả bòn bon để tránh độc tố
Mặc dù được biết có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng vỏ và hạt của bòn bon có chứa độc tố. Do đó, khi ăn loại quả này, mọi người nên lưu ý:
- Hạt của trái bòn bon có vị đắng và có chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid có thể gây độc cho con người. Do đó, những múi bòn bon có hạt to thì mọi người không nên nhai hoặc nuốt.
- Theo Đông Y, vỏ của trái bòn bon có thể dùng để chữa bệnh như hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, vỏ của loại quả này lại có chứa chất acid lansium - chất này có độc tố cao, tiêu thụ với liều cao có thể làm ngưng tim ở ếch. Do đó, khi bóc loại quả này, mọi người không nên dùng miệng cắn mà nên dùng tay hoặc dao để tách vỏ.
- Người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều bòn bon vì hàm lượng đường trong loại trái cây này khá cao.
- Để bổ sung trái bòn bon vào chế độ ăn uống, mọi người có thể ăn như một loại trái cây, dùng trong các bữa nhẹ. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn nên ăn với lượng vừa phải để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hoá.
Kinh nghiệm chọn quả bòn bon ngon, an toàn
Ảnh minh họa.
Khi chọn mua mọi người cần tinh ý, nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi. Khi bóc ăn thử, bòn bon sẽ có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ, đặc biệt không còn mủ.
Ngược lại, bòn bon chín do dùng thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất bóng rất đẹp, không hề có dấu châm kim trên quả. Cuống của quả bòn bon thường bị thâm đen, khi ăn có vị chua, thịt quả đục, hạt to có màu hồng và dính mủ vào tay rất nhiều.
Theo kinh nghiệm, khi chọn bòn bon bạn nên chọn quả vừa, không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm. Không nên lựa những trái to vì hột to, trái thường chua, những trái có vết nám đen ăn không ngon.