Chuyện hiếm gặp: Tên tội phạm dùng trực thăng để vượt ngục
Tên tù nhân người Pháp Pascal Payet được bình chọn là tù nhân "cá tính" nhất khi chỉ vượt ngục bằng trực thăng riêng.
|
Pascal Payet và phương tiện bỏ trốn khỏi tù. |
Pascal Payet sinh ngày 7/7/1963 là một tù nhân người Pháp, có được danh tiếng của mình vì những lần vượt ngục không tưởng bằng trực thăng. Payet bị giam 30 năm tù sau khi cướp một xe chở tiền năm 1997 và làm một nhân viên bảo vệ thiệt mạng.
Chỉ dùng trực thăng để vượt ngục
Sinh ra ở Montpellier, Payet sống phần lớn thời gian ở Lyon trước khi định cư ở Marseille. Năm 1988, tên này bị cáo buộc tấn công có tổ chức và một lần nữa bị buộc tội năm 1993 vì tội tòng phạm. Ngày 20.11.1997, Payet tham gia vào cuộc tấn công có vũ khí đoàn xe chở tiền của Ngân hàng Trung ương Pháp ở Salon-de-Provence. Một sĩ quan thiệt mạng trong cuộc đụng độ. Payet bị bắt cùng Eric Alboreo tại Paris tháng 1.1999.
Tháng 10.2001, Payet trốn thoát khỏi nhà tù ở làng Luynes bằng chiếc trực thăng cướp được cùng tù nhân Frederic Impocco. Sau đó 6 ngày, Impocco bị bắt và tra khảo ở Paris. Payet cũng bị bắt lại sau đó.
Năm 2003, Payet tổ chức một cuộc vượt ngục khác từ nhà tù Luynes, lần này là với với Franck Perletto, Michel Valero và Éric Alboreo – đồng phạm với Payet năm 1997 trong vụ tấn công xe chở tiền. Chúng đều bị bắt 3 tuần sau đó.
Năm 2005, Payet bị phạt 30 năm tù vì liên quan tới vụ giết người năm 1997 tại Salon-de-Provence. Tháng 12.2005, Payet viết một lá thư mở trên blog cá nhân với tiêu đề: “Truyền kỳ quá trình chuyển tù của tôi”, trong đó tên này chỉ trích điều kiện giam giữ quá tồi tệ trong tù. Trước khi viết thư, Payet đã biểu tình bằng cách tuyệt thực tại nhà tù ở Metz khi bị chuyển ngục 9 lần trong 30 tháng.
|
Cảnh sát bắt giữ Payet năm 2007 ở Pháp. |
Tháng 1.2007, hắn thú nhận đã tổ chức cuộc vượt ngục năm 2003 và bị kết án thêm 7 năm tù nữa vì tội danh này. Những kẻ tòng phạm với Payet bị xử thêm 3 năm. Âm mưu trốn thoát năm 2001 của Payet khiến y bị kéo dài thêm 6 năm nữa trong tù.
Tới năm 2007, Payet vẫn là tù nhân được giám sát chặt nhất trên toàn nước Pháp và không bao giờ được giam giữ ở một nhà tù quá nửa năm. Payet được xếp vào hạng “tù nhân được yêu cầu giám sát đặc biệt” và bị nhốt trong một phòng biệt giam.
Mặc dù các biện pháp nghiêm ngặt như vậy nhưng ngày 14.7.2007, trùng ngày kỉ niệm chiến thắng Bastille vĩ đại, 4 người đàn ông lạ mặt đã cướp một chiếc trực thăng từ sân bay Cannes. Chúng sử dụng phương tiện này để giải thoát Payet khỏi ngục giam tại Grasse.
Chiếc trực thăng đậu gần Brignoles, cách thành phố Toulon 38 km về phía đông bắc. Tại đây, chúng đậu trên mái nhà, xâm nhập nhà tù và cứu Payet. Sau đó, phi công lái máy bay tới một khu đất trống. 4 tên tội phạm bỏ trốn và phi công bảo toàn tính mạng. Người này nói: “Chúng bảo tôi rằng nếu nghe lệnh thì không làm hại tôi”. Phi công này không biết mình may mắn thế nào khi chở theo tên tội phạm đang bị phạt 30 năm tù vì tội cướp của, giết người.
Cuộc vượt ngục diễn ra trong vòng chưa đầy 5 phút Payet, những đồng phạm đã trốn thoát và phi công được an toàn. Hai ngày sau, lệnh bắt giam toàn châu Âu được công bố.
|
Dẫn giải nghi phạm chuyên dùng trực thăng bỏ trốn ở Pháp. |
Đến nay, người ta vẫn không biết Pascal Payet đã lên kế hoạch tẩu thoát từ khi nào và hắn đã liên lạc với đồng bọn bằng cách nào. Đây được xem là lần vượt ngục táo tợn nhất ở Pháp trong lịch sử. Sở dĩ nói như vậy vì khi chiếc máy bay trực thăng vừa hạ cánh xuống nóc nhà tù Grasse, người ta đã nhìn thấy Pascal Payet đứng ở đó từ khi nào và nhanh chóng bước lên máy bay, rời khỏi hiện trường trước sự kinh ngạc của cả nhân viên quản giáo và những tù nhân khác.
Bí mật nơi giam giữ
Ngày 21.9.2007, tại thị trấn Mataro, ngoại ô miền bắc Barcelona, Tây Ban Nha, Payet bị bắt giữ. Payet bị đưa trở lại Pháp vào tháng 10.2007 cùng hai tòng phạm là Alain Armato và Faris Ouassou. Tên này bị giam ở một nơi bí mật vì lí do an ninh. Sau đó một năm, Payet bị kết án 15 năm tù và không được tha trước thời hạn vì hàng loạt tội trạng như tấn công, cướp vũ trang trong thời gian giam giữ.
|
Payet dành phần lớn tuổi thanh xuân trong tù. |