18 tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga rời căn cứ, nhận nhiệm vụ bất ngờ

18 tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga rời căn cứ, nhận nhiệm vụ bất ngờ

Hải quân Nga đang có màn biểu dương lực lượng trên rất nhiều vùng biển khác nhau khi tình hình khu vực và thế giới đột ngột trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây.

Trong tuần vừa qua, lực lượng tác chiến của hải quân Nga thuộc nhiều hạm đội đã bước vào thời kỳ hoạt động với tần suất rất hiếm gặp trong thời gian gần đây.
Trong tuần vừa qua, lực lượng tác chiến của hải quân Nga thuộc nhiều hạm đội đã bước vào thời kỳ hoạt động với tần suất rất hiếm gặp trong thời gian gần đây.
Mở đầu là việc biên đội tàu khu trục của hải quân Italia và Canada tiến vào biển Đen, gián tiếp dẫn đến việc một tiêm kích Su-27 của không quân Nga bị rơi khi đang làm nhiệm vụ giám sát.
Mở đầu là việc biên đội tàu khu trục của hải quân Italia và Canada tiến vào biển Đen, gián tiếp dẫn đến việc một tiêm kích Su-27 của không quân Nga bị rơi khi đang làm nhiệm vụ giám sát.
Để hỗ trợ công tác tìm kiếm và bảo vệ hiện trường, hạm đội biển Đen của hải quân Nga đã phải điều động nhiều tàu chiến, tàu hỗ trợ và tàu hậu cần tới vùng biển này.
Để hỗ trợ công tác tìm kiếm và bảo vệ hiện trường, hạm đội biển Đen của hải quân Nga đã phải điều động nhiều tàu chiến, tàu hỗ trợ và tàu hậu cần tới vùng biển này.
Chưa dừng lại đó, ngoài biển Địa Trung Hải mà cụ thể là ngay sát lãnh hải Syria, gần căn cứ hải quân Tartus của Nga đã ghi nhận sự có mặt của biên đội tấn công tàu sân bay hạt nhân của Pháp.
Chưa dừng lại đó, ngoài biển Địa Trung Hải mà cụ thể là ngay sát lãnh hải Syria, gần căn cứ hải quân Tartus của Nga đã ghi nhận sự có mặt của biên đội tấn công tàu sân bay hạt nhân của Pháp.
Đáp lại hành động này, hải quân Nga đã cho 3 khinh hạm tên lửa 4.000 tấn thuộc Dự án 11356M lớp Đô đốc Grigorovich triển khai các hoạt động tập trận bắn đạn thật để uy hiếp tinh thần đối phương.
Đáp lại hành động này, hải quân Nga đã cho 3 khinh hạm tên lửa 4.000 tấn thuộc Dự án 11356M lớp Đô đốc Grigorovich triển khai các hoạt động tập trận bắn đạn thật để uy hiếp tinh thần đối phương.
Nhưng màn biểu dương lực lượng của Nga vẫn chưa dừng lại, trang Avia-pro mới đây cho biết, sau khi nhận lệnh, ngay lập tức 18 tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương đã được đưa ra biển để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Nhưng màn biểu dương lực lượng của Nga vẫn chưa dừng lại, trang Avia-pro mới đây cho biết, sau khi nhận lệnh, ngay lập tức 18 tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương đã được đưa ra biển để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Bộ chỉ huy  hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đã chứng minh sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang nước này, khi điều động tới 18 tàu chiến được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.
Bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đã chứng minh sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang nước này, khi điều động tới 18 tàu chiến được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.
"Vào ngày 26/3, 18 tàu chiến đã ngay lập tức rời khỏi căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đóng tại quân cảng Vladivostok", báo cáo cho biết.
"Vào ngày 26/3, 18 tàu chiến đã ngay lập tức rời khỏi căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đóng tại quân cảng Vladivostok", báo cáo cho biết.
Trong số các tàu rời khỏi căn cứ có tuần dương hạm Varyag; khu trục hạm Bystry, Đô đốc Vinogradov, Đô đốc Tributs; các tàu chống ngầm cỡ lớn; các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Sovetskaya Gavan, Metel; tàu đo lường Thống chế Krylov; tàu bệnh viện Irtysh; cùng với tàu tiếp tế.
Trong số các tàu rời khỏi căn cứ có tuần dương hạm Varyag; khu trục hạm Bystry, Đô đốc Vinogradov, Đô đốc Tributs; các tàu chống ngầm cỡ lớn; các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Sovetskaya Gavan, Metel; tàu đo lường Thống chế Krylov; tàu bệnh viện Irtysh; cùng với tàu tiếp tế.
Tạp chí Korabel.ru, trích dẫn bộ phận hỗ trợ thông tin của khu vực Primorsky đã tuyên bố vào ngày 28/3 rằng hải quân Nga bắt đầu cuộc tập trận ở Thái Bình Dương với sự tham gia của các tàu thuộc đơn vị bảo vệ mặt nước.
Tạp chí Korabel.ru, trích dẫn bộ phận hỗ trợ thông tin của khu vực Primorsky đã tuyên bố vào ngày 28/3 rằng hải quân Nga bắt đầu cuộc tập trận ở Thái Bình Dương với sự tham gia của các tàu thuộc đơn vị bảo vệ mặt nước.
Một trong số các nhóm tấn công hải quân này đang thực hiện những cuộc phóng tên lửa giả định vào biên đội tàu địch có điều kiện mà không thực hiện các vụ phóng thực tế, báo cáo của Lenta cho biết.
Một trong số các nhóm tấn công hải quân này đang thực hiện những cuộc phóng tên lửa giả định vào biên đội tàu địch có điều kiện mà không thực hiện các vụ phóng thực tế, báo cáo của Lenta cho biết.
Thông qua hành động trên, có lẽ hải quân Nga đang muốn khẳng định rằng mình vẫn còn là một thế lực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong thời gian qua các đối thủ đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Thông qua hành động trên, có lẽ hải quân Nga đang muốn khẳng định rằng mình vẫn còn là một thế lực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong thời gian qua các đối thủ đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, lực lượng tác chiến của hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga giờ đây đã thua sút rất nhiều nếu đặt cạnh hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản và nhất là Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, lực lượng tác chiến của hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga giờ đây đã thua sút rất nhiều nếu đặt cạnh hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản và nhất là Trung Quốc.
Tình trạng trên là do phần lớn tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đã ra đời từ thời Liên Xô, chúng cũ kỹ và xuống cấp nặng nề trong khi số lượng tàu chiến mới bổ sung hiện vẫn còn quá ít.
Tình trạng trên là do phần lớn tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga đã ra đời từ thời Liên Xô, chúng cũ kỹ và xuống cấp nặng nề trong khi số lượng tàu chiến mới bổ sung hiện vẫn còn quá ít.

GALLERY MỚI NHẤT