17 câu nói triết lý rung động lòng người trong tiểu thuyết Kim Dung

Những câu nói triết lý tình yêu hay nhân sinh quan cuộc đời của cố nhà văn Kim Dung được đông đảo bạn đọc yêu thích.

17 câu nói triết lý rung động lòng người trong tiểu thuyết Kim Dung

Cố nhà văn Kim Dung là một trong những có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại. Trong sự nghiệp văn chương, ông có tổng cộng 15 truyện (14 tiểu thuyết, 1 truyện ngắn Việt Nữ kiếm).

Nói về sự nghiệp sáng tác của cố nhà văn, người mê tiểu thuyết đều biết tới hai câu thơ chữ Hán được ghép từ chữ đầu 14 tiểu thuyết của ông: “Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc. Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên” (tạm dịch: Tuyết bay liền trời bắn hươu trắng/ Cười sách thần hiệp dựa uyên xanh).

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung
Dù đã đi xa, nhưng những câu nói sâu sắc của cố nhà văn được truyền tải qua các cuốn tiểu thuyết để lại nhiều suy ngẫm cho các thế hệ khán giả. Tranh vẽ: Sohu. 

Trong tiểu thuyết của cố nhà văn, ông đưa ra những cái nhìn sâu sắc về nhân sinh quan, đối nhân xử thế qua những câu nói đầy tính triết lý đi vào lòng người. Mới đây, tờ Toutiao đã tổng kết đưa ra những câu nói triết lý sâu sắc nhất trong các tiểu thuyết của Kim Dung.

1. "Tất cả những thứ đó đều rất tốt, rất đẹp đẽ nhưng ta lại không thích" - Bạch mã khiếu Tây phong.

Đây là câu nói xuất hiện trong tiểu thuyết Bạch mã khiếu Tây phong. Truyện được chuyển thể thành phim 3 lần. Truyện kể về Lý Văn Tú, con gái của Bạch Mã Lý Tam và Kim Ngân Tiểu Kiếm Tam Nương Tử. Cha mẹ bị truy sát, Lý Văn Tú được con bạch mã cứu thoát và đưa tới một bộ tộc sinh sống.

Tại đây, cô vướng vào mối tình tay ba. Sau khi trải qua nhiều biến cố, Lý Văn Tú cưỡi bạch mã trở về Trung Nguyên lòng đầy tâm trạng. Câu nói cuối tác phẩm khiến nhiều phải suy nghĩ: "Tất cả những thứ đó đều rất tốt, đẹp đẽ nhưng ta lại không thích?" Câu hỏi không có câu trả lời cho cuộc tình tay ba của Lý Văn Tú cùng tâm trạng băn khoăn của cô khi trở về Trung Nguyên khiến nhiều người suy nghĩ.

2. "Tình bất tri sở khởi, nhất vãng tình thâm. Hận bất tri sở chung, nhất tiếu nhi mẫn" - Tiếu ngạo giang hồ.

Tạm dịch: Tình không biết bắt đầu tự bao giờ, mới thoáng chốc đã đậm sâu. Hận không biết sẽ về nơi chốn nào, vừa cười đã tan biến.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-2

Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh trong "Tiếu ngạo giang hồ" 2001.

3. A Tử từng hỏi Kiều Phong: "Tỷ ấy có gì tốt hơn ta? Tại sao tôi không thể sánh được với tỷ ấy? Vì sao chàng luôn nghĩ về tỷ ấy, không thể quên được tỷ tỷ". Kiều Phong đáp: "Ngươi cái gì cũng đều tốt, hơn nàng ấy mọi thứ. Ngươi chỉ có một khuyết điểm, ngươi không phải nàng ấy".

4. "Chỉ yếu hữu nhân đích địa phương tựu hữu ân oán, hữu ân oán tựu hội hữu giang hồ, nhân tựu thị giang hồ" - Tiếu ngạo giang hồ.

Tạm dịch: Chỉ cần nơi có người sẽ có ân oán. Có ân oán ắt sẽ có giang hồ. Con người chính là giang hồ.

5. "Ngã bất khổ, nhĩ hữu khổ thuyết bất xuất, na tài thị chân đích khổ".

Tạm dịch: Tôi chẳng lấy thế làm đau khổ cho lắm. Ngươi có mối sầu khổ trong lòng mà không nói ra được, đó mới thật sự là đau lòng.

Đây vốn là câu nói của Diệp Nhị Nương với Huyền Từ phương trượng trước khi chết trong Thiên long bát bộ.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-3

Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong "Thần điêu đại hiệp" bản 1995.

6. "Nhĩ tiều giá ta bạch vân tụ liễu hựu tán, tán liễu hựu tụ, nhân sanh li hợp, diệc phục như tư. Nhĩ hựu hà tất phiền não" - Thần điêu đại hiệp.

Tạm dịch: Ngươi hãy xem, những đám mây trắng tụ rồi lại tan. Chuyện ly hợp đời người cũng như vậy. Hà cớ gì phải phiền não.

7. "Yếu đề phòng nữ nhân phiến nhĩ, việt thị hảo khán đích nữ nhân việt hội phiến nhân".

Tạm dịch: Nhất định phải đề phòng nữ nhân. Nữ nhân càng xinh đẹp thì càng dễ lừa người", Ân Tố Tố - Ỷ Thiên Đồ Long ký.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-4

Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký" 2003.

8. "Tại giá thế thượng, hoan hỉ khoái hoạt nguyên, chỉ nhất hốt nhân thì quang, sầu khổ phiền não tài thị nhất bối tử đích sự" - Anh hùng xạ điêu.

Tạm dịch: Trên thế gian này, niềm vui và hạnh phúc chỉ là trong thoáng chốc, nhưng sầu khổ và phiền não lại là chuyện của cả một đời".

9. "Nam tử hán đại trượng phu, đệ nhất luận nhân phẩm tâm tràng, đệ nhị luận tài can sự nghiệp, đệ tam luận văn học võ công" - Thiên Long bát bộ.

Tạm dịch: Nam tử hán đại trượng phu, thứ nhất luận bụng dạ nhân phẩm, thứ hai luận tài cán sự nghiệp, thứ ba luận văn chương võ công.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-5

Quách Tĩnh và Hoàng Dung trong "Anh hùng xạ điêu" 1983.

9. "Nhĩ hỉ hoan nhất cá nữ tử, na thị yếu nhượng tha tâm lí cao hưng, vi đích thị tha, bất thị vi nhĩ tự kỉ" - Lộc đỉnh ký

Tạm dịch: Ngươi thích một nữ nhân, hãy làm cho nàng ấy hạnh phúc. Cho nàng ấy, không phải cho chính ngươi.

10. "Đạn chỉ hồng nhan lão, sát na phương hoa thệ, dữ kỳ thiên nhai tư quân, luyến luyến bất xá, mạc nhược tương vong vu giang hồ" - Thiên long bát bộ.

Tạm dịch: Hồng nhan mới thoáng chốc thành kẻ bạc đầu, hương thơm cỏ hoa chỉ còn lại khoảnh khắc. Ở nơi phương xa vẫn nhớ đến người, quyến luyến chẳng muốn rời xa, chi bằng cùng nhau lãng quên chốn giang hồ.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-6

Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên trong phim "Thiên long bát bộ" 2003.

11. "Như quả nhĩ thâm thâm ái trứ đích nhân, tức thâm thâm đích ái thượng liễu biệt nhân, hữu thập yêu pháp tử" - Bạch mã khiếu tây phong.

Tạm dịch: Nếu như ngươi yêu thương say đắm một người, nhưng người đó lại yêu một người khác, có thể làm được gì đây?

12. "Thế thượng tối bảo quý chi vật, nãi thị lưỡng tâm tương duyệt đích chân chánh tình ái, quyết phi giới trị liên thành đích bảo tàng" - Tuyết sơn phi hồ.

Tạm dịch: Điều quý giá nhất trên đời này là tình yêu đích thực giữa hai trái tim, chứ chẳng phải bảo vật vô giá nào.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-7

"Anh hùng xạ điêu" 1983 của cố diễn viên Ông Mỹ Linh.

13. "Tuệ cực tất thương, tình thâm bất thọ, cường cực tắc nhục, khiêm khiêm quân tử, ôn nhuận như ngọc" - Thư kiếm ân cừu lục.

Tạm dịch: Thông minh quá ắt tổn thương, tình sâu đậm thường chẳng dài lâu. Kiên cường quá ắt chịu nhục, kẻ quân tử nên khiêm tốn, ấm áp ôn nhu như ngọc.

14. "Loạn thế chi tế, nhân bất như cẩu" - Anh hùng xạ điêu.

Tạm dịch: Thời thế loạn lạc, người không khác gì chó.

15. "Nhân sanh tại thế, khứ nhược triêu lộ, hồn quy lai hề, ai ngã hà bi" - Thiên long bát bộ.

Tạm dịch: Người sống trên đời, khi chết đều như sương sớm tan nhanh, hồn quay trở về, bao nỗi buồn sầu.

16. "Giá ta tuyết hoa lạc hạ lai, đa yêu bạch, đa yêu hảo khán. Quá kỉ thiên thái dương xuất lai, mỗi nhất phiến tuyết hoa đô biến đắc vô ảnh vô tung, đáo đắc minh niên đông thiên, hựu hữu hứa hứa đa đa tuyết hoa, chỉ bất quá dĩ bất thị kim niên giá ta tuyết hoa bãi liễu" - Thần điêu đại hiệp.

Tạm dịch: Những bông tuyết rơi xuống, vừa tươi đẹp, tinh khôi biết mấy. Khi mặt trời chiếu sáng, từng bông tuyết không còn dấu vết. Tới mùa đông năm sau, sẽ lại có rất nhiều bông tuyết, nhưng đó không phải những bông tuyết của năm nay mà thôi.

17 cau noi triet ly rung dong long nguoi trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-8

Dương Quá do Cổ Thiên Lạc đóng trong bản phim 1995.

17. "Tòng kim dĩ hậu, khả biệt thái khinh dịch đáp ứng nhân gia, thế thượng hữu hứa đa sự tình, khẩu trung tuy nhiên đáp ứng liễu tức thị vô pháp bạn đáo đích ni" - Phi hồ ngoại truyện.

Tạm dịch: Từ nay đừng dễ dàng hứa hẹn với người đời. Trên đời này, có rất nhiều điều dù đã hứa nhưng vẫn không thể thực hiện được.

5 đại cao thủ lợi hại nhất trong Kim Dung: Trương Tam Phong số mấy?

Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong đều là nhân vật được yêu thích nhất trong các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung, nhưng họ lại không phải là những cao thủ mạnh nhất.

5 đại cao thủ lợi hại nhất trong Kim Dung: Trương Tam Phong số mấy?

Tiêu Dao Tử

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?
Mỗi loại võ công của Tiêu Dao Tử đều vượt qua cảnh giới của thường nhân.

Tiêu Dao Tử là người sáng lập ra phái Tiêu Dao trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Ông đã mất trong bối cảnh trước khi Thiên Long Bát Bộ diễn ra, và chỉ xuất hiện qua các lời kể của đệ tử ông như Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy.

Mọi võ học của phái Tiêu Dao đều do Tiêu Dao Tử tự sáng tạo ra và được xem như là vượt xa cảnh giới của thường nhân như: Bắc Minh Thần Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Tiểu Vô Tướng Công, Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công.

Những môn võ công này đều thuộc hàng kỳ dị, độc nhất vô nhị và vô cùng lợi hại thuộc hàng bậc nhất. Trong Thiên Long Bát Bộ, những nhân vật chỉ cần học được một trong các môn võ này đều thuộc hàng cao thủ nức tiếng trên giang hồ.

Độc Cô Cầu Bại

Nhân vật chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, mà chỉ được nhắc đến qua lời kể của các nhân vật. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ và Thần Điêu Hiệp Lữ, Độc Cô Cầu Bại qua lời kể của Phong Thanh Dương và Dương Quá, được mô tả là cao thủ số một võ lâm và chưa bao giờ biết mùi thất bại.

Tuyệt thế võ công mà Độc Cô Cầu Bại sở hữu là Độc Cô Cửu Kiếm do chính ông sáng tạo ra. Phong Thanh Dương được cho là nhân vật duy nhất luyện được Độc Cô Cửu Kiếm đến cảnh giới cao nhất, được xếp vào 1 trong 3 đại cao thủ của Tiếu Ngạo Giang Hồ. Lệnh Hồ Xung chỉ luyện Độc Cô Cửu Kiếm một thời gian ngắn nhưng đã trở thành cao thủ kiếm thuật, thậm chí đánh bại cả những truyền nhân của Tịch Tà Kiếm Phổ như Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi.

Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Dương Quá không học kiếm thức của Độc Cô Cửu Kiếm, nhưng dựa theo kiếm ý của Độc Cô Cầu Bại để tu luyện, sau cũng trở thành nhân vật có nội công thâm hậu bấc nhất trong Thần Điêu Hiệp Lữ.

Hoàng Thường

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-2
Bằng kiến thức uyên thâm, Hoàng Thường đã ngộ ra chân lý võ học và viết nên Cửu Âm Chân Kinh.

Người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung chắc chắn không xa lạ với đại cao thủ Hoàng Thường, người viết nên cuốn Cửu Âm Chân Kinh lừng danh trong bộ Xạ Điêu Tam Bộ Khúc.

Hoàng ThườngHoàng Thường vốn là một quan văn trong triều, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tạng. Nhờ đó, ông học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia. Sau khi ẩn cư trên núi nghiên cứu võ học, ông đã nghiên cứu 384 bác trong 64 quẻ. Gồm 192 bác Âm và 192 bác Dương. Ông kết hợp tạo thành bộ võ học vang danh này.

Hậu thế sau này học được Cửu Âm Chân Kinh cũng đều là tuyệt thế cao thủ, với nội công thâm hậu, như Quách Tĩnh hay Dương Quá. Âu Dương Phong luyện ngược Cửu Âm Chân Kinh thậm chí còn khiến võ công thăng tiến vượt bậc, trở thành cao thủ số 1 trong Hoa Sơn luận kiếm lần 2.

Tảo Địa Tăng

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-3
Tảo Địa Tăng, vị đại sư bí ẩn nhưng võ công đạt tới cảnh giới thượng thừa.

Cao Tăng bí ẩn trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ. Canh giữ Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự suốt 40 năm, đã đọc qua toàn bộ kinh thư được lưu trữ ở cấm địa này.

Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn danh bất hư truyền là thế nhưng không chịu nổi hai chưởng từ Tảo Địa Tăng. Khi Tiêu Phong tung Giáng Long Thập Bát Chưởng, vị cao tăng dễ dàng hóa giải. Chừng đó đủ để thấy vô danh thần tăng đạt đến cảnh giới võ công thượng thừa.

Trương Tam Phong

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-4
Trương Tam Phong được xem là bậc bắc đẩu của võ lâm Trung Nguyên.

Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, xuất hiện trong phần cuối của Thần Điêu Hiệp Lữ cho đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Ông là sư tổ của phái Võ Đang và cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử.

Kim Dung miêu tả ông là bậc bắc đẩu trong võ lâm, đã ngoài 100 tuổi, nội công đạt đến "lô hỏa thuần thanh" (lửa trong lò đã hóa màu xanh, ngụ ý chỉ cảnh giới tối cao).

Những năm cuối đời, Trương Tam Phong sáng tạo nên loại võ công có tên Thái Cực Thần Công, lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Thái Cực Thần Công được chia làm hai loại là Thái Cực Kiếm và Thái Cực Quyền, đây cũng là võ công mà Trương Tam Phong tâm đắc nhất trong cuộc đời của mình.

Mỹ nhân nào trong truyện Kim Dung khi che mặt vẫn đẹp hút hồn?

Mặc dù che giấu khuôn mặt dưới một lớp khăn mỏng, nhưng Nhậm Doanh Doanh và Mộc Uyển Thanh vẫn hút hồn người khác bởi vẻ bí ẩn.

Mỹ nhân nào trong truyện Kim Dung khi che mặt vẫn đẹp hút hồn?
My nhan nao trong truyen Kim Dung khi che mat van dep hut hon?
 1. Nhậm Doanh Doanh: Nếu ai đã là fan của truyện kiếm hiệp Kim Dung thì ắt hẳn cái tên Thánh cô Nhậm Doanh Doanh sẽ vô cùng quen thuộc. Nhậm Doanh Doanh là nhân vật nữ chính trong bộ Tiếu ngạo giang hồ. 

Kẻ tiểu nhân nhất trong Thần điêu đại hiệp của Kim Dung là ai?

Nếu nhìn bề ngoài, Công Tôn Chỉ là một người nho nhã, hiền hòa, nhưng cái vẻ bề ngoài ấy lại “tiềm ẩn” một  kẻ tiểu nhân nhất trong các nhân vật của Kim Dung.

Kẻ tiểu nhân nhất trong Thần điêu đại hiệp của Kim Dung là ai?

Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, vợ chồng Công Tôn Chỉ Cốc là chủ của Tuyệt Tình cốc, một vùng đất được mệnh danh là "Thiên đường giữa trần gian", với phong cảnh hữu tình, thơ mộng.

Ke tieu nhan nhat trong Than dieu dai hiep cua Kim Dung la ai?

Đọc nhiều nhất

Tin mới