18 người sốc phản vệ khi chạy thận: Hé lộ sai phạm của 3 bị can

Kết luận giám định cho thấy mẫu nước trong vụ 18 người sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình có tồn dư hóa chất cao gấp hàng trăm lần mức cho phép.

18 người sốc phản vệ khi chạy thận: Hé lộ sai phạm của 3 bị can
Chưa nghiệm thu việc sửa chữa vẫn cho chạy thận
Liên quan tới vụ 18 người sốc phản vệ khi chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 8 người chết, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bị can, bắt 3 đối tượng Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) và 2 cán bộ Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình là Trần Văn Sơn (SN 1990) và Hoàng Công Lương (SM 1986).
Theo điều tra ban đầu, cuối tháng 4.2017, nhân viên Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình thấy đến định kỳ bảo dưỡng nâng cấp hệ thống lọc nước RO2 và RO mini để phục vụ tốt cho việc chạy thận nhân tạo nên đã đề xuất với Phòng vật tư bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO2 của khoa.
Sau khi tới kiểm tra, Trần Văn Sơn (cán bộ của Phòng Vật tư thiết bị y tế được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng đối với máy lọc) phát hiện hệ thống lọc nước RO số 2 bị hỏng bộ phận khởi động.
Ngày 25.5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn với nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 cho đơn vị này.
Công ty Thiên Sơn sau đó ký hợp đồng với công ty do Quốc làm giám đốc với nội dung bán, lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Sáng ngày 28.5, Quốc trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thực hiện hợp đồng. Đến khoảng 18h30 phút cùng ngày, Quốc gọi điện thoại cho Sơn thông báo đã sửa chữa, bảo dưỡng xong.
Do không có mặt tại đó nên Sơn đã gọi điện thoại cho chị Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng viên của Khoa Hồi sức tích cực và nói rằng, hệ thống nước đã sửa chữa, bảo dưỡng xong đề nghị chị khóa cửa phòng nước.
Sơn khẳng định với chị Điệp các thiết bị đã hoạt động bình thường, mai sẽ ký biên bản bàn giao.
Khoảng 7h sáng hôm sau (29.5), điều dưỡng viên của khoa Hồi Sức tích cực, đơn nguyên chạy thận nhân tạo là Nguyễn Thị Hậu nghe chị Điệp thông báo các thiết bị đã hoạt động bình thường, an toàn nên đã khởi động hệ thống lọc nước.
Chị Hậu quan sát thấy đồng hồ báo chỉ số an toàn nên để hệ thống tiếp tục hoạt động.
Khoảng 5 phút sau, bác sĩ Hoàng Công Lương là người được giao phụ trách chuyên môn, điều trị cho các bệnh nhân đến điều trị tới thăm khám.
Sau khi xác định các bệnh nhân đủ điều kiện chạy thận và thấy các điều dưỡng viên hoàn thành các thao tác chạy thử máy lọc thận, xả hết khí ở trong máy, chuẩn bị dịch, kim truyền thuốc, bác sĩ Lương đã ra y lệnh chạy thận cho bệnh nhân.
Đến khoảng 8h15 phút, 18 bệnh nhân đang điều trị lọc máy thì gặp sự cố. Hậu quả, 8 bệnh nhân chạy thận sau đó tử vong.
18 nguoi soc phan ve khi chay than: He lo sai pham cua 3 bi can
3 bị can bị bắt trong sự cố chạy thận 8 người tử vong. 
Đường ống dẫn nước vào máy lọc thận tồn dư hóa chất sục rửa
Theo kết quả trưng cầu giám định của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an): mẫu nước thu tại đầy cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13 các chỉ tiêu độ PH rất thấp; độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Floura cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép.
Theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo, hàm lượng Florua tối đa cho phép là 0,2mg/l. Tuy nhiên, các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn AAMI.
Ngoài 2 máy lọc thận trên, kết luận giám định còn cho thấy, mẫu nước tại các máy chạy thận nhân tạo khác, hàm lượng Florua đều vượt ngưỡng an toàn gấp hàng trăm lần.
18 nguoi soc phan ve khi chay than: He lo sai pham cua 3 bi can-Hinh-2
Cơ quan điều tra xá định một trong những nguyên nhân dẫn tới sự cố chạy thận làm 8 người chết là do sự tắc trách của các bị can. 

Căn cứ vào các tài liệu điều tra, cơ quan điều tra bước đầu xác định, Bùi Mạnh Quốc đã có hành vi vi phạm trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO.

Quốc đã sử dụng hóa chất Axít clohydric (HCL) và Axít Flohydric (HF) để sục rửa. Tuy nhiên, do cẩu thả nên sau khi sục sửa Quốc quên không xả 2 đầu vào máy làm tồn dư hóa chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận.

Sau khi sửa chữa, khử trùng hệ thống lọc nước RO số 2 Quốc không kiểm định mẫu nước. Mặc dù không xác định đượ nước đã đạt tiêu chuẩn hay chưa nhưng Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh vẫn bàn giao cho Sơn đưa vào sử dụng cho các bệnh nhân chạy thận.

Về phần Trần Văn Sơn, cơ quan điều tra làm rõ, đối tượng không thực hiện việc theo dõi, giám sát việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra vào ngày 28.5 như chức trách, nhiệm vụ được giao.

Sơn nhận thức được việc phải nghiệm thu an toàn mới được đưa vào sử dụng các thiết bị trên nhưng khi chưa nghiệm thu, chưa bàn giao cụ thể bằng văn bản, kiểm tra thực tế việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 thì Sơn vẫn thông báo cho điều dưỡng thiết bị hoạt động bình thường để chạy thận cho bệnh nhân.

Đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, cơ quan điều tra xác định, Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, biết việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO. Tuy nhiên, khi còn chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn hay không, bác sĩ này vẫn cho chạy thận cho các bệnh nhân.

Căn cứ chứng cứ, tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Binh đã khởi tố Bùi Mạnh Quốc về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”, Trần Văn Sơn về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, còn Hoàng Công Lương bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, theo Bộ Luật Hình sự.

Vụ 18 bệnh nhân sốc phản vệ: Thêm một người tử vong

Liên quan đến vụ 18 người bị sốc phản vệ ở Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hoà Bình, đến cuối giờ chiều nay đã có thêm 1 người tử vong.

Vụ 18 bệnh nhân sốc phản vệ: Thêm một người tử vong
Liên quan đến vụ 18 người bị sốc phản vệ ở Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hoà Bình, đến cuối giờ chiều nay đã có thêm 1 người tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 6 người. Bác sĩ Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, Sở Y tế đang chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tích cực cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân.

Sự việc xảy ra vào sáng ngày 29/5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Bệnh viện có 19 máy chạy thận nhân tạo thì thời điểm đó có 18 người cùng chạy, sau đó có biểu hiện giống như sốc phản vệ. 6 người đã tử vong. Số còn lại đang được các bác sĩ tích cực cấp cứu, điều trị.
Vu 18 benh nhan soc phan ve: Them mot nguoi tu vong
Ảnh minh họa
Theo BS Khánh, một êkíp các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã lên hỗ trợ cấp cứu cho các nạn nhân. Sở Y tế Hoà Bình đã chỉ đạo Bệnh viện tiếp tục cấp cứu các nạn nhân; đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự cố này. Ông Khánh cũng cho biết vụ việc cần phải có thời gian tìm hiểu.

Về phía Bộ Y tế, được biết cuối giờ chiều ngày 29/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết, Bộ Y tế đã nhận được thông tin đáng tiếc này và Bộ trưởng Bộ Y tế đã cử đoàn công tác lên Hòa Bình ngay trong chiều tối 29/5 để tìm hiểu thực tế về sự việc và triển khai các công tác hỗ trợ y tế để tiếp tục cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đoàn công tác do PGS.TS Lương Ngọc Khuê làm trưởng đoàn.

Thông tin ban đầu, có 18 bệnh nhân bị suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình. Nhưng chỉ sau 40 phút, cả 18 bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ. Dù đã được các y bác sĩ cấp cứu nhưng hiện tại đã có 6 bệnh nhân tử vong.

Ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, các bệnh nhân tử vong đều là bệnh nhân có bệnh suy thận mạn tính lâu năm và sức khoẻ yếu.

Chi tiết sốc phản vệ khiến 18 người chạy thận, 7 người tử vong

(Kiến Thức) - Vụ việc 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ khi đang chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình khiến 7 người tử vong đang được dư luận đặc biệt quan tâm, lo lắng. 

Chi tiết sốc phản vệ khiến 18 người chạy thận, 7 người tử vong
Vậy sốc phản vệ là gì mà có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng như vậy?
Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, nơi xảy ra vụ việc 18 nạn nhân bị sốc phản vệ khi đang chạy thận nhân tạo. Nguồn ảnh: Vietnamnet.
 Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, nơi xảy ra vụ việc 18 nạn nhân bị sốc phản vệ khi đang chạy thận nhân tạo. Nguồn ảnh: Vietnamnet. 

Món ăn bài thuốc cho người chạy thận nhân tạo

(Kiến Thức) - Sau vụ 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ, vấn đề được đặt ra ngoài việc lọc máu nhân tạo bệnh nhân chạy thận cần được chú trọng về dinh dưỡng.

Món ăn bài thuốc cho người chạy thận nhân tạo
Vụ việc 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ xảy ra ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình là môt tai biến y khoa hi hữu. Đối với bệnh nhân chạy thận, việc duy trì sự sống ngoài lọc máu nhân tạo thì dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng.
Vụ việc 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ xảy ra ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình là môt tai biến y khoa hi hữu. Đối với bệnh nhân chạy thận, việc duy trì sự sống ngoài lọc máu nhân tạo thì dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng.  
Mon an bai thuoc cho nguoi chay than nhan tao
Muốn tìm hiểu thêm về dinh dưỡng dành cho người chạy thận, có thể tham khảo những bài thuốc, món ăn sau đây. Bài thuốc bát vị: Bài thuốc này gồm phụ tử, nhục quế mỗi vị 3g; mẫu đơn bì, trạch tả, ngưu tất, mạch môn, sơn thù; sa tiền tử mỗi vị 4g; bạch phục linh, hoài sơn mỗi thứ 10g; 20g thục địa đem sắc lên uống. Ảnh: Báo sức khỏe đời sống. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.